Home » Tiêu biểu sideshow, Xã hội » Diễn biến cuộc hải chiến Hoàng Sa cách đây 42 năm
Sáng 17/1, khu tưởng niệm mang tên “Nghĩa sĩ Hoàng Sa” để tưởng niệm những người lính đã ngã xuống bảo vệ Hoàng Sa được đặt viên đá đầu tiên, khởi công xây dựng tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) cách Hoàng Sa 200 hải lý

Khu tưởng niệm có diện tích 2ha do Tổng Liên đoàn Lao động làm chủ đầu tư với số vốn  dự kiến là 70 tỷ đồng.

Được biết số tiền đầu tư xây dựng 70 tỷ đồng là do Tổng liên đoàn Lao động quyên góp và đợi đến dịp kỷ niệm ngày hải chiến Hoàng Sa (19/1/1974) thì bắt đầu làm lễ khởi công xây dựng.

Dự lễ khởi công xây dựng có nhiều quan chức lãnh đạo trung ương cũng như địa phương, người dân Lý Sơn cùng nhiều thân nhân những người lính Việt Nam cộng hòa đã ngã xuống vì bảo vệ Hoàng Sa năm 1974.

Ngày này cách đây 42 năm cách binh sỹ Viêt Nam Cộng Hòa đã tiến đánh quân Trung Quốc để dành lại Hoàng sa, 74 người đã ngã xuống nơi đây

Diễn biến cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974

Ngày 14/1/1974 một tàu của Việt Nam Cộng Hòa đã phát hiện 2 tàu hải quân Trung Quốc tại đang thả neo tại đảo Hữu Nhật (thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm của quần đảo Hoàng Sa), đây vốn là đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Lập tức ngày 16/1/1974 tàu HQ-16 của Việt Nam Cộng Hòa tức tốc ra thẳng đảo Hữu Nhật và phát hiện đảo Hữu Nhật và các đảo gần đó là Duy Mộng, Quang Hòa đều đã bị Trung Quốc ngang nhiên chiếm giữ. Phía Việt Nam Cộng Hòa yêu cầu Trung Quốc rời khỏi các đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam, nhưng Trung Quốc cũng yêu cầu Việt Nam phải rời ngay khỏi các đảo thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Ngày 17/1 một toán người nhái đã lên các đảo Trung Quốc chiếm đóng trái phép, nhổ cờ Trung Quốc và cắm cờ Viện Nam Cộng Hòa.

Sự kiến này đã khiến Chu Ân Lai và Diệp Kiếm Anh viết báo cáo gửi Mao Trạch Đông và đề nghị dùng vũ lực, Mao Trạch Đông phê vào bản báo cáo là “đồng ý” và nói thêm rằng “trận này không thể không đánh”.

Ngày 18/1 Chu Ân Lai họp Bộ Chính Trị và quyết định sẵn sàng tấn công hạm đội Việt Nam Cộng Hòa, và sẵn sàng điều quân đến Hoàng Sa.

Ngày 18/1 Việt Nam Cộng Hòa đã chuẩn bị 4 tàu chiến nhằm chiếm lại đảo. Đây đều là 4 tàu đã cũ của Mỹ để lại, trong đó có một tàu để quét thủy lôi được cải tiến để thành tàu tuần tra.

10 giờ sáng ngày 18/1 tàu HQ-16 mang theo quân đổ bộ đến đảo Quang Hòa, nhưng bị tàu Trung Quốc cản không cho lại gần đảo, khiến tàu HQ-16 chuyển hướng khác rồi dùng xuồng cao su tấn công chiếm lại đảo. Thế nhưng phía Trung Quốc phát hiện và nổ súng khiến 1 thiếu úy tử trận, cuộc đổ bộ bất thành và phải rút lên tàu HQ-16.

Sáng 19/1 các tàu chiến của Việt Nam Cộng Hòa nhận lệnh đến chiếm lại đảo Quang Hòa trong hòa bình với mệnh lệnh không được nổ súng trước, yêu cầu phía Trung Quốc rời khỏi đảo.

Trên đảo Quang Hòa lúc này có cả một đại đội Trung Quốc chiếm giữ, phía Việt Nam Cộng Hòa chỉ có 74 người. Khi những người lính Việt Nam Cộng Hòa vừa đặt chân lên đảo yêu cầu Trung Quốc rút khỏi đây, lập tức phía Trung Quốc nổ súng đáp trả, khiến bên Việt Nam Cộng Hòa 2 người tử trận, 2 người bị thương.

Trước Việc Trung Quốc hung hăng không chịu rút khỏi đảo, phía Việt Nam Cộng hòa quyết định phải nổ súng để chiếm lại đảo. 4 tàu chiến của Việt Nam Cộng Hòa chia 2 hướng tiến đánh. Tàu HQ-10 và HQ-16 tiến vào lòng chảo quần phía bắc đảo Quang Hòa; tàu HQ-4 và HQ-5 tiến vào lòng chảo từ hướng tây nam.

hai-chien-hoang-sa

Sơ đồ trận chiến theo mô tả trong sách Tài liệu Hải chiến Hoàng Sa của Vũ Hữu San và Trần Đỗ Cẩm. Ảnh vnexpress

10h25 các tàu Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu khai hỏa dùng pháo bắn vào các tàu Trung Quốc, các tàu chiến của Trung Quốc di chuyển liên tục nhằm tránh đạn và nổ pháo bắn trả. Lúc này các thiết bị của Việt Nam Cộng Hòa do quá cũ kỹ nên rất khó liên lạc được với nhau ảnh hưởng lớn đến việc phối hợp.

Tàu HQ-4 vừa nhả đạn thì bộ phận bắn tự động bị hỏng, phải bắn bằng tay từng phát một rất nặng nề và chậm chạp lại không chính xác, vì vậy tàu HQ-4 phải rút lui để sửa chữa dưới sự yểm trợ của tàu HQ-5.

10h35 tàu HQ-10 bị trúng đạn, hạm trưởng bị thương, nước bắt đầu tràn vào tàu, nhưng binh sỹ trên tàu vẫn bình tĩnh giao tranh với các tàu Trung Quốc. Tàu Trung Quốc mang số hiệu 389 bị trúng đạn bốc cháy. Tàu Trung Quốc mang số hiệu 396 cũng bị trúng đạn, nhưng trước khi bị chìm tàu này đã tìm cách đâm vào tàu HQ-10 rồi chìm hẳn. Tàu HQ-10 vừa trúng đạn lại bị đâm nên không điều khiển được.

10h55 do thiết bị quá cũ kỹ nên đạn pháo của tàu HQ-5 bắn nhầm vào tàu HQ-16 khiến tàu này không thể tham chiến được và rút lui.

Thêm một tàu Trung Quốc số hiệu 274 bị trúng đạn bốc cháy phải dạt vào đảo Quang Hòa

11h Trung Quốc điều thêm tàu trợ lực tấn công tàu HQ-5 khiến tàu này bị trúng đạn hỏng mất tháp pháo và hệ thống liên lạc. Tuy thế tàu HQ-5 vẫn cố gắng cầm cự khiến tàu Trung Quốc bị trúng đạn

11h10 tàu HQ-10 dần dần chìm hẳn, hạm trưởng cùng 62 binh sỹ khác đã nằm lại tại nơi đây mãi mãi, số còn lại tìm cách thoát được ra ngoài tàu.

Lúc này bên Việt Nam Cộng hòa có 4 tàu thì một tàu bị hỏng, một tàu bị chìm, 2 tàu bị trúng đạn và số đạn pháo còn lại rất ít. Lúc này cố vấn Hoa Kỳ cho biết Trung Quốc điều thêm 17 tàu đến (gồm 4 tàu ngầm và 13 chiến hạm), vì thế nên quyết định rút lui. Các tàu Trung Quốc sau giao trang bị trúng đạn hỏng nặng cũng phải rút về đảo.

Phía bên Việt Nam Cộng Hòa có 74 binh sỹ trận (trong đó riêng tàu HQ-10 có 63 binh sỹ gồm cả hạm trưởng Ngụy Văn Thà.

hai-chien-hoang-sa-2

Bốn chiến hạm Việt Nam Cộng hòa tham gia trận chiến. Ảnh vnexpress

Trận hải chiến này đã kết thúc sau 42 năm, đến nay chính quyền mới công nhận công lao bảo vệ Hoàng Sa của những binh sỹ này. Và lần đầu tiên  khu tưởng niệm 74 binh sỹ đã mất vì Hoàng Sa được khánh thành

Ngọn Hải Đăng

Theo daikynguyenvn.com

Chuyên đề:

01 ý kiến dành cho “Diễn biến cuộc hải chiến Hoàng Sa cách đây 42 năm”

  1. Vì quyền lợi Mỹ đã bật đèn xanh cho TQ chiếm phần đảo Hoàng Sa của Việt Nam , sau đó tức tốc phía VNCH đã tổ chức cuộc hành quân chớp nhoáng để lấy lại Hoàng Saq nhưng đến phút 89 phía Mỹ lại gây áp lực buộc phải hủy cuộc hành quân này , ôi thân phận nước yếu…phải chi ngày ấy ….

    Reply

Ý kiến dành cho HUE