Home » Tiêu Điểm, Xã hội » Việc tịch thu phương tiện người uống bia rượu liệu có khả thi
Kiến nghị của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về việc tịch thu phương tiện giao thông của người điều khiển nếu nồng độ cồn trên 80mg/100ml (hay 0,4 mg/lít khí thở) gây tranh cãi trong dư luận thời gian qua.

>> Đề xuất tịch thu phương tiện của người vi phạm: Người dân nói gì?

>> Kiến nghị tịch thu phương tiện nếu lái xe uống nhiều bia rượu từ ngày 15/3

>> Việt Nam ngập chìm ngập trong bia rượu

Ảnh vov

Ảnh vov

Việc xử lý thích đáng người uống bia rượu  điều khiển giao thông từ trước đến nay luôn được sự đồng tình của dư luận, nhưng xử lý ở mức tịch thu cả phương tiện thì cũng khiến không ít người phải lo lắng.

Người dân lo lắng cách xử phát có khách quan hay không, nhiều người cũng nghi ngờ tính khả thi của việc này vì chưa có hành lang Pháp lý rõ rang.

Lo lắng về người xử phạt

Lo lắng về người xử lý vi phạm sẽ có tiêu cực là có cơ sở khi mà lực lượng công an giao thông từ trước đến nay luôn tìm cách thu tiền của người điều khiển khi có cơ hội.

Mặt khác làm thế nào để xác định được nồng độ cồn được đo là chính xác, vì thế người điều khiển phương tiện cũng lo lắng nếu để công an giao thông đo nồng độ cồn thì liệu có khách quan hay không. Bạn Tú Anh chia sẻ rằng: Tôi khẳng định việc tịch thu ko thể làm giảm tai nạn giao thông, chỉ làm tăng sự chống đối, có thể xảy ra án mạng nếu gặp côn đồ, và sau hết sẽ làm béo thêm những CSGT tiêu cực”.

Luật nào cho phép tịch thu phương tiện

Nhiều luật sư cho rằng Hiến pháp đã có quy định bảo hộ quyền sở hữu tài sản cá nhân, vậy nên để tịch thu tài sản thì Tòa phải tuyên án hoặc Viện kiểm sát phê chuẩn mới tịch thu được.

Tuy nhiên ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phát biểu trước báo chí rằng Điều 26 của Luật xử lý vi phạm hành chính cho phép tịch thu phương tiện

Người điều khiển không phải là chủ phương tiện

Một trường hợp xảy ra nhiều nữa là người điều khiển phương tiện nhưng không phải là chủ phương tiện, tức là thuê hay mượn xe, trường hợp này có tịch thu được không?

Ông Khuất Việt Hùng trong buổi giải đáp khi đối thoại với các luật sư cho rằng Với những người điều khiển xe chính chủ phạm luật thì sẽ bị tịch thu xe; những người mượn xe hoặc thuê xe nếu vi phạm thì phải chịu nộp phạt số tiền tương đương với giá trị của xe. Khi việc nộp phạt đã xong, chiếc xe sẽ được trao trả về cho chủ sở hữu. Do đó, những lo ngại của chủ xe khi cho mượn hoặc cho thuê sẽ bị mất trắng là không đúng, việc này sẽ hoàn toàn do người điều khiển xe chịu trách nhiệm”.

Tính khả thi của việc tịch thu phương tiện

Tiến sỹ Trần Thế Quân Cục phó Cục Pháp chế và Cải cách Hành chính, Tư pháp (Bộ Công an) cho Báo Tiền Phong biết: nếu áp dụng biện pháp tịch thu xe sẽ đẩy pháp luật đến sự bất bình đẳng, khi cùng là một hành vi nhưng có người bị tịch thu, xử phạt theo giá trị xe đến hàng chục tỷ đồng, nhưng có người chỉ mất vài trăm triệu đồng. Đó là chưa kể theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì mức xử phạt tối đa trong lĩnh vực trật tự an toàn xã hội, giao thông đường bộ ở mức 40 triệu đồng.

Dư luận nhìn nhận vấn đề này cũng có nhiều xu hướng khác nhau, niều người cho rằng việc thực hiện là phù hợp với quy định xử lý hành chính, cần làm nghiêm mới có khả năng răn đe. Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng việc tịch thu phương tiện người dân là không phù hợp với Hiến Pháp, không khả thi.

Ông Đặng Thanh Sơn, Cục trưởng Cục Xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật (Bộ Tư pháp) cho Báo Tiền Phong biết: “Tất cả những cái đó đều phải được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng. Bởi Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt hiện nay chưa có quy định nào cho phép tịch thu phương tiện đối với các lỗi trên. Muốn tịch thu thì phải sửa Nghị định. Khi sửa đổi thì phải có đánh giá mức tác động của các quy định, nhất là tính phù hợp, tính khả thi khi áp dụng trong thực tiễn”.

Còn giới doanh nghiệp vận tải suy nghĩ thế nào, ông Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam chia sẻ với Báo Tiền Phong rằng: “nếu đề xuất của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia được thông qua thì nhiều doanh nghiệp vận tải có thể sẽ lâm vào tình trạng phá sản. Bởi không phải lúc nào họ cũng có thể kiểm soát, ngăn chặn được hành vi uống rượu của tài xế. Khi đó, chiếc xe, tài sản của doanh nghiệp sẽ bị tịch thu và rất khó để họ có thể đòi được lái xe trả lại tiền. “

Nhiều chuyên gia nhận định rằng nếu kiến nghị này được thực hiện thì sẽ phát sinh rất nhiều các vụ tranh chấp kiện tụng phức tạp

Việc xử lý ở các nước trên thế giới

Việc lái xe uống rượu không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân mình mà còn cả những người tham gia giao thông khác, vì thế mà ở các nước xử lý việc này rất nghiêm minh.

Nhưng hầu hết các nước đều không tịch thu phương tiện, biện pháp là xử phạt rất cao, thậm chí bỏ tù, có nhiều hình thức xử phạt khác nhau như lao động công ích v.v…với mục đích là giáo dục, chứ không phải tịch thu phương tiện đi lại của người dân.

Ở Thái Lan chỉ cho phép lái xe có độ cồn dưới 0,05 miligam một lít khí thở. Nếu lái xe không đồng ý cho kiểm tra nồng đồ cồn thì bị xem là say xỉn và bị bắt theo pháp luật, mức xử phạt rất cao thậm chí bỏ tù. Người uống bia rượu gây tai nạn chết người có thể bị tòa kết án tử hình.

Ở Singapore lái xe chỉ được phép có độ cồn ở mức  0,08 miligam một lít khí thở. Nếu vi phạm lần thứ nhất sẽ bị phạt 5.000 đô Singapore và 6 tháng tù, nếu tái phạm sẽ bị phạt 1 triệu đô Singapore và một năm tù. Nếu là nam giới dưới 50 tuổi còn bị thêm đòn roi (cao nhất 24 roi).

Ở Trung Quốc sẽ bị phạt tù từ 1 đến 6 tháng, cấm lái xe 3 năm. Trường hợp lái xe say xỉn gây tai nạn chết người sẽ bị tử hình.

Ở Malaysia lái xe say xỉn sẽ bị ngồi tù, néu đã kết hôn thì người vợ cũng ngồi tù theo.

Ở Nhật Bản quy định nồng độ cồ không được quá 0,03 miligam một lít khí thở, nếu vi phạm sẽ bị phạt rất nhiều tiền và bị cấm lái xe trong một thời gian dài. Nếu cố tình bỏ trốn sẽ bị phạt 10 năm tù, nếu gây ta nạn chết người còn bị cấm lái suốt đời. Các quán bar không được phép bán bia rượu cho lái xe (nếu biết), quán nào vi phạm sẽ bị cấm hoạt động.

Ngoài ra, người cung cấp xe cho người uống rượu, người ngồi cùng xe với người uống rượu và người cung cấp rượu cho người lái xe đều bị xử phạt cùng. Người ngồi cùng xe hay người cung cấp rượu cho một lái xe sẽ bị tuyên mức án tù cao nhất là 3 năm hoặc bị phạt 500.000 yên; còn bản thân tài xế sẽ bị phạt tù giam cao nhất 2 năm hoặc bị phạt 300.000 yên.

Ở Ấn Độ quy định nồng độ cồn không được phép quá 0,03 miligam một lít khí thở. Các đội kiểm tra nồng độ cồn được ngay trước cửa các quá bar, khách sạn hay nhà hàng. Tòa Án đất nước này cũng đã kiến nghị khi bán rượu cho khách thì yêu cầu khách phải có sẵn hay thuê người chở mình về.

Ở Đức quy định lái xe không được có nồng độ cồn quá 0,05 miligam một lít khí thở, nếu vi phạm lần đầu bị phạt 500 euro và cấm lái 1 – 3 tháng. Nếu tái phạm hình phạt sẽ tăng dần lên.

Ở Mỹ lái xe trong tình trạng say rượu bị coi là tội phạm nguy hiểm, các biển báo trên đường phố Mỹ đều có biển báo ghi số điện thoại để người dân phát hiện lái xe say xỉn gọi điện báo. Nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền, giữ bằng lái. Trường hợp vi phạm nặng sẽ bị phạt tù và tịch thu bằng lái vĩnh viễn.

Ở Anh hễ lái xe mà uống rượu là bị giữ bằng lái 1 năm, cảnh sát có thể kiểm tra bất cứ ai nghi ngờ, nếu lái xe nào không cho kiểm tra sẽ bị coi là có uống rượu.

Ngọn Hải Đăng

Theo daikynguyenvn


01 ý kiến dành cho “Việc tịch thu phương tiện người uống bia rượu liệu có khả thi”

  1. Hai lúa 11/03/2015

    Muốn lòng dân nổi loạn hay sao mà tịch thu tài sản của họ…? Hãy nhìn các chế độ khác không đứng vững nổi chỉ vì : đi ngược với lòng dân đấy !

    Reply

Ý kiến bạn đọc