Home » Tiêu Điểm, Xã hội » Khủng hoảng môn lịch sử trong giáo dục
Nhiều chuyên gia cho rằng việc tích hợp môn lịch sử gộp vào môn giáo dục công dân sẽ làm mất đi môn học này.

>> Bàn về việc Bộ GDĐT bỏ môn lịch sử

>> Làm sao để học sinh yêu thích môn sử

Thí sinh duy nhất thi Môn Sử tại điểm thi Trường THPT Yên Thành 2. Sáng 4/7/2015 vẫn có 66 cán bộ nhân viên phục vụ duy nhất 1 thí sinh, gồm 48 cán bộ coi thi, 12 nhân viên bảo vệ và 6 cán bộ phục vụ thi. Photo: TT đăng trên doisongphapluat.com

Thí sinh duy nhất thi Môn Sử tại điểm thi Trường THPT Yên Thành 2. Sáng 4/7/2015 vẫn có 66 cán bộ nhân viên phục vụ duy nhất 1 thí sinh, gồm 48 cán bộ coi thi, 12 nhân viên bảo vệ và 6 cán bộ phục vụ thi.
Photo: TT đăng trên doisongphapluat.com

Môn học lịch sử trong giáo dục đang khủng hoảng

Dự tính của Bộ giáo dục và đào tạo Việt Nam sẽ bỏ môn học lịch sử và thay thế bằng môn “công dân và tổ quốc” đã gặp rất nhiều phản biện từ giới nghiên cứu lịch sử nói riêng và trí thức nói chung. Trong cách nhìn nhận của những người quan tâm về vận mệnh đất nước cũng như quan tâm về khoa học lịch sử, hành vi gở bỏ môn học lịch sử để thay thế bằng một môn học khác có tính “tuyên truyền” bằng cách mượn một số thông số của lịch sử là một sự thất bại, lịch sử sẽ trở thành công cụ để “tuyên truyền” chứ không man ý nghĩa giá dục. Nhưng nhìn chung, có hai vấn đề thất bại nổi trội và căn bản nhất, đó là triệt tiêu lòng yêu nước và xóa mờ mọi ký ức dân tộc.

Một người tên Trình, là giáo viên dạy sử lâu năm ở một trường phổ thông trung học, hiện đang sống tại quận 1, Sài Gòn, chia sẻ: “Mấy anh dạy lịch sử ….không dạy lịch sử một cách khoa học. Bản thân bộ môn lịch sử xã hội chủ nghĩa thì dạy hay không dạy gì nó đã chết rồi. Bản thân nó đã chết từ lâu rồi. Suốt ngày anh cứ dạy cầm súng tiến lên, ngày này thắng trận này, ngày kia thắng trận kia, đế quốc Mỹ rồi Ngụy quân Ngụy quyền gì đó thì học sinh nó ngán ngẩm, nó hết muốn học. Lịch sử là phải đa chiều và sinh động. Đằng này ngay cả vấn đề  có tính địa chính trị như Trường Sa và Hoàng Sa, mấy anh chưa bao giờ đưa vào giáo khoa lịch sử và mấy anh biến sự kiện đó thành cái xác không hồn. Như vậy, bây giờ dù có dạy hay không dạy môn lịch sử thì chính bộ môn lịch sử như một cái xác không hồn của mấy anh cũng phải chết thôi!”.

Theo ông Trình lịch sử đích thực sẽ là mấu chốt, xương sống để giữ lại tinh thần dân tộc và khí phách Việt tộc.

Giải thích vấn đề vừa nói, ông Trình nói rằng suốt từ những năm 1945 cho đến hiện tại, chưa bao giờ nhà nước có một giáo trình sử học nghiêm túc và đầy đủ. Chính sách kiểm duyệt từ trong trứng nước của Đảng đã giết mọi bài học lịch sử nghiêm túc ngay từ khi nhà viết sử cầm bút để ghi chép.

Bằng chứng của vấn đề này chính là mọi giáo trình lịch sử của ngành giáo dục đều có chung khuynh hướng là ca ngợi công lao của đảng Cộng sản, những mốc sự kiện liên quan đến vinh quang của đảng Cộng sản xuất hiện dày đặc trong bài học lịch sử. Và các sự kiện, những bài học lịch sử các đời vua dựng nước, chống giặc Tàu để giữ nước rất mờ nhạt trong giáo trình lịch sử .

Theo ông Trình, mối nguy hại của việc dạy sử trong nhiều năm nay là không thể kể xiết. Điều này vừa làm cho bài học lịch sử trở nên khô khan bởi giọng điệu mang tính “tuyên truyền” và thiếu tính khoa học trầm trọng. Đặc biệt, bộ môn lịch sử mà thiếu tính khoa học, bị lai căn và lang chạ với tính “tuyên truyền” thì sẽ đánh mất toàn bộ tính sinh động của nó, dẫn đến sự nhàm chán và vô nghĩa.

Ông Trình cho rằng sở dĩ môn lịch sử Việt Nam lại quá coi trọng vấn đề “tuyên truyền” nhưng lại giảm thiểu, thậm chí xóa mất những bài học lịch sử đánh Tàu giữ nước của ông cha, tổ tiên là vì chế độ cầm quyền hiện tại quá phụ thuộc vào nhà nước Cộng sản Trung Quốc. Dấu hiệu của sự phụ thuộc này là trước đây, những bài học lịch sử về chống Tàu vẫn có trong giáo khoa. Nhưng từ năm 1990, cụ thể là từ sau hội nghị Thành Đô trở đi, những bài học chống Tàu giữ nước tự bốc hơi, không cánh mà bay khỏi giáo trình lịch sử.

Phòng thi chỉ có 2 thí sinh thi môn sử tại HĐT trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai chiều 2-6-2014. Ảnh - Như Hùng/songmoi.vn
Phòng thi chỉ có 2 thí sinh thi môn sử tại HĐT trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai chiều 2-6-2014. Ảnh – Như Hùng/songmoi.vn

Mất môn sử học là mất nước

Một vị là giáo viên dạy sử những năm trước 1975, không muốn nêu tên, chia sẻ:“Cái gốc của vấn đề là nó không thực sự có môn sử mà nó bị chính trị hóa đi.”.

Theo vị này, hiện tại, nếu đánh tráo môn học lịch sử bằng bất cứ môn học nào khác nhằm nâng cao tính “tuyên truyền” cho Đảng đều dẫn đến hậu quả là dân tộc Việt Nam bị xóa nhòa.

Vị này  nhấn mạnh đến vấn đề mất nước và giải thích là vì mọi tương tác xã hội hiện tại đều có bóng dáng Trung Quốc trong đó. Từ gói mì ăn liền cho đến ly trà sữa trân châu hay chiếc xe máy, cái máy cắt cỏ, chiếc điện thoại di động, bộ áo quần, thực phẩm hằng ngày… Mọi thứ đều có bóng dáng Trung Quốc.

Nói sâu xa hơn, những sản phẩm tinh thần như phim ảnh, tạp chí, nghệ danh đều mang hơi hướm và bóng dáng Trung Quốc. Đây là nguồn tác động hằng ngày vào tâm thức nhiều thế hệ. Bây giờ, nếu không kịp chấn chỉnh, không kịp đánh thức dân tộc bằng những bài học lịch sử được trích từ xương máu và lòng hy sinh để chống giặc Tàu xâm lăng của cha ông. Điều này sẽ đưa tuổi trẻ đến chỗ lầm đường lạc lối.

Và khi tuổi trẻ không còn phân biệt được đâu là bạn, đâu là thù, tiếp tục bị huyễn hoặc bởi một loại siêu nhân Đại Hán thông qua chính sách bang giao của nhà cầm quyền cũng như mọi động thái lấn lướt, bề trên của Trung Quốc. Đến một lúc nào đó, tuổi trẻ sẽ nghĩ và tin rằng họ cũng là một phần tử của nước Trung Quốc rộng lớn. Và tính nhược tiểu của nhà cầm quyền trước ngoại bang Trung Quốc sẽ là nguồn tác động lớn nhất đến tuổi trẻ, đẩy thế hệ trẻ đến chỗ hèn nhát, nhược tiểu và không có bản sắc dân tộc. Đây là điều khó tránh khỏi.

Vị này đặt ra một câu hỏi rằng ông lấy làm lạ một điều là tại sao trong lúc Trung Quốc đang chiếm Trường Sa, Hoàng Sa, đang xâm lấn lãnh hải, xâm lấn lãnh thổ trên biên giới và có những phát biểu đầy giọng điệu bành trướng về phương Nam mà chính quyền lại đánh tráo môn lịch sử bằng môn học “công dân và tổ quốc”?

Bởi ngay cái tên môn học cũng đã nói lên tính chất “tuyên truyền” và nhồi sọ thế hệ trẻ yêu Đảng. Bởi lâu nay, Đảng luôn đồng nhất dân tộc với Đảng 

Ông nghi vấn rằng phải chăng đánh tráo môn học lịch sử sang môn học “công dân và tổ quốc” là cách chạy trốn trách nhiệm dạy lịch sử, đốt sách sử và dần đẩy khoa học lịch sử và chỗ bế tắc bởi tính hữu dụng cũng như tính giáo dục của nó dần bị xói mòn, phôi phai?!

Như để đưa ra kết luận cuối cùng, vị này lắc đầu chua chát nói rằng một đất nước mà môn lịch sử bị đánh tráo thì nó chỉ dự cảm cho một tương lai duy nhất, đó là tương lai vong nô!

Theo RFA

Ngay cả khi không tich hợp vào môn học khác thì hiện nay môn lịch sử trở thành công cụ “tuyên truyền” cho Đảng, chứ không phải là môn giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc nữa, cũng vì lẽ đó mà môn sử trở nên chán ngắt với người học

Chuyên đề: ,

01 ý kiến dành cho “Khủng hoảng môn lịch sử trong giáo dục”

  1. nguyễn khôi 12/12/2015

    Lịch sử có nhiều thời kỳ, mình học lịch sử của lớp người đi trước, thế hệ sau sẽ học lại lịch sử về chúng ta. Các nhà lịch sử sao không ghi chép lại tất cả những sự việc đang diễn ra cho thế hệ sau có cái để học. Yêu cầu không được ghi chép sai sự thật để lịch sử không bị sai lạc. Tin tức nào bị che dấu hãy đăng công khai chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ

    Reply

Ý kiến bạn đọc