Home » Tiêu biểu sideshow, Xã hội » Chi phí làm đường giao thông cao gấp 5 lần thế giới, nhưng vừa làm xong đã hỏng
Đó là thực tế đau xót hiện nay, ngân sách tiếp tục rót tiền cho các dự án làm đường, và đường vừa xây xong lại bỏ tiếp tiền để đầu tư sửa chữa.
Đường 12 làn của Dubai. (Ảnh: commons.wikimedia.org)

Đường 12 làn của Dubai. (Ảnh: commons.wikimedia.org)

Báo Trí Thức Trẻ đưa tin, ông Nguyễn Quang Khai, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất  (UAE): con đường xuyên Emirates – một đại lộ với 12 làn xe (mỗi bên 6 làn) đẹp như mơ, không hạn chế tốc độ, chi phí xây dựng tiêu tốn 4 triệu USD cho 1 km đường.

Vậy mà ở Việt Nam, chi phí xây đường trung bình gấp 5 lần con số trên, tới 20 triệu USD/km.

Ông Khai nói: “Tuổi thọ đường của Dubai là 50 năm, còn đường Việt Nam chạy xe 2 năm đã hỏng. Như vậy làm sao Việt Nam phát triển được?”

Cũng vấn đề này, Đại biểu Quốc hội Trịnh Ngọc Thạch (thuộc đoàn Hà Nội) khi góp ý cho Luật Đầu tư công chiều 18/11/2013 đã nói rằng: “Làm đường cao tốc Việt Nam chi phí đến 12 triệu USD/km, trong khi Trung Quốc làm chỉ có 5 triệu USD/km, còn Mỹ thì chỉ mất 4,5 triệu USD/km. Đưa ra ví dụ so sánh này cho thấy đầu tư công ở Việt Nam lãng phí và thất thoát như thế nào nhưng lại chưa quy định rõ cấp nào sẽ chịu trách nhiệm”.

Các con số trên đây cho thấy các dự án làm đường của Việt Nam tiêu tốn chi phí rất lớn, thế nhưng chất lượng lại tỷ lệ nghịch với số vốn đầu tư.

Ông Khai cho rằng  “Tuổi thọ đường của Dubai là 50 năm, còn đường Việt Nam chạy xe 2 năm đã hỏng”, nhưng thực thế có nhiều con đường ở Việt Nam còn hỏng sớm hơn con số 2 năm.

Ví dụ như, đường giao thông nông thôn mới dài 1,5km thuộc thôn 2 xã Ea Kpam, huyện Cư M’gar, Đắk Lắk có vốn đầu tư 1,5 tỷ đồng, vừa xây xong sử dụng chưa đến 1 năm thì đã hư hỏng, mặt đường bị nứt, bong tróc nghiêm trọng.

Trước sự việc trên, ông Lê Tự Do (trưởng thôn 2, xã Ea Kpam) đã thu thập nhiều chứng cứ, số liệu tố cáo lên cơ quan chức năng việc cán bộ thôn, xã đã cố ý làm trái, “rút ruột” công trình và thu nhiều khoản vượt sức dân, không minh bạch trong thu chi tài chính. (Nguồn: tamnhin.net)

Trước sự việc trên, ông Lê Tự Do (trưởng thôn 2, xã Ea Kpam) đã thu thập nhiều chứng cứ, số liệu tố cáo lên cơ quan chức năng việc cán bộ thôn, xã đã cố ý làm trái, “rút ruột” công trình và thu nhiều khoản vượt sức dân, không minh bạch trong thu chi tài chính. (Nguồn: tamnhin.net)

Hay tuyến đường cao tốc Hà Nội đi Lào Cai dài 245 km với vốn đầu tư 30.132 tỷ đồng, côn trình hoàn thành vào tháng 9/2014, nhưng chưa đầy 1 tháng sau đã xuất hiện những vết nứt. Đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình (đoạn qua xã Yên Hồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) sau 5 tháng thông xe cũng hư hỏng

Mới đây dự án mổ rộng nâng cấp đường quốc lộ 1, dù vừa mới thông xe, còn chưa kịp bàn giao cho đơn vị quản lý đường bộ, lập tức đã có hiện tượng bong tróc, xuất hiện ổ gà, nhiều nơi hư hỏng rất nặng.

duong-1

Đơn vị thi công đang sửa chữa một hố lớn trên QL1, đoạn qua huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. (Ảnh: nld.com.vn)

Dù mới thông xe nhưng rất nhiều nơi trên tuyến đường này tiếp tục làm việc để sửa chữa những đoạn đường hư hỏng.

Khi báo chí đưa tin, thanh tra Bộ Giao thông cùng nhà báo đi kiểm tra, phát hiện nhiều tuyến đường đơn vị thi công cho để nhựa nóng lên các mặt đường bong tróc nhằm xóa dấu vết.

duong-2

đơn vị thi công cho nhân công quét nhựa nóng lấp mặt đường có dấu hiệu bong tróc ở xã Ninh Ích. Ảnh nld

Đoạn đường tại đoạn qua đèo Rọ Tượng (thuộc xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa), lớp nhựa mới tráng xong đã bong tróc, cạnh đó là hàng chục vết lún dài, làm lệch cả vệt sơn phân làn đường. Khiến đoạn đường này không thể lưu thông được nữa, đơn vị thi công phải đổ tạm đất đá cấp phối để tránh nguy hiểm cho các phương tiện đi lại.

Các đơn vị thi công nói gì khi các con đường vừa làm xong đã hỏng

Báo Thanh Niên dẫn lời ông Võ Minh Hoài, Chủ tịch Tập đoàn Trường Thịnh, lý giải: do trời quá nắng nóng khiến nhiệt độ nền đường quá cao, nhiều thời điểm nhiệt độ lên đến 71 độ nên nhựa bị biến dạng; nhất là khi bị xe tải trọng lớn cán lên.

Tổng giám đốc Công ty CP Tasco Hoàng Hà Phương cho rằng: “Việc thiết kế cũng chưa phù hợp, ở vùng nắng nóng thì phải dùng nhựa chịu nhiệt nhưng nếu dùng thì tăng chi phí lên cao. Tình trạng lún cục bộ là do việc thi công không thể đồng nhất, các mẻ trộn không như nhau được”.

Ban Quản lý dự án huyện Hương Khê cho rằng “Nguyên nhân của sự hư hỏng nói trên có lẽ một phần là do khi mới đổ bê tông xong thì người dân, trâu bò đi lại sớm. Hiện, chúng tôi đã chỉ đạo sửa chữa, khắc phục lại một số đoạn đó. Một số đoạn trong quá trình thi công gặp mưa nên mặt đường không được bằng phẳng, bong tróc, không đảm bảo thẩm mỹ sẽ cho làm lại. Còn kết cấu, vật tư xây dựng thuộc dự án này… đều được các sở, ban, ngành kiểm định theo đúng quy trình chứ không có vấn đề gì cả” (trang nguoiduatin dẫn lời)

Chủ đầu tư không vốn

Với những cụ án làm đường từ vốn ngân sách nhà nước, thì nhiều dự án chủ đầu tư có thẩm quyền nhưng không có vốn.

Đại biểu Quốc hội Trịnh Thế Khiết từng nói rằng: hiện nay trong luật ghi rằng chủ đầu tư thì phải có vốn mới là chủ đầu tư nhưng trong điều kiện nay đầu tư công chủ đầu tư lại không có vốn mà chỉ là thẩm quyền. “Do vậy tham mưu làm dự án như thế nào thì nó là như thế. Chính vì thế nên tất cả các dự án đầu tư công vượt trần rất lớn lãng phí rất nhiều nhưng khi phát hiện vi phạm thì chẳng ai bị gì cả” (theo báo Đất Việt).

Việc quản lý đầu tư vẫn chưa có sự thay đổi nào, các tuyến đường giao thông chi phí cao nhưng hiệu quả thấp. Tính ra chi phí làm đường của Việt Nam cao gấp 5 lần thế giới, nhưng vừa xây xong đã hỏng, trong khi trên thế giới tuổi thọ các con đường là hàng chục năm.

Ngọn Hải Đăng

Theo daikynguyenvn.com

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc