Home » Tiêu biểu sideshow, Xã hội » Hoài niệm: Khi cơn bão chặt cây qua đi…
Ai cũng đã nhìn thấy sự tan nát của cơn bão chặt cây không thể tin nổi ở Hà Nội, dù nó đã được dừng lại và một số người chịu trách nhiệm đã bị đình chỉ công tác.
Hàng cây sao đên trên đường Lò Đúc do người Pháp trồng. Ảnh: Lịch Sử Việt Nam qua ảnh

Hàng cây sao đên trên đường Lò Đúc do người Pháp trồng. Ảnh: Lịch Sử Việt Nam qua ảnh

Song dư âm còn đó, thử nhìn lại lịch sử, vào thế kỷ 19, khi người Pháp tới đây và tạo nên đô thị màu xanh này. Họ đã làm như thế nào?

Người Pháp, vốn nổi tiếng là những người lãng mạn, thanh lịch và có đầu óc quy hoạch kiến trúc tuyệt vời, đã đặt chân đến Hà Nội vào năm 1873.

Họ không ngừng đô thị hoá thành phố. Những công trình đẹp bậc nhất thành phố Hà Nội hiện nay, vẫn thuộc về những công trình thế kỷ 19 của họ.

nha hat tpNhà Hát Lớn Hà Nội vẫn là một trong những công trình đẹp nhất thủ đô- Ảnh wiki

Các kiến trúc sư người Pháp đặc biệt vô cùng chú trọng đến cây xanh đô thị, bởi vì cây xanh là lá phổi của thành phố, là hơi thở của cuộc sống, là màu sắc của sự yên bình.

Họ lưu giữ và phát triển vườn cây cổ thụ trong Bách Thảo, đến nay vẫn là công trình công viên có quy hoạch đẹp bậc nhất và lưu giữ bộ sưu tập cây cổ thụ đáng quý.

cong vien bach thaoCông viên Bách Thảo- công trình hoàn mỹ của người Pháp, lưu giữ bộ sưu tập xanh cho Hà Nội đã gần 150 năm – Ảnh wiki

cay co thu
Những cây cổ thụ ven hồ trong công viên Bách Thảo – Ảnh wikimapia

Với cây trên phố, người Pháp trồng cây cối trên các đường phố theo hàng lối, loại cây rất quy củ, các vườn hoa cũng được trồng mới rất nhiều.

Thời Pháp, trồng cây to bóng mát, lâu năm như sao, nhội, sấu, xà cừ. Yêu cầu của các loài này là phố xá thẳng rộng, vỉa hè lớn, nhà cửa còn lùi vào, để có diện tích trống cho cây phát triển. Ta đã nhìn thấy sự ưu tiên cho phát triển cây xanh bền vững của người Pháp, bởi vì đó chính là ưu tiên cho chất lượng sống của chính con người.

Những hàng cây đại diện cho mỗi con phố. Lò Đúc chót vót sao đen, Phan Đình Phùng, Trần Hưng Đạo, Trần Phú xanh rì lá sấu, xuân tới chồi xanh bật lên nõn nà cả một dãy phố. Lý Thường Kiệt mỗi khi thu đến thì cả phố vàng rực lá cây cơm nguội, Hoàng Diệu là ba hàng xà cừ um tùm bóng mát…. Trưa hè nắng như trút lửa, nhưng đi dưới những tán cây ấy, ai cũng thấy mát mẻ, dễ chịu.

cay xanh pho phan dinh phung
Phố Phan Đình Phùng Hà Nội xanh biếc với hàng cây sấu cổ thụ do người Pháp trồng – Ảnh wiki travel

Hà Nội ấn tượng nhất là những con phố cây xanh cổ thụ to lớn, mát mẻ, yên bình như thế nhờ quy hoạch xưa của người Pháp.

Ngày nay, thời gian phát triển đô thị “nóng” và “sổi”, đi kèm bệnh thành tích, bệnh tham nhũng, và bệnh quan liêu, khiến người ta không đếm xỉa tới chiến lược phát triển bền vững, chỉ cốt trồng lấy lệ, từ đó phổ biến là các loài ít giá trị, lớn nhanh nhưng kém bền vững như dâu da xoan, trứng cá…

Đỉnh điểm là câu chuyện cơn bão chặt cây bừa bãi ngày hôm qua, mà sự trồng lại cũng khiến các chuyên gia hết sức thảng thốt kêu lên “Cây mới trồng thay thế cần phải có màu xanh ngay, chứ không thể giống như cắm cái cọc, không có tán, không có lá” (trích lời Tiến sĩ Đặng Văn Hà, Phó viện trưởng Viện Kiến trúc cảnh quan và Nội thất (Đại học Lâm nghiệp)

Những lỗ trống sâu hoắm để lại và những cái cọc cứng quèo thay thế tại Hà Nội khiến tất cả giống như một cơn ác mộng không có thật.

coc cay

Cọc cây thay thế cứng quèo khiến các chuyên gia phải kêu lên thảng thốt- Ảnh vnexpress

chat cayNhững lỗ trống sâu hoắm để lại- Ảnh vnexpress

Đề án “ăn sổi ở thì”, và sự cám dỗ của đồng tiền bất chấp lương tri, đã tạo nên cơn ác mộng đáng tiếc. Từ đó mới lại càng cảm phục người Pháp trong những quy hoạch nghiêm túc, có trách nhiệm và bền vững của họ cho đô thị xanh Hà Nội ngày xưa. 

Lam Hạ

Theo daikynguyenvn


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc