Home » Chuyện lạ, Giải trí, Tiêu Điểm » Bầu trời thành phố cổ Tây An xuất hiện rồng bay lượn (video)?
Hai con rồng màu trắng bỗng nhiên xuất hiện trong những đám mây trên thành phố cổ Tây An một khoảng thời gian dài, hình ảnh được chụp cắt ra từ đoạn video của cư dân mạng. (chụp hình từ mạng)

Hai con rồng màu trắng bỗng nhiên xuất hiện trong những đám mây trên thành phố cổ Tây An một khoảng thời gian dài, hình ảnh được chụp cắt ra từ đoạn video của cư dân mạng. (chụp hình từ mạng)

Hàng nghìn năm nay tại Trung Quốc luôn luôn đều có rất nhiều những câu truyện truyền thuyết về Rồng. Trong đó cũng có không ít các câu chuyện kể về Rồng hiển hình hay ẩn mình, có thể biến lớn thu nhỏ, mùa đông bay lên trời, mùa thu ẩn xuống nước, có thể hô phong hoán vũ, không gì là không làm được. Trong thần thoại xưa nay Vua Rồng luôn là chủ nhân thật sự của thế giới dưới nước, là hình tượng biểu trưng đem lại may mắn cho dân gian, trong thời Cổ đại nó luôn được coi là hiện thân quyền lực của các bậc Đế vương.

Vậy thế giới này có thực sự tồn tại Rồng không? Gần đây, một đoạn video quay cảnh Rồng bay lượn trên bầu trời thành phố cổ Tây An đã được một cư dân mạng đến từ Đại Lục quay và truyền tải rộng rãi trên mạng. Sự việc kỳ lạ này xảy ra tại ngày 1 tháng 9 năm 2010, đêm hôm đó hai con rồng đã xuất hiện uốn lượn theo hình xoắn ốc qua lại nhiều vòng trong những đám mây đã khiến cho những người dân địa phương chứng kiến đều thấy tò mò, nhiều người sau khi xem xong đoạn phim đều cảm thấy kinh ngạc pha lẫn sửng sốt.

Trở lại năm 2008, tại vùng phía tây của hồ Cao Bưu thuộc thành phố Cao Bưu tỉnh Giang Tô trước khi cơn bão tới cũng xuất hiện cảnh tượng kỳ vĩ “rồng hút nước”, và nó cũng đã được quay lại bởi một cư dân mạng.

Báo cáo: Những sự kiện có liên quan được ghi lại và những truyền thuyết về Rồng

Trong truyền thuyết Trung Quốc cổ đại Rồng được coi là một điềm mang đến sự thay đổi tốt, là một loài động vật kỳ diệu có lợi cho vạn vật, đứng đầu tất cả các loài vật, đứng đầu tứ linh chính là Rồng, Phượng, Lân, Rùa. Trong các sách cổ thư cũng từng mô tả về những hình dạng khác nhau của nó. Có nơi thì miêu tả Rồng với hình ảnh thanh mảnh có 4 chân, đầu ngựa đuôi rắn, nơi thì ghi lại rằng nó có thân bọc vảy, có 5 móng vuốt ở chân, đầu có sừng.

Trong quyển “Bản thảo cương mục” tuyên bố “Rồng có chín loại tương tự”, nó có các đặc điểm của nhiều loài động vật khác. Tên gọi cũng rất đặc thù, con có vảy gọi là Giao long, con có cánh gọi là Ưng long, con có sừng gọi là Li long, không sừng gọi là Cầu [long]. Con nhỏ gọi là Thuồng luồng, con to gọi là Rồng.

Trong mỗi Triều đại chính sử tại các địa phương quận huyện, phàm là Rồng xuất hiện thường được coi là sắp có sự kiện lớn xảy ra, nó sẽ được ghi lại trong cuốn Biên niên sử. Như là Kiến An thời Đông Hán hai mươi bốn năm, Rồng vàng đã xuất hiện tại Xích Thủy Võ Dương, sau 9 ngày lưu lại đã rời đi; năm Đông Tấn Vĩnh Hòa ( năm 345) tháng tư, có 2 con Rồng một trắng một đen xuất hiện tại Long Sơn, v.v..

Trong thời cận đại cho đến bây giờ cũng có không ít những giai thoại và thông tin lạ về việc Rồng xuất hiện tại nhân gian. Trong đó sự kiện “ Rồng rơi Dinh Khẩu” là một câu chuyện nổi tiếng gây xôn xao dư luận nhất vào mùa hè năm 1934. Vào thời điểm đó, khu vực Dinh Khẩu thuộc tỉnh Liêu Ninh Liêu Hà Bắc Cảng người ta đã tìm thấy được một con Rồng bị rơi xuống đất, trên đầu có hai cái sừng, ở phần bụng có bốn bàn chân dài, “Thời báo Thịnh Kinh” tại địa phương lúc đó đã đăng tin tức báo cáo kèm theo bức ảnh với tiêu đề “cái xác chết khô của thuồng luồng”, sau đó nhiều báo cáo khác liên tiếp được công bố, được chuyên gia thủy sản cho là thuồng luồng. Năm 2004, ông Tôn Chính Nhân 81 tuổi là một trong những người chứng kiến tận mắt đã cung cấp bộ sưu tập riêng của mình với 5 mảnh xương cũ, sau đó các nhà sử học địa phương cũng đã có cuộc phỏng vấn với hai nhân chứng khác, mô tả chi tiết sự kiện.

3 anh chị em nhà Lý Tân Sinh chuyên vẽ tranh hoạt họa ở Bắc Kinh khi còn là thiếu niên đều đã được nhìn thấy bức “Xương Rồng” tại triển lãm do hải quan ở Tây Hồ Bắc tổ chức. Lý Tân Sinh đã mô tả tại tờ “Nhật Báo Dinh Khẩu” rằng nó rất dài, có chiều dài khoảng 2 đến 3 trượng, tầm 10m, dựng đứng. Xương sống hướng lên trên không giống như cá. Điều kỳ lạ là ở trên đầu nó lại có sừng, bất kỳ loài nào thuộc họ dưới nước đều không có sừng. “

Trong dân gian Bắc Kinh thường đồn đại rằng tại Bắc Tân Kiều có một giếng Rồng, khi Nhật Bản còn xâm chiếm TQ và Cách mạng Văn hóa vì kéo ra vòng sắt mà đã làm kinh động đến lão Rồng.

Tháng 6 năm 2014, truyền thông Nội Mông Cổ báo cáo rằng, ở khu Ô Lương Tố thuộc Ô Lạp Đặc Tiền Kỳ, một người dân chài lưới biển tên là Vương Nhị Long khi đang đánh bắt cá, đã bắt được một con Rồng trắng dài 3 m. Từ những bức ảnh được lưu hành trên mạng người ta thấy rằng nó có hình dạng giống hệt con Rồng vốn tồn tại trong truyền thuyết .

Ngoài những điển cố được ghi lại cùng với các truyền thuyết khác về Rồng, chỉ nói về những mẫu vật lý có liên quan đến, ở Osaka, Nhật Bản tại Thụy Long Tự trưng bày một mẫu vật phẩm có hình Rồng con. Con Rồng này được cho là có từ triều đại nhà Minh do một ngư dân Trung Quốc bắt được trên sông, sau đó được một thương nhân Nhật Bản đem về thông qua cảng Trung Quốc, được các nhà sưu tầm qua các thời đại mua lại, cuối cùng mẫu vật này lại được tặng lại cho Thụy Long Tự, đến hôm này đã lưu lại được hơn 370 năm

Nguồn: vietdaikynguyen.com

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc