Home » Tiêu Điểm » Chuyên gia đoán định về những bí mật của Chu Vĩnh Khang
 

Chu Vĩnh Khang, cựu ủy viên thường trực Bộ Chính Trị, tại Đại Lễ Đường Nhân Dân ngày 3/3/2011, ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ông Chu đã bị ĐCS Trung Quốc cách chức và tuyên bố 6 tội danh, trong đó có tội “tiết lộ bí mật của Đảng và Nhà nước”. Chính quyền Trung Quốc đã chính thức tuyên bố vụ án này vào ngày 5/12 vừa qua. (Feng Li/Getty Images)

Cựu trùm an ninh của Trung Quốc, Chu Vĩnh Khang, đã bị kết tội tiết lộ bí mật quốc gia, và các chuyên gia Trung Quốc đang đoán định xem đó là những bí mật gì.

Vào nửa đêm ngày 5/12, cơ quan ngôn luận nhà nước Tân Hoa Xã đã đưa ra thông báo rằng ông Chu bị loại khỏi Đảng CS Trung Quốc do một số tội danh, trong đó có vi phạm nguyên tắc Đảng, lợi dụng quyền lực để thu lợi bất chính, nhận hối lộ, lạm dụng quyền lực, gây thiệt hại tài sản nhà nước, và “tiết lộ bí mật của Đảng và Nhà nước”.

Ông Chu từng là một trong những người quyền lực nhất Trung Quốc. Ông từng đứng đầu cơ quan an ninh của Đảng, nơi quản lý tất cả bộ máy an ninh đất nước, bao gồm 1.5 triệu cảnh sát vũ trang nhân dân. Từng là cựu ủy viên thường trực Bộ Chính trị, cơ quan cao nhất của Đảng CS, ông Chu là quan chức cộng sản cao cấp nhất bị cách chức kể từ khi Cách mạng Văn hóa năm 1976 kết thúc.

Vì có vị trí quyền lực cao như vậy, nên ông Chu tiếp cận được nhiều bí mật nhà nước. Các chuyên gia ở Trung Quốc đã suy đoán những bí mật mà ông Chu bị buộc tội tiết lộ.

Thông tin Tài chính

Học giả nổi tiếng về các chế độ độc tài, ông Chung Ủy Quách ở Đức đã nói với Đại Kỷ Nguyên rằng “những bí mật” có thể là các thông tin tài chính của các lãnh đạo Đảng CS Trung Quốc khác đã bị tiết lộ cho truyền thông bên ngoài Trung Quốc.

Tháng 6/2012, Bloomberg đưa tin tiết lộ sự giàu có của gia đình ông Tập Cập Bình – lúc đó là Phó Chủ tịch Đảng CS và là ứng viên Chủ tịch Đảng vào tháng 11/2012.

Tháng 10/2012, Tờ Thời báo New York chạy một bài báo về sự giàu có của gia đình cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo, sau đó David Barboza, tác giả bài viết, đã đạt giải thưởng Pulitzer.

Ông Chung nói rằng Chu Vĩnh Khang có thể dùng cách tiết lộ thông tin tài chính như một chiến lược để tấn công các lãnh đạo khác trong cuộc tranh giành quyền lực Đảng CS Trung Quốc. Ông Chu là nhân vật cao nhất trong phe trung thành với cựu Chủ tịch Đảng Giang Trạch Dân.

Vào mùa hè và mùa thu năm 2012, cả hai ông Ôn Gia Bảo và Tập Cập Bình đều là kẻ thù chính trị của phe ông Giang. Ôn Gia Bảo đóng vai trò hàng đầu trong việc thúc đẩy điều tra Bạc Hy Lai, một thành viên của phe ông Giang. Ông Tập, người lãnh đạo tiếp theo trong Đảng, là rào cản cho phe ông Giang tiếp tục nắm giữ quyền lực Đảng.

Sự giàu có của các lãnh đạo Đảng được xem là thông tin rất nhạy cảm – Đảng hiểu rất rõ rằng những thông tin như vậy sẽ khiến người dân vô cùng oán giận. Các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng các bài viết trên Thời báo New York và Bloomberg đã làm suy yếu uy tín của ông Ôn và ông Tập.

Tháng 1/2014, Hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) tiết lộ các tài liệu rò rỉ về những người thân của các lãnh đạo cao cấp Trung Quốc đang sở hữu các công ty bí mật ở các quốc gia thiên đường trốn thuế. Trong số đó có thông tin về gia đình của các nhân vật quyền lực nhất Trung Quốc, như: ông Tập Cập Bình, cựu Tổng bí thư Đảng Hồ Cẩm Đào, cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo, vv…

Nhiều báo chí quốc tế chỉ ra rằng các bài viết đó không đề cập đến gia đình của lãnh đạo Giang Trạch Dân và đồng minh của ông là Chu Vĩnh Khang và Tăng Khánh Hồng, mặc dầu chính các lãnh đạo này mới nổi tiếng về quy mô giàu có nhờ tham nhũng.

Nhà kinh tế nổi tiếng Trung Quốc, Hà Thanh Liên, nêu ý kiến trên Đài tiếng nói Hoa Kỳ, chỉ ra rằng có thể ông Chu tiết lộ thông tin trong tài liệu của ICIJ cho truyền thông bên ngoài Trung Quốc.

Ông Hà Thanh Liên nói: “Ông Chu có khả năng đã xóa bỏ thông tin liên quan đến các gia đình của ông Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng và của chính ông ta, và sau đó tiết lộ thông tin ra ngoài”

Báo tin cho Bạc Hy Lai

Văn Trứ, nhà bình luận chính trị của Truyền hình Tân Đường Nhân ở New York, cho rằng “các bí mật tiết lộ” cũng có thể hàm ý quyết định của cấp cao nhất Đảng CS về trường hợp Bạc Hy Lai, Bí thư tỉnh Trùng Khánh, sau khi cánh tay phải của ông Bạc, phó thị trưởng Trùng Khánh Vương Lập Quân, chạy vào Lãnh sự quán của Mỹ tại Thành Đô vào tháng 2/2012 để đào tẩu. Ông Văn tin rằng ông Chu đã ra lệnh cho ông Bạc phải bắt lại Vương Lập Quân.

Ông Vương, trong khi bị giữ tại Lãnh sự quán Mỹ và sau đó bị các quan chức kỷ luật Đảng điều tra, đã cung cấp chứng cứ về việc vợ ông Bạc Hy Lai giết doanh nhân người Anh Nei Heywood, cùng với các thông tin khác về tội ác của Bạc.

Tờ báo Nhật Bản Yomiuri Shimbun trích dẫn lời của thành viên Bộ Tư pháp Trung Quốc nói rằng ông Chu, người ủng hộ lớn nhất của ông Bạc, đã tiết lộ các thông tin bí mật về vụ việc ông Vương và ông Bạc, cho ông Bạc.

Ông Bạc bị cách chức tiếp sau vụ việc của ông Vương. Sau đó, ông ta bị xét xử vào tháng 9/2013 và bị tù chung thân vì tội nhận hối lộ và lạm dụng quyền lực.

Ông Văn nói: “Tại tòa án, Bạc Hy Lai cũng thừa nhận rằng ông nhận lệnh từ cấp cao hơn (khi xử lý vụ Vương Lập Quân), có lẽ từ Chu Vĩnh Khang. Đảng CS Trung Quốc muốn gắn vụ án của Bạc và của Chu với nhau thông qua chứng cứ này. Các quan chức thực sự xác nhận ông Bạc và ông Chu là đối tác thân cận”

Như Đại Kỷ Nguyên đã đưa tin, trích dẫn nguồn tin nội bộ Đảng rằng ông Bạc và ông Chu đã âm mưu lật đổ quyền lực của Tập Cập Bình sau khi ông này được giao giữ chức Tổng Bí Thư.

Tín hiệu cho Giang Trạch Dân

Nhà bình luận chính trị ở Mỹ, Chương Thiên Lượng, tin rằng việc buộc tội “tiết lộ bí mật Đảng và nhà nước” cho thấy sự mâu thuẫn ở tầng cao nhất trong Đảng CS. Trong khi Đảng quyết định công khai tội danh này, nhưng họ lại không muốn đưa ra ánh sáng tại tòa án.

Ông Chương nói: “Dù sao, đó cũng là bí mật của nhà nước. Nếu đưa ra tòa án, những bí mật này có thể tiết lộ thêm nhiều vụ tai tiếng khác. Vì vậy, tôi không nghĩ tội danh này sẽ được đề cập ở tòa án”

Ông Chương tin rằng việc tiết lộ tội danh này nhằm cảnh báo phe cánh ông Chu rằng vụ việc của ông ta chưa kết thúc, sẽ còn nhiều người nữa bị hạ bệ.

Ông Chương nói: “Giờ đây Chu Vĩnh Khang đã bị hạ, mũi tên sẽ nhắm đến Giang Trạch Dân (cựu lãnh đạo Đảng) và Tăng Khánh Hồng (đồng minh chính trị của ông ta). Chắc chắn họ sẽ gia sức phản đòn”

Luật sư tại Trung Quốc, Tại Mục Tình, nói với Đại Kỷ Nguyên rằng tội danh “tiết lộ bí mật nhà nước” của ông Chu là một phần của cuộc chiến quyền lực hiện nay. Ông Tại nói tội danh này đôi khi được dùng cho đòn báo thù. Ví dụ, nhà báo kỳ cựu Chu Du bị bắt giữ vào tháng 4 vì “tiết lộ bí mật nhà nước cho nước ngoài”. Nếu tội danh này dành cho quan chức cao cấp thì mục đích báo thù càng rõ hơn.

Theo vietdaikynguyen


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc