Home » Xã hội » Làm sao để học sinh yêu thích môn sử
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa ra “Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể”, theo đó dự kiến tích hợp môn lịch sử với môn giáo dục công dân và an ninh quốc phòng thành môn mới là công dân với Tổ quốc.

>> Bàn về việc Bộ GDĐT bỏ môn lịch sử

hoc-sinh

Với việc tích hợp này lịch sử có thể trở thành môn tự chọn chứ không phải bắt buộc, nhiều người còn cho rằng dần dần môn này không được xem trọng và sẽ bị biến mất.

Ý kiến các nhà sử học

Dự thảo này vừa ra đã vấp ngay phải những ý kiến phản đối, nhà sử học Dương Trung Quốc phát biểu trên báo nld rằng: thay vì Bộ GD-ĐT tăng cường cải thiện tình hình, khắc phục hạn chế để thúc đẩy môn lịch sử thì nay lại chủ trương thay đổi bằng một phương thức hoàn toàn mới. Dù môn lịch sử vẫn được dạy ở một số môn học tích hợp nhưng đến giai đoạn quan trọng nhất là bậc THPT thì lại tích hợp gộp 3 môn lại.

Vấn đề đặt ra, mục tiêu của tích hợp là gì thì Bộ GD-ĐT chưa lý giải được thấu đáo hay chỉ đơn thuần là con số cộng. Mặt khác, để lịch sử đứng độc lập là môn riêng còn nan giải thì nay đem tích hợp thì sẽ mang lại hiệu quả ra sao?”

 lich-su

Tại buổi hội thảo “Tích hợp giáo dục lịch sử, giáo dục quốc phòng an ninh và giáo dục công dân hợp thành môn Công dân với Tổ quốc trong chương trình giáo dục phổ thông mới” do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 3/11, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử cũng phản đối điều này.

Giáo sư Phan Huy Lê  không đồng ý việc tích hợp môn lịch sử gộp vối môn khác mà không còn là môn riêng biệt. Giáo sư cho rằng nếu Lịch sử trở thành môn tự chọn thì bản chất là thủ tiêu môn học này. Nếu xóa bỏ môn Lịch sử trong hệ thống tri thức phổ thông là cực kỳ nguy hiểm. Công dân lớn lên mà không biết, hoặc biết mơ hồ về lịch sử Việt Nam thì ai sẽ chịu trách nhiệm hệ quả đào tạo này.

phan-huy-le

Giáo sư Phan Huy Lê (ảnh: Vnexpress.net)

Báo Giáo dục dẫn lời của Giáo sư Nguyễn Ngọc Cơ , nguyên Phó chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: “Nếu đã quan niệm ‘giáo dục là quốc sách hàng đầu’, thì đầu tiên phải học lịch sử.

Thời cổ xưa khi chúng ta chưa biết nhiều về các môn khoa học tự nhiên, thì môn Sử trở thành môn bắt buộc, chính yếu trong nhà trường.

Trải qua các thời kỳ lịch sử, môn học này luôn có tầm quan trọng và giữ nguyên giá trị trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, tạo dựng nhân cách cho con người nói chung…”.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Cơ cũng đặt câu hỏi trên báo Giáo Dục rằng: “Tôi chưa thấy ở quốc gia nào có quan niệm, thích học lịch sử thì học, không học thì thôi. Trên thế giới, có quốc gia đã chọn môn sử là môn bắt buộc trong thi công chức…

Người ta quan tâm lịch sử dân tộc như vậy, còn chúng ta thì sao? Do đó, việc học Lịch sử hay không học, quan trọng hay không quan trọng là do người cầm cán.

Tôi nghĩ chính người lớn chúng ta đang làm hư con trẻ. Thử đặt câu hỏi, sẽ thế nào nếu con, cháu chúng ta không biết về lịch sử dân tộc, không biết gốc gác của mình là ai?”

“Có lịch sử mới có tương lai. Học lịch sử để dạy các em biết, tổ tiên ông cha ta đã lập quốc, xây dựng, bảo vệ tổ quốc như thế nào, đặc biệt là trong thời đại ngày nay. Còn chúng ta, nếu không quan tâm đến lịch sử là có tội với tổ tiên…”

Về việc tích hợp môn lịch sử với môn giáo dục công dân và an ninh quốc phòng thành môn mới là công dân với Tổ quốc, báo Pháp Luật TP dẫn lời Giá sư Phan Huy Lê cho rằng: “Môn học công dân với Tổ quốc là môn tích hợp nhưng thực chất mà nói đây là gán ghép với một tên mà nền giáo dục Việt Nam cũng như thế giới chưa bao giờ có. Tức là vô cùng mới mẻ, mới mẻ đến mức tôi nói đùa là “vô tiền, khoáng hậu”.

Nếu mới mà hay thì chúng ta hoan nghênh nhưng rất tiếc đây là cái mới nhưng rất tùy tiện, không dựa trên một nền tảng khoa học nào cả. Mà ngay cả tên gọi cũng có nhiều điều băn khoăn. Khái niệm Tổ quốc đưa vào đây quá rộng lớn mà gói gọn trong ba môn học không thỏa đáng, từ tên gọi đến nội dung tích hợp không thỏa đáng một chút nào”.

Học sinh chán sử đến mức nào

Việ tích hợp môn lịch sử vào môn học khác là do thời gian qua học sinh đã quá chán với môn sử, số học sinh bị điểm liệt môn này cũng rất cao

kỳ tuyển sinh năm 2011 cả nước sửng sốt với 98% có nơi 99% số thí sinh bị trượt môn sử. Từ đó đến nay vẫn không có dấu hiệu nào khả quan hơn

Vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014, chỉ có 11,52% thí sinh chọn thi môn lịch sử, đây là con số thấp nhất trong 4 môn tự chọn

Còn trong kỳ thì THPT 2015 thì cũng chỉ có 15,3% thí sinh chọn môn sử, trong có rất nhiều trường không có nổi 1 học sinh chọn môn sử.

Nhiều hội đồng thi môn lịch sử đã đóng cửa vì không co thí sinh nào đăng ký môn sử, điển hình là ở Cần Thơ có đến 14/28 điểm thi không có thí sinh nào dự thi môn sử. Cụm thi ĐH Đà Nẵng có đến 24/29 điểm thi không có thí sinh nào thi sử. Nhiều nơi khác trên cả nước cũng rơi vào trường hợp tương tự.

Dù ít thí sinh dự thi nhưng kết quả thi sử THPT 2015 có gần 1.300 học sinh bị điểm liệt (từ 1 điểm trở xuống).

Vì sao học sinh chán sử, cần dạy môn sử thế nào để học sinh yếu thích môn này

Việc dạy sử hiện nay rất khô khan gò ép, khiến môn sử trở nhạt nhẽo, học sinh chán môn sử.

Các bài học môn sử hầu như chỉ đưa ra sự kiện lịch sử, rồi học sinh phải học thuộc lòng. Giáo dục không truyền tải được nét hay, nét đẹp của lịch sử, quanh đi quẩn lại cũng chỉ là những bài học thuộc lòng các sự kiện

Lý do chính là bởi giáo viên dạy sử không đưa ra được sự kiện lịch sử trong bối cảnh chung của đất nước và dân tộc vào thời điểm đó, cũng không nêu rõ được ý nghĩa cũa các giai đoạn lịch sử.

Giáo viên cũng không có kỹ năng khơi gợi niềm đam mê tìm hiểu cho học sinh. Chỉ toàn bắt học thuộc bài mà không cần biết học sinh mình có hiểu vấn đề hay không

Đây là những điều giáo viên hiện nay không sao cải thiện được, bởi giáo viên không biết được bất kỳ một phương pháp sư phạm nào khác để tiếp cận bài giảng, hàng chục năm qua giảng thế nào, thì giờ chỉ biết một phương pháp giảng dạy duy nhất đấy, mà không hề biết đến các phương pháp giảng dạy tiếp cận khác.

Vì thế mà học sinh nhiều em chán sử, môn sử trở nên đơn điệu nhàm chán, học để chỉ trả bài. Có em trả bài được 9, 10 điểm, và ngày sau thì quên hết. Vậy điểm 9, điểm 10 này hoàn toàn chẳng có ý nghĩa gì.

Các phần đánh giá, bình luận về lịch sử thì trong SGK dạy thế nào, thì học sinh cũng phải bình luận đánh giá như trong SGK mới là đúng. Nhưng đó đâu phải là đánh giá của học sinh

Giáo viên cần giảng chính xác khách quan về các sự kiện lịch sử, việc đánh giá lịch sử cần do học sinh tự có đánh giá của riêng mình, đó mới là giáo dục. Còn ép buộc học sinh đánh giá sự kiện theo sách giáo khoa là cách cưỡng bức, biến học sinh thành công cụ.

Nhất là lịch sử cận đại, ví dụ như các nhận định đều khẳng định và sự “lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng”, vẫn luôn được giảng chính sách của Đảng là luôn luôn đúng, rồi học sinh phải học thuộc lòng.

Thế nhưng thực tế hiện nay học sinh sẽ nghĩ thế nào khi về nhà, người lớn trong nhà toàn bàn chuyện xã hội suy đồi, làm gì cũng phải có tiền, phải hối lộ mới xong việc. Thế nhưng lại cứ phải thuộc nằm lòng là Đảng quang vinh và khi nào cũng đúng đắn, việc cưỡng bức này khiến học sinh chán nản.

Việc dạy sử cần truyền tải được bối cảnh lịch sử, gắn những nhân vật lịch sử với tư tưởng văn hóa truyền thống dân tộc, mà đây đều là những điều thiết thực và gần gũi với cuộc sống người Việt.

Việc phân tích đánh giá cần do chính học sinh nhận định, như thế mới khơi gợi được tính chủ động và ham mê tìm hiểu lịch sử của học sinh

Vậy việc học sinh chán sử là do phương cách giáo dục, chứ không phải tại học sinh, nên cần phải thay đổi cách giáo dục, chứ không nên tích hợp môn sử vào với môn khác thành môn tự chọn.

Ngọn Hải Đăng

Theo daikynguyenvn.com

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc