Home » Tiêu biểu sideshow, Văn hóa » Vì đâu các lễ hội trở nên bạo lực
Tháng giêng được xem là tháng của lễ hội ở Việt Nam, đây là tháng tập trung rất nhiều các lễ hội. Nhưng có nhiều lễ hội biến thành bạo lực khiến ý nghĩa tốt đẹp của nó bị biến mất.
Lễ hội. Ảnh: Báo Thái Bình

Lễ hội. Ảnh: Báo Thái Bình

Vì sao các lễ hội ngày càng trở nên bạo lực đến thế?

Nguyên nhân bởi vì ngày nay người ta không còn hiểu ý nghĩa của các lễ hội nữa. Mỗi lễ hội đều có phần ý nghĩa tinh thần thâm thúy ở bên trong, khi lễ hội lưu truyền dần qua thời gian, phần ý nghĩa thâm sâu của lễ hội người ta đã dần dần không thể hiểu hết được. Đồng thời đạo đức tinh thần ngày càng suy đồi và biến dị, vì thế khi người ta đứng trên chuẩn mực đạo đức suy đồi ấy thì đã không thể hiểu hết nổi ý nghĩa của các lễ hội nữa, lại dùng chuẩn mực đạo đức tinh thần ấy để lý giải ý nghĩa của lễ hội thì là lý giải hoàn toàn sai rồi.

Ở đây chúng tôi nói về hai lễ hội mà truyền thông đăng tải rất nhiều về bạo lực thời gian qua đó là lễ hội Gióng và lễ hội cướp Phết.

1/ Lễ hội Gióng:

Nguồn gốc lễ hội:

Hàng năm cứ vào ngày mùng 6 tết, người dân huyện Sóc Sơn (Hà Nội) lại nô nức trẩy hội đền Gióng. Đây là một lễ hội để tưởng niệm chiến công của Thánh Gióng chiến thắng giặc Ân bảo vệ đất nước.

Trong tín ngưỡng dân gian thì Thánh Gióng được xem là một trong tứ bất tử (Tản Viên Sơn Thần, Phù Đổng Thiên Vương hay Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh công chúa). Hội Góng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Hội Gióng. Ảnh disanthegioi

Hội Gióng. Ảnh disanthegioi

Ý nghĩa lễ hội:

Lễ hội Gióng với ý nghĩa tưởng nhớ đến tích xưa về truyện Thánh Gióng đánh giặc Ân. Trong truyện cổ tích nhà Vua đã tập hợp tất cả các thợ rèn để rèn ngựa sắt và roi sắt; Người dân khắp nơi phải góp gạo và công sức nấu cơm cho Gióng ăn; Khi ra trận người dân tập hợp nấu ăn rồi dùng voi mang cơm theo sau Gióng. Chi tiết truyện cổ này nhắc nhở muốn thắng giặc người dân phải đoàn kết một lòng, tập hợp sức mạnh và lòng dân sẽ thắng được giặc mạnh.

Nghi lễ chủ yếu của lễ hội là dâng hoa tre ở đền Sóc và chém tướng giặc. Hoa tre được làm bằng những thanh tre dài khoảng 50 cm, đường kính khoảng 1 cm, đầu được vót thành xơ và nhuộm màu. Sau lễ dâng, hoa tre được tung ra trước sân đền cho người dự hội lấy để cầu may. Chém tướng giặc được thực hiện bằng cách chém một pho tượng, diễn lại truyền thuyết Thánh Gióng dùng tre ngà quật chết tướng cầm đầu giặc Ân là Thạch Linh (đá thành tinh).

Hội Gióng ở đền Sóc diễn ra từ mùng 6 đến mùng 8 tết. Các lễ vật được chuẩn bị rất công phu, như đan voi (theo truyền thuyết thì đoàn quân tham gia đánh giặc cùng Thánh Gióng có cả đàn voi chở lương thực đi theo), giò hoa tre (những giò hoa tre này được làm để tưởng nhớ Thánh Gióng khi bị gãy roi sắt đã nhổ bụi tre để làm gậy đánh giặc v.v… Các lễ vật được làm từ nhiều tuần trước lễ hội.

Vì đâu lễ hội Gióng ngày nay có bạo lực

Bạo lực trong hội Gióng diễn ra do giành dật giò hoa tre. Giò hoa tre là lễ vật được làm rất công phu nhằm tưởng nhớ đến cảnh Thánh Gióng khi bị gãy roi sắt đã nhổ bụi tre ven đường để đánh giặc.

Thế nhưng với đạo đức suy đồi ngày nay, khi mà mọi thứ đề chạy theo tiền tiền tài, người ta xem giò hoa tre thành “lộc hoa tre”, ai cướp được thì cả năm tài lộc dồi dào, vì thế mà giò hoa tre trở thành “lộc” để người ta xông vào giành dật nhau.

Video cướp giò hoa tre tại hội Gióng

https://www.youtube.com/watch?v=r5Qr2kreY9U

2/ Lễ hội cướp Phết

Cứ vào nngày mùng 7 tết hàng năm người dân thôn Đông Lai, xã Bản Giản, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc lại mở hội cướp phết, tưởng nhớ công ơn 4 vị tướng  dẹp loạn, dẹp giặc, hộ quốc phù dân

Nguồn gốc và ý nghĩa lễ hội

Tương truyền vào thời vua Hùng, giặc giã nổi lên, vua Hùng giao cho bốn vị tướng quânvề trấn ải miền Đông Lai, Bản Giản, Lập Thạch để dẹp giặc, hộ quốc phù dân. Sau khi nhận lệnh của Vua, bốn vị tướng đã trải qua nhiều trận chiến với nhiều chiến công oanh liệt, chiến thắng giặc, bảo toàn thành cổ Văn Lang, xây dựng và giữ gìn đất nước.

Tưởng nhớ công lao 4 vị tướng, người dân Bàn Giản xưa nhớ công ơn to lớn trời biển của bốn vị mới lập ra năm ngôi đình gồm: Đình Cả làm trụ sở cộng đồng của bốn vị và bốn ngôi đình thờ 4 vị tướng gồm: “ Đông Lai, Trụ Thạch, Ngọc Xuân, Vườn Rào và khắc bốn quả câu mỗi đình một quả. Riêng đình Vườn Rào trải qua bao biến cố của lịch sử bị đổ nát, thánh( bài vị) được rước về ngự tại đình Đông Lai.

Hàng năm cứ đến ngày 7 tháng giêng âm lịch – ngày đại lễ lịch sử, nhân dân địa phương tổ chức lễ vật gồm gà thờ, giã bánh giầy dâng hương hoa, rượu, nước, trầu cau tế lễ rước thánh ru xuân mang quả cầu ra nơi quần thể sân bài hội ôn tả, tường thuật lại trận địa xưa của bốn vị tướng lâm trận đánh giặc. Mô tả bằng đả cầu cướp phết cầu phúc cho Quốc thái dân an, già thêm khỏe, trẻ được bình an làm ăn thịnh vượng.

Trước khi cướp cầu, các trai đinh đứng thành hàng ngang trước kiệu Thánh và làm một số động tác nghi lễ theo hiệu lệnh trống khẩu của ông Mệnh. Ông Mệnh đánh một hồi trống dự báo, các trai đinh làm động tác trước Thánh theo từng tiếng trống gồm 5 bước: Lễ 4 vái, vuốt tóc, ăn trầu, vắt hai tay lên vai, cầm mồng phết giơ cao gieo hò chiến thắng.

Ai cướp được cầu đem vào bái yết trước cửa đền sẽ được làng trao thưởng. Phần thưởng tuy nhỏ nhưng ai cũng tin rằng, người được phết sẽ gặp nhiều may mắn, hạnh phúc, thành đạt. Chính vì vậy mà lễ hội thu hút hàng nghìn trai đinh, nhân dân xa gần đến tham dự, ai cũng mong mình sẽ cướp được phết hoặc ít nhất là sờ tay vào quả phết.

Lễ hộiẢnh cướp Phết ở Bản Giàn. Ảnh vov

Lễ hộiẢnh cướp Phết ở Bản Giàn. Ảnh vov

Vì đâu lễ hội cướp phết thành bạo lực

Trước đây lễ hội cướp phết được xem là văn hóa đặc sắc của dân tộc, Thông qua hội phết để rèn đức, luyện tài, tập hợp sức mạnh đoàn kết và cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, mọi người, mọi nhà an vui, hạnh phúc.

Người được phết thì nghĩ mình là người may mắn mà có được, còn người không giành được phết thì họ chỉ xem như là mình không có may mắn vì quả phết chỉ có một mà người giành thì quá nhiều. Sau lễ hội thì ai cũng xem như vừa xong một trò chơi và ai cũng “vui ra phết”.

Tuy nhiên ngày nay với sự xuống dốc của đạo đức người ta không còn xem là may mắn nữa, họ cố giành dật cho kỳ được, bất kể là phải đánh nhau đến đổ máu. Lễ hội cướp phết mùng 7 tết năm nay đã có thanh niên cầm dao nhọn dài 30cm rượt đổi trai làng chạy náo loạn.

Chính vì tinh thần đã biến dị mà lễ hội cướp phết đã khác xa trước đây, hoàn toàn nhuốm màu bạo lực, lễ hội cướp phết trở thành lễ hội đánh nhau của trai làng đến đổ máu, không còn mang bản sắc văn hóa dân tộc nữa.

Nguyên nhân chính dẫn đến sự xuống dốc đạo đức là xã hội không xem trọng tính giáo dục của văn hóa cổ truyền, đồng thời phổ biến trong xã hội “học thuyết đấu tranh”, khiến “người đấu với người”, con người với nhau mất dần tính thiện lương mà từ xưa có được, thay vào đó là “học thuyết đấu tranh” giành dật chà đạp lẫn nhau./.

Ngọn Hải Đăng

Theo daikynguyenvn

Chuyên đề:

01 ý kiến dành cho “Vì đâu các lễ hội trở nên bạo lực”

  1. nguyen ngoc hoi 03/03/2015

    nên dẹp mấy lể hội vớ vẩn này gấp!

    Reply

Ý kiến bạn đọc