Home » Tiêu biểu sideshow, Tiêu Điểm, Xã hội » Bất ngờ: Thấy gì từ câu chuyện Thành Hoàng và tục chém lợn ở Bắc Ninh
Ngày 27/1/2014 Tổ chức Động vật châu Á (AA) phát động chiến dịch“gây ảnh hưởng tới cộng đồng cùng ký tên kêu gọi các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh và Bộ Thông tin và Truyền thông chấm dứt lễ hội chém lợn”. Đây là lần thứ 3 Tổ chức Động vật châu Á phản đối tục lệ này. Việc này làm nảy sinh ra tranh luận trong nước với những ý kiến trái chiều khác nhau.
2 chú lợn cúng lễ được rước đi quanh làng. Ảnh: Depplus

2 chú lợn cúng lễ được rước đi quanh làng. Ảnh: Depplus

Lễ hội chém lợn và nguồn gốc ra đời

Lễ hội chém lợn diễn ra vào ngày mùng 6 tháng giêng âm lịch ở thôn Ném Thượng, xã Khắc Niệm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Vào ngày này hàng năm, hàng ngàn người đổ về thôn Ném Thượng, nơi diễn ra lễ hội chém lợn. Hai con lợn khỏe nhất sẽ được chọn ra và được nuôi đặc biệt từ 1 năm trước, tới lễ hội bị người ta đem ra kéo căng 4 chân rồi cắt đầu, 2 con lợn vẫn sống với một nửa cổ bị cắt rời cho đến khi người ta cắt rời đầu ra khỏi thân trong tiếng reo hò phấn khích của dân làng. Năm ngoái khi lễ hội diễn ra nhiều du khách xem đã không thể chịu được được màn biểu diễn này.

chem lon

Lợn bị kéo căng 4 chân. Ảnh internet

Lễ hội diễn ra với ý nghĩa tưởng nhớ đến Thành Hoàng có công khai khẩn đất đai vùng này. Qua tìm hiểu thật kỳ lạ là có đến 2 nguồn gốc khác nhau về Thành Hoàng

Một nguồn gốc từ người trong thôn thì Thành Hoàng là một tướng quân. Và nguồn gốc khác của nhà văn Toan Ánh thì Thành Hoàng là một tên cướp.

Rốt cuộc Thành Hoàng là ai

Ông Trần Văn Hân (67 tuổi) là người cao tuổi trong thôn cho Báo Nông Nghiệp biết nguồn gốc tục chém lợn: “lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng  có truyền thống từ mấy trăm năm, gắn liền với truyền thuyết vị tướng nhà Lý tên Đoàn Thượng khi đánh trận đã trốn trên núi Nghè, chém lợn rừng nuôi quân rồi phá vòng vây thoát ra. Những đời vua Trần sau này vẫn tôn vinh, ghi nhận công lao của Đoàn Thượng khi bao lần phò vua Lý chống giặc ngoại xâm. Để tưởng nhớ người có công khai khẩn vùng đất này, nhân dân lập đền thờ Lý thành hoàng và hàng năm tổ chức lễ hội chém lợn”.

Thế nhưng Theo ghi chép của nhà văn Toan Ánh, trong mục Thần tích của làng Niệm Thượng (tên cũ của Ném Thượng – Trang 45, sách Hội hè đình đám Việt Nam, Toan Ánh, NXB TP. HCM-1999) có ghi rõ rằng “Thành Hoàng làng này họ Lý, không rõ tên gì, nhưng được gọi là Lý Công, lúc sinh thời làm nghề ăn cướp, chết gặp giờ linh nên được dân làng thờ phụng. Lý Công quê ở làng Châm Khê cùng huyện, thường kiếm ăn ở các làng quanh vùng. Một hôm Lý Công đi ăn cướp, bị dân chúng và khổ chủ đuổi đánh ráo riết chạy bán sống bán chết, chạy đến núi Nghè gần làng Niệm Thượng. Tới núi, Lý Công tìm chỗ ẩn núp, dân chúng kiếm không ra, nhưng mọi người đều biết rõ họ Lý ẩn trên núi, nên cùng nhau vây quanh ngọn núi canh chừng.

Bị vây, ẩn mãi trên núi, tên cướp họ Lý không có gì ăn đang lo chết đói. May thay giữa lúc đói lòng, một con lợn lớn không hiểu từ đâu tới, đi từ trong bụi rậm ra. Kẻ cướp không bỏ lỡ cơ hội, lập tức, sẵn dao dài trong tay, chém một nhát ngang mình con lợn, con lợn bị chặt làm đôi, đầu với 2 chân trước rời khỏi mình. Chém xong chàng lột bì lợn bỏ đi lấy thịt ăn sống.

Không thấy Thần tích nhắc tới, sau này Lý Công bị chết ra sao, chỉ biết khi chết gặp giờ linh nên được dân làng Niệm Thượng thờ làm Thành Hoàng”

Theo lịch sử ghi chép lại thì  Đoàn Thượng khác xa với nhân vật Đoàn Thượng mà ông Trần Văn Hân kể lại, nhân vật này không phải phò vua chống ngoại xâm mà là nổi lên chống lại triều đình nhà Lý lúc bấy giờ.

Vào cuối thời nhà Lý, nhiều người không phục nhà Vua, đem quân lập cát cứ nổi loạn khắp nơi, trong đó có Đoàn Thượng. Năm 1213 quân nổi loạn của Đoàn Thượng đánh nhau với quân triều đình do Trần Tự Khánh chỉ huy, Đoàn Thượng thua trận và năm 1214 bỏ chạy về núi Đông Cửu (Gia Lương, Bắc Ninh). Đến năm 1217 thì đầu hàng Trần Tự Khánh.

Sau khi nhà Trần cướp ngôi nhà Lý, Đoàn Thượng khôngthần phục nhà Trần, năm 1228 Đoàn Thượng bị loạn quân Trần Nộn đánh bại và giết chết.

Cũng có thể nhân vật Đoàn Thượng và Lý Công của nhà văn Toan Ánh là một người.

Như vậy lịch sử có ghi chép thời gian Đoàn Thượng chạy trốn ở núi Đông Cửu (Gia Lương, Bắc Ninh), có thể ngọn núi này có liên quan đến ngọn núi Nghè mà ông Hân kể lại. Nhưng theo lịch sử thì đây là nhân vật nổi loạn và bị giết chết hoàn toàn không có công lao giúp vua chống ngoại xâm, cũng không thấy ghi chép có công khai khẩn đất đai ở Bắc Ninh.

Về việc chém heo ở Bắc ninh cũng có người nói rằng giết động vật có trường hợp còn gặp quả báo. Đã có nhiều câu chuyện gặp phải quả báo do giết động vật, chúng tôi đưa ra 2 câu chuyện tiểu biểu sau

Quả báo do giết động vật

Hãy cùng nghe câu chuyện về một chú lợn có bàn tay người: Khoảng 2 năm về trước, tại làng Vũ Đức huyện Quân Liên thành phố Nghi Tân tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) có một con lợn do gia đình họ Trương nuôi đẻ được 13 con lợn con, trong đó có một con có bàn tay 5 ngón trông rất giống tay người. Khi người chủ ôm con lợn con lại, 2 tay của nó ôm lấy ngực người chủ, nhìn giống hệt tay người, con lợn không chỉ có 5 ngón mà móng tay của nó cũng không khác gì móng tay người. Hơn nữa giữa các ngón tay còn có cả vân tay. Tuy nhiên 2 chân sau của nó thì vẫn giống những con lợn bình thường khác.

chan lon 1

(Ảnh Chinanews)

(Ảnh Chinanews)

Những câu chuyện thần kỳ như thế xác thực đã từng xảy ra. Có rất nhiều trường hợp như thế xảy ra ở khắp nơi. Cổ nhân có câu: trên đầu 3 thước có thần linh, từng hành vi của con người tại thế gian đều được ghi chép lại, thiện ác sẽ có báo ứng, Con lợn này có thể là người chuyển sinh. Hai bàn tay của nó chính mà bằng chứng minh xác nhất cho việc luân hồi chuyển sinh là có thật, phải chăng trước đây vì đã từng giết lợn mà kiếp này mới chuyển sinh thành lợn. Đây cũng là để con người sớm nhận ra rằng: thiện ác tất có báo ứng, cần phải hành thiện tích đức, hành ác thì sẽ tạo nghiệp, sớm muộn gì thì quả báo cũng sẽ đến, kiếp này kết thúc rồi, kiếp sau tiếp tục trả, liên tục trả cho đến hết thì thôi.

Quả báo vì giết trâu: Báo Gia đình và Cuộc sống có truyện quả báo vì giết trâu.

Người trông coi đền Giang Xá (Hoài Đức Hà Nội) Hồ Xuân Đức nói rằng: “Con trâu là loài làm thật ăn giả. Nó chỉ ăn cỏ, ăn rơm, mà làm ra lúa gạo, tiền của nuôi sống con người. Gia đình nào tốt bụng còn lấy bao tải mặc cho nó, rồi căng bạt, đốt lửa sưởi ấm cho nó vào những ngày giá lạnh. Vậy mà con người nỡ giết nó, thì nặng nghiệp lắm”.

Chuyện của ông Đức canh giữ ngôi đền thờ vua Lý Nam Đế cứ rủ rỉ rù rì mà đầy thương xót loài vật nuôi gần gũi với nhà nông. Ông Đức bảo rằng, mấy chục năm nay, ông theo dõi chủ lò mổ trâu, bò, ngựa, những con vật ăn cỏ, là đầu cơ nghiệp của nhà nông và nhận thấy rằng, hầu hết những gia đình đó đều có hậu vận không tốt, gặp họa đến nhiều đời sau nữa. Còn kiếp sau của những đồ tể đó thế nào, thì chỉ có về thế giới bên kia mới biết được.

Bi thương nhất trong chuyện bị loài trâu báo oán, phải kể đến gia đình ông K. Chuyện rằng, hai năm trước, ông K. vẫn là chủ lò mổ to nhất làng Phúc Lâm. Mỗi đêm, nhà ông hạ sát 15 – 17 con trâu lớn bé. Đại gia đình nhà oog có 4 người con trai làm công việc này. Người quanh năm suốt tháng lang bạt ở miền núi, để tìm những con trâu ngon, nhiều thịt, thậm chí sang cả Lào, Campuchia để lựa trâu. Hàng chục lái buôn trâu sục sạo khắp nơi mới cung cấp đủ trâu cho lò mổ nhà ông K. Cứ độ 12h đêm, một chiếc xe tải lớn lại chở mười mấy con trâu đến cổng lò mổ nhà ông, Với bề dày mấy chục năm giết mổ, đã có hàng vạn con trâu bỏ mạng tại nhà ông. Cũng vì thế, theo những người hiểu biết về tâm linh, sát khí ở mảnh đất này tỏa ra rất nặng.

trau khoc moi

Bữa đó, cũng như mọi ngày, chiếc xe tải chở 15 con trâu từ Hà Giang về, đỗ trước cổng lò mổ. Lần lượt từng con trâu bị hại sát. Đến con trâu cuối cùng, thì chuyện lạ xảy ra. Mấy người thay nhau kéo, nhưng con trâu nhất quyết không chịu xuống khỏi thùng xe tải, cứ ghì lại. Tức mình, cả chục người xông vào, trói con trâu lại rồi vần xuống khỏi xe tải. Khi vần trâu xuống khỏi xe, cởi trói, con trâu không chịu đứng lên, mà hai chân trước của nó quỳ xuống như phủ phục. Nó không rống lên, không giãy giụa nữa, nhưng nước mắt ứa ra. Một số người thấy con trâu có biểu hiện như vậy thì ngăn cản việc giết nó. Người làng Phúc Lâm vẫn tin rằng, những con trâu có biểu hiện như thế là có linh tính, tức nó mang linh hồn con người. Những con trâu như thế thường hiền lành, chịu khó cày bừa, thân thiện với con người và những thợ mổ tin vào thế giới tâm linh thường không giết hại nó. Tuy nhiên ông K. không tin vào chuyện đó. Mấy chục năm ông làm nghề, gia đình ông mỗi ngày thêm giàu có, chưa ai bị trâu báo oán, nên ông không tin, không sợ. Sau một lát bàn cãi, thì con trâu này cũng toi mạng.

Điều kinh dị như dự đoán xảy ra ngay khi giết hại con trâu có linh tính này. Con trâu bị sát hại vào tháng 2 thì đến tháng 4 người con trai của ông sinh năm 1968 tự dưng lăn đùng ra chết. Điều lạ lùng là anh này không theo nghề mổ của gia đình. Được ăn học tử tế, anh này tạo lập cuộc sống ở nơi khác. Bình thường, anh cũng không có bệnh tật gì cả. Thế nhưng, một hôm, đang ngồi xem ti vi trong nhà, anh đột nhiên kêu mệt nên vào giường ngủ. Nửa đêm, anh lên cơn co giật. Gia đình đưa đi bệnh viện nhưng không cứu được.

Cái chết của anh khiến gia đình hoang mang. Bà vợ ông đi xem bói, thầy phán rằng gia đình bị một oan hồn báo oán. Lúc này, gia đình ông mới liên hệ đến việc giết hại con trâu nọ. Khi trình bày điều này, ông thầy bói khẳng định chắc chắn là do linh hồn con trâu báo oán. Vợ ông cũng bái ghê lắm, sắm đủ các loại lễ, tốn kém hàng trăm triệu đồng. Thậm chí, bà K. mời cả giá đồng về nhà cúng giải hạn, siêu thoát cho linh hồn con trâu.

Thế nhưng, sự cố gắng của bà K. không mang lại hiệu quả. Thời gian ngắn sau đó, một người con nữa của ông bà đột nhiên trở nên ốm yếu. Anh này vốn rất khỏe mạnh, mổ trâu nhanh thoăn thoắt, giỏi nhất nhà, nhưng cơ thể cứ ốm yếu dần. Gia đình đưa đi khắp các bệnh viện điều trị nhưng không hiệu quả. Thời gian ngắn sau đó thì anh trút hơi thở cuối cùng. Gia đình giữ bí mật, nên hàng xóm không ai biết anh chết vì nguyên do gì. Vậy là, tin đồn bị oan hồn con trâu báo oán lại lan ra, khiến cả làng sợ hãi.

Đỉnh điểm của nỗi sợ hãi là cái chết của cô con gái út. Cô con gái út của ông đang học ở Hà Nội. Gia đình giàu có, cô được đi học tử tế, không dính dáng gì đến công việc giết mổ trâu bò. Thế nhưng, theo lời đồn, thì linh hồn con trâu sẽ giết hại những người quan trọng nhất của gia đình. Hồi giữa năm 2012, trên đường từ Hà Nội về thăm nhà, đang lái xe máy, thì chiếc xe tải mất phanh đâm thẳng vào cô. Gia đình đến nhận xác con gái thì bàng hoàng khủng khiếp. Cô con gái út xinh đẹp, giỏi giang, mà giờ chỉ còn nhận ra qua chiếc áo.

Sự việc chết chóc liên quan đến với gia đình ông K., khiến ông không thể không để tâm đến những lời đồn đại của dân làng, lời khuyên can của … thầy bói. Gia đình ông đã đi làm lễ ở rất nhiều nơi, gặp rất nhiều thầy bói và đều nhận được lời khuyên như nhau, là gia đình cần phải làm lễ cầu siêu cho loài trâu, làm lễ giải hạn cho gia đình và bỏ ngay nghề giết mổ. Chỉ trong hai năm, gia đình ông K. mất 3 mạng người, quả là một mất mát quálớn.

Bao năm mổ trâu, thu về bao nhiêu tiền bạc, cũng không bù lại được những mất mát khủng khiếp như thế. Đến lúc này, ông và những người con của mình, không còn đủ dũng cảm cầm búa đập chết loài trâu và lột da, moi bụng chúng nữa. Đại gia đình nhà ông đã quyết tâm bỏ nghề. Thậm chí những người con dâu, vốn chỉ làm nghề buôn da, đổ mối thịt trâu cũng bỏ luôn nghề. Cứ ngày rằm, mùng 1, gia đình lại đến chùa Phúc Lâm tụng kinh, gõ mõ, nhờ thầy cúng bái giải hạn.

Sau sự việc khủng khiếp ấy, không chỉ gia đình ông K mà mấy hộ gia đình ở cạnh cũng sợ hãi, đóng cửa luôn lò mổ trâu.

Các quan điểm khác nhau về tục chém lợn ở Bắc ninh

Các ý kiến về lễ hội này đưa ra 2 quan điểm trái ngược nhau, đồng ý cho tiếp tục tồn tại, và ý kiến khác là xóa bỏ tục lệ này.

Các quan điểm đồng ý với tục lệ này cho rằng vì đây là phong tục văn hóa địa phương, phong tục này cầu mang lại may mắn cho người dân, không nên lấy quan niệm bây giờ áp đặt cho quan niệm truyền thống ngày xưa.

Các quan điểm phản đối tục lệ này vì cho rằng không nên lấy niềm tin để duy trì hủ tục trong cuộc sống. Hình ảnh cầm dao chém giết, máu me sẽ in vào ký ức trẻ em, ảnh hưởngxấu đến phát triển nhân cách sau này.

Như vậy đâu là cơ sở để nhận định nên hay không nên tồn tại tục chém lợn

Văn hóa cổ truyền là tiêu chuẩn để nhận định tốt và xấu, thiện và ác

Vì sao có nhiều quan điểm tranh cãi về việc nên giữ hay bỏ đi tục chém lợn? Nguyên nhân căn bản là vì không đưa ra được một cơ sở để dựa vào đó có thể biết đúng hay sai để làm.

Người xưa vốn tin tưởng rằng con người là do Trời Đất tạo thành, đồng thờiTrời Đất cũng tạo ra nền văn hóa cho dân tộc đó, để dân tộc đó trong quá trình phát triển có thể biết thế nào là tốt xấu, là đúng sai, là thiện hay ác.

Dân tộc Việt cũng có nền văn hóa cổ truyền của mình, kho tàng văn hóa cổ truyền do cha ông để lại đó là những câu chuyện cổ tích, cao dao, tục ngữ…

Vua Hùng Vương thứ 6 sau khi đánh dẹp xong giặc Ân muốn chọn một hoàng tử truyền ngôi, đầu xuân Vua họp các hoàng tử và nói “Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho

Hoàng tử thức 18 là Lang Liêu tính tình hiền hậu, đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ, vì thế mà nằm mộng được một vị Thần chỉ bảo rằng “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành.”

Trong khi các hoàng tử khác làm rất nhiều sơn hào hải vị, thì Lang Liêu nghe theo lời vị Thần dâng bánh lên nhà vua đặt tên là bánh chưng bánh dày. Sự tích bánh chưng Bánh dày ra đời từ đó.

Bánh chưng bánh dày tượng trưng cho rời đất, và tổ tiên dân tộc việt. Hàng năm mỗi dịp tết đến là mỗi lần nhớ đến bánh chưng bánh dày, nhắc nhở con cháu Trời Đất sinh ra con người, nhớ lấy nguyên lý của Trời Đất là “làm việc thiện gặp thiện báo, làm điều ác gặp ác báo”.

Kho tàng văn hóa cổ truyền như truyện cổ tích, ca dao, tục ngữ, đều có tính bản Thiện rất lớn. Nền văn minh của dân tộc hình thành phát triển cho đến nay chính là nhờ có văn hóa cổ truyền này. Quan niệm về tốt xấu, thiện ác cũng từ văn hóa cổ truyền mà hình thành cho đến nay

Nhìn lại lịch sử dân tộc từ trước đến nay khi đất nước hưng thịnh là là lúc tiêu chuẩn đạo đức rất cao, từ Vua quan đến dân đều đồng lòng xây dựng đất nước. Lúc đất nước suy tàn là khi đạo đức con người xuống mức rất thấp, vua quan bỏ bê triều chính, lòng dân oán thán.

Trong quá trình phát triển văn minh dân tộc cũng hình thành các dạng văn hóa (không phải từ văn hóa cổ truyền) mà ngày nay vẫn gọi là “hủ tục”.

Như tục chém lợn muốn biết nên giữ lại hay bỏ đi thì chỉ cần đối chiếu với văn hóa cổ truyền của dân tộc là có lời giải đáp.

Hình thức chém đứt đầu lợn đến chết, máu me chảy lênh láng thì nhảy lên reo hò, điều này hoàn toàn trái ngược với tính bản Thiện của dân tộc Việt. Ngay cả du khách cũng phản ứng bất bình trước kiểu biểu diễn ghê rợn này, Tổ chức Động vật châu Á (AA) lên án tục này và xem là man rợ nhất. Đây là một hủ tục cần phải xóa bỏ./.

Ngọn Hải Đăng

Theo daikynguyenvn


2 ý kiến dành cho “Bất ngờ: Thấy gì từ câu chuyện Thành Hoàng và tục chém lợn ở Bắc Ninh”

  1. Hiệp 25/02/2015

    THÀ GIẾT THỊT, CHỨ CHÉM CHO MỌI NGƯỜI XEM THẬT DÃ MANG QUÁ. ĐỀ NGHỊ BỘ VHTTDL BỎ LỄ HỘI NÀY ĐI.

    Reply
  2. Long 26/02/2015

    Văn hóa chém giết ở VN đã được tôn sùng từ lâu rồi.

    Ở thời đại internet này nhiều người mới biết dấy.

    Reply

Ý kiến bạn đọc