Home » Xã hội » Dự án chồng dự án: Nguy cơ 14 triệu USD thành phế liệu
Các huyện miền núi tỉnh Quảng Bình luôn phải sống trong tăm tối vì chưa có điện, điều mong ước của người dân nơi dây là có được điện thắp sáng. Thế nhưng việc thực diện dự án chồng lên dự án khiến cho 14 triệu đô la tài trợ từ vốn ODA của Hàn Quốc có nguy cơ thành phế liệu.

Câu chuyện thầy cô giáo dùng đèn pin soạn giáo án

Mặc dù Việt Nam đã xuất khẩu được điện, nhưng thật là nghịch lý khi mà nhiều nơi các thầy cô giáo phải dùng đèn pin soạn giáo án.

tại nơi xã miền núi Tân Trạch và Thượng Trạch, thuộc huyện Bố Trạch (Quảng Bình), để đưa được chữ đến cho trẻ em nơi đây, các thầy cô giáo phải dùng đèn pin soạn giáo án. Cuộc sống người dân sống trong cảnh tăm tối, không tiếp xúc được với ánh sáng văn minh bên ngoài.

Chỉ có 5,6 hộ nơi đây có để tiền để mua bình ắc quy hay đèn dầu để thắp sáng, còn lại cứ tối đến người dân phải dùng củi để đốt sáng.

Cô Trần Thị Kim Triều, Hiệu trưởng Trường Mầm non Tân – Thượng Trạch chia sẻ với báo Đời Sống Phá Luật rằng: Trước mỗi ngày đứng lớp, các cô giáo phải dậy rất sớm đi bộ xuống suối gánh nước lên trường để sinh hoạt. Sau đó, họ mới mở cửa đón các cháu tới trường. ‘Không có điện dẫn theo đó là rất nhiều hệ lụy khác, đơn cử như nguồn nước lấy từ khe suối lên, có rất nhiều hàm lượng vôi trong nước, lại không xử lý (lọc) sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, dễ mắc các bệnh liên quan đến thận, da liễu, thậm chí là phụ khoa’

Cuộc sống nghèo khổ, tăm tối, người dân nơi đây chỉ ước mong có điện để cuộc sống bớt cơ cực.

quang-binh

Ảnh: nguoiduatin

Dự án điện mặt trời

Ngày 26/11/2011, UBND tỉnh đã phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 3079/QĐ-UBND với tổng mức đầu tư 13,783 triệu USD. Đây là dự án cung cấp điện bằng năng lượng mặt trời sử dụng từ vốn ưu đãi ODA của Hàn Quốc.

phin-mat-troi

Thiết bị điện pin mặt trời đã lắp đặt tại bản 61. Ảnh nguoiduatin

Đây được xem là dự án năng lượng điện mặt trời lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam, đi qua địa bàn 8 xã của 4 huyện

Đến năm 2012, sau khi tiến hành chấm thầu xong, nhưng truyền thông báo chí đã phát hiện các sai phạm trong quá trình đấu thầu, nên UBND Tỉnh phải dừng dự án để đấu thầu lại,  khiến dự án bị chậm một năm so với kế hoạch.

Kết quả đấu thầu lần hai giảm được 2 triệu USD so với lần đấu thầu trước, thế nhưng không một ai bị kiểm điểm hay quy trách nhiệm, giám đốc dự án về hưu và được xem như là “hạ cánh an toàn”.

Sau khi đấu thầu lại 19/01/2015 Ban Quản lý dự án đã ký hợp đồng với nhà thầu triển khai thực hiện dự án này.

Dự án điện lưới quốc gia

Theo ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch tỉnh Quảng Bình thì dự án điện sử dụng bằng pin mặt trời này chỉ đủ điện cho sinh hoạt gia đình, nhưng không đủ điện cho sản xuất. Trước tình hình phát triển kinh tế xã hội, rất nhiều dự án nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nên nhu cầu điện cho sản xuất sẽ tăng.

Từ đó UBND tỉnh Quảng Bình đã ra văn bản gửi Thủ Tướng cùng các Bộ liên quan xin được cấp điện theo chương trình cấp điện nông thôn và đã được đồng ý.

Ngày 16/10/2014 UBND tỉnh Quảng Bình đã ra  quyết định số 2908 về việc thực hiện Dự án đầu tư xây dựng công trình cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Quảng Bình, với chi phí đầu tư là 368 tỷ đồng lấy từ ngân sách Trung ương.

Xem lại các trình đấu thầu dự án điện lưới, các chuyên gia cũng phát hiện những bất thường: Đó là chủ đầu tư đã chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu mà không đấu thầu, khiến cho các nhà thầu có năng lực thực hiện dự án không được tham gia.

Ông Nguyễn Hữu Hoài đã vội vã ký phê duyệt Dự án điện lưới mà không có báo cáo tác động môi trường, trong khi có một tuyến đường dây đi qua vùng rừng đặc dụng và Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng, điều này đã vi phạm Nghị định số 29.

Chính vì không có báo cáo môi trường này mà việc kéo điện lưới đã qua khu Phong nha – Kẻ bàng sẽ vi phạm Hiệp ước năm 1972 về bảo vệ Di sản thiên nhiên thế giới của UNESCO.

Dự án chồng dự án

Vậy là tỉnh Quảng Bình đã thực hiện hai dự án về điện: Đó là dự án điện mặt trời và dự án điện lưới quốc gia. Nhưng ông Hoài khẳng định rằng dù thực hiện cùng lúc 2 dự án này nhưng không gây chồng chéo lên nhau, do dự án điện mặt trời phục vụ sinh hoạt gia đình; còn dự án điện lưới quốc gia chỉ tập trung cho các dự án sản xuất, như Dự án trồng 400 ha cao su của Doanh nghiệp Minh Trí.

Thế nhưng các chuyên gia lại nhận định rằng hai dự án này thực tế vẫn chồng lên nhau, do mạng lưới điện vẫn đi qua các nơi đã có điện mặt trời, nhưng chỉ để phụ vụ sản xuất mà không phục vụ sinh hoạt gia đình, điều này gây lãng phí.

Việc thực hiện dự án chồng dự án này khiến nguy cơ 14 triệu đô la cho dự án điện mặt trời thành phế liệu. Một chuyên gia trong ngành điện xin được giấu tên cho báo Tiền Phong biết: Theo quyết định phê duyệt 2908 của UBND tỉnh, thì cả hai dự án điện mặt trời và điện lưới ở hai xã Tân Trạch, Thượng Trạch sẽ về đích cùng lúc là cuối năm 2015, thậm chí điện lưới sẽ về đích trước. Toàn bộ thiết bị điện mặt trời ở hai xã này, chiếm gần 50% vốn của dự án, khoảng 7 triệu USD rất có thể sẽ không có được một ngày phát điện phục vụ người dân mà phải bỏ vào kho làm vật tư thay thế. Số còn lại sẽ được tháo dỡ vào năm 2020 khi giai đoạn hai của dự án điện lưới hoàn tất. Với hệ thống điện lưới gần như phủ kín địa bàn Quảng Bình, còn được mấy nơi sử dụng điện mặt trời? Với tuổi thọ 20 năm đối với pin mặt trời, mấy trăm năm sau mới thay thế hết số thiết bị được tháo dỡ ra, và đương nhiên đống thiết bị giá 14 triệu USD sẽ thành phế liệu.

Cũng theo vị này, đáng ra Quảng Bình phải báo cáo ngay với Bộ Công thương và Chính phủ về việc Dự án chồng dự án để có phương án giải quyết. Hoặc, cắt phần vốn của điện lưới chồng lên điện mặt trời, hoặc dừng dự án điện mặt trời hay chuyển cho địa phương khác để tránh lãng phí. Để duy trì Ban quản lý Dự án cung cấp điện bằng năng lượng mặt trời, riêng tiền lương phải chi 1,3 tỷ đồng/năm.

Ngọn Hải Đăng

Theo daikynguyenvn.com

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc