Home » Thế giới, Tiêu Điểm » Cảnh sát Hồng Kông chiếm lại con đường chính bằng bạo lực

canh sat

Cảnh sát bắt đầu đánh đập những người biểu tình ủng hộ dân chủ sau khi họ chiềm đóng thành công con đường Lung Wo, một trong những huyết mạch giao thông quan trọng ở Hồng Kông – 14/10/2014

Hàng trăm cảnh sát đã tiến vào một con đường và đường hầm mới bị chiếm đóng gần đây. Cảnh sát phá thủng các rào chắn và hỗn chiến với những người biểu tình ủng hộ dân chủ. Cuối cùng, họ đã đẩy người biểu tình lui về vị trí bị chiếm đóng từ chiều ngày 14/10.

Đây là cuộc trả đũa cứng rắn và chóng vánh đối với cuộc chiếm đóng của người biểu tình trên con đường huyết mạch nối liền đảo Hồng Kông với phần lớn thành phố Hồng Kông, trong đó có đảo Cửu Long và phần đại lục. Vài giờ sau khi chiếm đóng, cản sát đã bắt đầu tấn công người biểu tình. Cảnh sát có đầy đủ vũ khí trong tay, bao gồm kìm cắt thép, khiên, bình xịt hơi cay, và dùi cui,…

Trọng tâm của cuộc đối đầu chuyển sang đường Lung Wo vào tối muộn ngày thứ Ba, bởi trước đó, người biểu tình đã thực hiện một cuộc tấn công bất ngờ và thiết lập các rào cản để đáp trả cảnh sát khi họ bị buộc phải rời một địa điểm quan trọng khác là đường Kim Chung (Queensway) buổi sáng cùng ngày.

Sau đó, vào khoảng 3 giờ sáng, cảnh sát đã đột kích vào khu vực người biểu tình.

Với khiên và dùi cui trong tay, cảnh sát tràn vào theo hai hướng trong thế gọng kìm. Những ai không chịu lùi bước sẽ bị la hét và sau đó là bị xô đẩy. Nếu người biểu tình vẫn không chịu nhúc nhích, cảnh sát sẽ sử dụng đến dùi cui. Một số người còn bị tấn công bằng hơi cay.

Một người đàn ông ngã xuống trên lối đi bộ lát đá. Có ít nhất hai cảnh sát ấn đầu gối lên mặt và lưng của ông. Ngay sau đó, một viên cảnh sát thứ ba hoặc thứ tư đến và đá vào đầu ông. Ông còn bị la hét và có lẽ, cuối cùng ông đã được lôi đi khỏi hiện trường—vào lúc đó, cảnh sát đã hoàn toàn loại bỏ các phóng viên đang tác nghiệp.

Nhìn chung, cảnh sát đã cảnh báo trước về việc họ sẽ sử dụng vũ lực. Những nữ cảnh sát đóng vai trò như người hòa giải để khuyến khích đám đông tiếp tục di rời và không phải gánh chịu cơn thịnh nộ từ những nhóm cảnh sát lớn hơn.

Từ một đầu khác của đường hầm, cảnh sát đối đầu với bức tường tạo thành bởi các sinh viên cầm ô. Cảnh sát đã vung dùi cui tấn công và dùng tay lôi kéo người biểu tình. Họ cũng quát tháo không cho phóng viên có cơ hội lại gần nhằm ngăn không cho báo chí ghi lại cảnh bạo lực.

Chỉ trong vòng một giờ đồng hồ, cảnh sát đã hoàn toàn đẩy bật được người biểu tình ra khỏi đường Lung Wo và họ bị đẩy lùi trở lại khu vực chiếm đóng trong hơn hai tuần trước đó.

Tình thế đột ngột chuyển biến và phương pháp mà cảnh sát sử dụng đã khiến rất nhiều người tham gia cảm thấy mất mát.

“Tôi thấy cảnh sát đánh đập người biểu tình, bao gồm cả phụ nữ, bằng vũ lực khủng khiếp. Họ còn sử dụng cả hơi cay. Chúng tôi rất thất vọng. Thực sự là như vậy” – Lee Ki, 21 tuổi, sinh viên kỹ thuật.

Cô nói tiếp: “Chúng tôi cần [chiếm đóng] đường phố này để đạt được cuộc đối thoại với chính phủ. Và bây giờ, chúng tôi chẳng còn gì cả”.

Kể từ cuối tháng 9, sinh viên và những người ủng hộ họ đã không ngừng kêu gọi chính phủ Hồng Kông chấp thuận một cuộc đối thoại chính thức về khả năng thực hiện chế độ dân chủ ở Hồng Kông vốn đang bị thao túng bằng mệnh lệnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Hồng Kông từng là thuộc địa của Anh, nhưng sau đó được trao lại cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1997 cùng với lời hứa dân chủ sẽ dần dần được thiết lập, quyền tự trị được bảo lưu, và hệ thống xã hội của Hồng Kông sẽ không thay đổi trong 50 năm.

Nhưng những người biểu tình cho rằng các quyết định gần đây của Bắc Kinh đang thay đổi hiện trạng đó, và những chính sách chính phủ đưa ra trong hơn một thập kỷ qua chỉ nhằm hạn chế quyền tự trị của Hồng Kông.

“Lúc đầu tôi không ủng hộ việc chiếm đóng đường Lung Wo. Nhưng mọi người đều đến, nên tôi cũng tới đó” – Tim Fong, 21 tuổi, hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm cho biết.

Theo lời anh Fong, người biểu tình vô cùng thất vọng khi đường Lung Wo bị lấy lại, nhưng anh không đồng ý khi một số người biểu tình nguyền rủa cảnh sát “và nguyền rủa cha mẹ họ”.

Sau hành động của cảnh sát, đám đông người biểu tình nhìn chung đã khuất phục. Calvert Law, nhà xuất bản 40 tuổi, nói: “chính phủ tỏ rõ rằng họ sẽ không đưa ra bất cứ lý lẽ nào. Tôi đã hoàn toàn mất hết hi vọng. Đúng là chính phủ này quá ư máu lạnh”.

Matthew Robertson

Theo vietdaikynguyen


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc