Home » Xã hội » Đề xuất tịch thu phương tiện của người vi phạm: Người dân nói gì?
tich thu xe
Hình thức tịch thu xe, cần phải được thảo luận kỹ trước khi ban ban hành. (Ảnh: KT)
Việc tịch thu tài sản của công dân phải do Tòa án hoặc Viện Kiểm sát phê chuẩn, không phải ngành nào cũng có quyền làm việc này.

Xung quanh đề xuất tịch thu phương tiện, bao gồm cả ô tô và xe máy, nếu người điều khiển vi phạm về nồng độ cồn quá cao, hoặc xe máy lưu thông vào đường cao tốc đang có nhiều ý kiến chưa thống nhất. Nhiều người cho rằng quy định này sẽ khó thực thi vì xe máy, ô tô là tài sản thuộc sở hữu cá nhân. Trong khi đó, vi phạm Luật Giao thông đường bộ chỉ là vi phạm phải xử phạt hành chính. Vậy khi tịch thu phương tiện của người vi phạm Luật giao thông liệu có trái luật?

Tại văn bản mới đây gửi Chính phủ về việc cho phép thực hiện một số quy định xử phạt vi phạm hành chính nhằm kéo giảm tai nạn và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia (UBATGTQG) đề xuất cho phép các Bộ, ngành, địa phương thực hiện thí điểm một số quy định xử phạt, áp dụng từ ngày 15/3. Cụ thể, nếu có nồng độ cồn trên 80mg/100ml hoặc vượt quá 0,4mg/l khí thở, lái xe ôtô sẽ bị tước giấy phép 2 năm và tịch thu phương tiện, đồng thời phải thi lại Luật giao thông đường bộ trước khi được cấp lại giấy phép.

Hình thức xử phạt này áp dụng cho cả người vi phạm điều khiển môtô, xe gắn máy và các loại xe tương tự môtô. Đề xuất của UBATGTQG vừa đưa ra đã nhận được nhiều luồng ý kiến trái chiều.
Nhiều người bày tỏ sự đồng tình vì cho rằng, cần phải làm nghiêm như vậy mới có tính chất răn đe, khiến người tham gia giao thông ý thức được hành vi vi phạm của mình, từ đó hy vọng sẽ góp phần thay đổi nhận thức, hành vi trong tham gia giao thông.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng ở Đông Anh, Hà Nội, việc UBATGTQG đề xuất tịch thu phương tiện của người vi phạm là cần thiết vì ý thức của nhiều người tham gia giao thông hiện nay còn rất kém. Có thể, khi bị tịch thu xe họ sẽ thấy sốc, nhưng đó sẽ là bài học để họ buộc phải nhớ khi tham gia giao thông:

“Tôi thấy Luật pháp phải xử lý nghiêm vấn đề này vì theo tôi uống rượu mà lái xe ô tô là không được. Thứ hai là đường cấm cũng không nên vào, nếu vào nên thu xe, kể cả xe máy vì xe máy là phương tiện vi phạm nhiều nhất. Theo tôi, đây là một biện pháp để răn đe để người dân chấp hành tốt. Khi thực hiện phải làm quyết liệt, làm đến nơi chứ đang làm mà bỏ lửng là không được”, ông Hùng nói.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng cần cân nhắc thêm. Ông Nguyễn Văn Hồng ở Cầu Giấy, Hà Nội cho rằng, trước khi đưa quy định này vào thực tiễn, cần tuyên truyền cho người dân hiểu, nắm được.

Theo ông Hồng, nhiều người dân do không nắm được quy định cấm đi xe vào đường cao tốc nên vô tình vi phạm luật. Cũng có người, chiếc xe máy là phương tiện mưu sinh của cả gia đình, nếu bị tịch thu chỉ vì vô tình phạm luật thì cũng chưa phải là hợp tình. Bởi vậy, theo ông Nguyễn Văn Hồng. quan trọng nhất, cái gốc ở đây là phải giáo dục ý thức chấp hành luật lệ giao thông.

“Trước hết, giáo dục ý thức chấp hành luật lệ giao thông là cơ bản nhất. Giáo dục ý thức cho con người khi tham gia giao thông ngay từ nhỏ cho đến lớn, khi tham gia giao thông phải luôn chấp hành. Biện pháp tịch thu phương tiện là bất đắc dĩ, phải thi hành đối với những trường hợp không chấp hành. Với những trường hợp không chấp hành cứ chiểu theo pháp luật mà thực hiện cho nghiêm túc”, ông Hồng nêu quan điểm.

Tuy nhiên, cũng có luồng ý kiến cho rằng, việc tịch thu xe máy đi vào đường cao tốc, hay tịch thu phương tiện khi vi phạm nồng độ cồn là không hợp lý và vi phạm pháp luật hiện hành.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn ở quận Thanh Xuân, Hà Nội, việc tịch thu phương tiện của người vi phạm giao thông là trái Luật. Theo ông Tuấn, một nguyên tắc khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là không được trái với Hiến pháp năm 2013, cũng như Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Giao thông đường bộ. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, tài sản sử dụng hợp pháp muốn bán phải được sự đồng ý của chủ sở hữu. Nếu họ vi phạm giao thông thông thường thì chỉ có thể phạt tiền, tước giấy phép lái xe.

“Việc xử phạt, tạm thu giữ phương tiện sẽ được nhiều người đồng tình vì việc làm này là đúng. Tuy nhiên việc tịch thu tài sản của công dân phải do Tòa án hoặc Viện Kiểm sát phê chuẩn, không phải ngành nào cũng có quyền làm việc này. Vì vậy, chúng ta chỉ nên xử phạt, thậm chí phải xử phạt thật nặng, thật nghiêm để chấn chỉnh hành vi vi phạm pháp luật của con người. Nhưng ngược lại, việc thu giữ tài sản theo Luật là không được phép và điều này đã được Hiến pháp quy định rõ”, ông Nguyễn Anh Tuấn chỉ rõ.

Những biện pháp mạnh đưa ra để đảm bảo trật tự an toàn giao thông là cần thiết. Nhưng gia tăng hình thức xử phạt, trong đó có hình thức tịch thu xe, cần phải được thảo luận kỹ trước khi ban ban hành. Bởi ô tô, xe gắn máy là một tài sản lớn đối với người dân. Khi tịch thu tài sản của người dân, cần phải tuân thủ đúng các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, lúc đó Luật mới thực sự đi vào cuộc sống./.

Việt Cường/VOV

Chuyên đề:

9 ý kiến dành cho “Đề xuất tịch thu phương tiện của người vi phạm: Người dân nói gì?”

  1. dự án chung cư goldmark city 06/03/2015

    ý kiến thì có nhiều ý kiến lắm, nhưng ý rồi thì có thấy kiển trả lời gì đâu. vậy lên ý kiến cũng chẳng để làm gì :)

    Reply
  2. rudoi 07/03/2015

    vo van that. kiem soat khong duoc la tich thu.loan het ca cai xa hoi khong nguoi cam dau nay. khong dich den, khong chinh phu. xa hoi dang hon mang vi that su thieu rat nhieu nhung nguoi lanh dao co tai , co tam nhin dap ung duoc tinh hinh dat nuoc. ho chi loay hoay voi loi ich va quyen luc.noi thang la bat tai. kem duc

    Reply
  3. Bó phép.com.vn 07/03/2015

    Mấy cái thằng làm luật đầu đất sét. Ko biết Việt Nam mÌnh bao giờ hết bọn ngu đần làm luật này cho dân nhờ, bó phép. Com.vn

    Reply
  4. Trần chánh Trung 08/03/2015

    Vi phạm Luật giao thông do có uống rượu bia bị tịch thu xe, điều này nói lên sự kém cỏi của Pháp luật,cho nên dẩn chứng bên nước Anh đang áp dụng như vậy, không hiểu nhà làm luật VN suy nghỉ như thê nào ?, đối với họ tôi góp ý rằng người vi phạm thì tịch thu người, tịch thu xe làm chi, hy vọng lọt vào trong nảo của họ.

    Reply
    • ngudan 08/03/2015

      tịch thu người nuôi cơm à, tịch thu xe mới ấm no cho giai cấp vô sản chứ chú.

      Reply
      • Trần chánh Trung 09/03/2015

        Ông bạn quả thật cao minh, tôi quên mất họ là người cộng sản, mà người cộng sản thì ai cũng vơ vét làm giàu !xã hội đang chứng minh như vậy.

        Reply
  5. Tử Anh 10/03/2015

    Tôi khẳng định việc tịch thu ko thể làm giảm tai nạn giao thông, chỉ làm tăng sự chống đối, có thể xảy ra án mạng nếu gặp côn đồ, và sau hết sẽ làm béo thêm những CSGT tiêu cực.

    Reply
  6. Tôi đề nghị ông thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nghiên cứu kỹ vụ việc này, kéo thu xe dân bức xúc loạn cả xã hội lấy dân làm gốc, gay thêm tiêu cực cho máy ông cs giao Thông xấu xa mất đạo Đức dễ vòi tiền lái xe. Thiếu gì cách phạt kể cả cám lái xe 1 năm, phạt nặng tiền v.v.. Đúng là dở hơi. Hết chặt trụi cay xanh Hanoi bay giơ chặt xe.
    ” Đảng , chính phủ phải biết nghe ý đúng người dân, để còn ổn định chính trị xã hội, dân bay giờ họ có trình độ đó chứ ko ngu đâu “

    Reply
  7. Tôi muốn góp ý mà chẳng biết nói gì.vì đầu óc tôi vô dụng chẳng nghĩ được gì để viết nên câu.

    Reply

Ý kiến bạn đọc