Home » Chia sẻ, Nhịp sống trẻ » Bắt cóc trẻ em và bệnh vô cảm đang là ung nhọt của xã hội Trung Quốc

Một người dùng Internet nổi tiếng ở Trung Quốc với những đoạn video hiện thực mới đây đã chứng minh về tình trạng bắt cóc trẻ em đầy báo động cùng một căn bệnh xã hội ở xã hội nước này-bệnh vô cảm. Chính bởi vậy mà hàng năm con số trẻ em Trung Quốc bị bắt cóc lên tới hàng trăm ngàn.

Bắt cóc trẻ em-vấn nạn nhức nhối của xã hội Trung Quốc do sự vô cảm (Video)

Công dân Trung Quốc Dapengprank 20 tuổi với trên 5.000 người theo dõi trên Youku và một cảnh diễn để chứng minh sự vô cảm của người dân Trung Quốc khi chứng kiến cảnh bắt cóc ngay trước mắt họ. (Youtube)

Nạn bắt cóc trẻ em hoành hành tại Trung Quốc do sự vô cảm của xã hội nước này, khi người ta ngoảnh mặt làm ngơ trước vụ việc xảy ra ngay trước mắt.

Công dân Trung Quốc Dapengprank 20 tuổi với trên 5.000 người theo dõi trên Youku, phiên bản Youtube tại nước này, đã cùng cộng tác với một cậu bé để đánh giá phản ứng của người dân Trung Quốc khi họ chứng kiến một đứa trẻ bị bắt cóc ở nơi công cộng ngay trước mắt mình. Đoạn ghi hình dài 3 phút rưỡi được đăng tải trên Youku vào 27/3 với phụ đề cả tiếng Trung và tiếng Anh.

Người ta chỉ nhìn tôi và không ai làm gì để ngăn tôi lại

-Dapengprank

“Có tới khoảng 200.000 trẻ em bị mất tích tại Trung Quốc mỗi năm. Chỉ 1% trong số đó được tìm thấy”, thông điệp mở đầu đoạn ghi hình.

Trong đoạn ghi hình, Dapengprank mặc chiếc áo len có mũ trùm kín, quần jean. Anh chộp lấy cộng sự của mình khi đi qua rồi lấy mảnh vải trắng bịt vào mặt đứa trẻ giả vờ như xịt thuốc mê với tiếng kêu yếu ớt của “nạn nhân” rồi bế chạy. Cảnh này được tái diễn liên tiếp trên các tuyến phố đông người qua lại, tại công viên, và ở trong cũng như ngoài một trung tâm thương mại.

Người đàn ông tiếp tục thưởng thức miếng viên cá chiên của mình, nhìn mặt vô cảm và nói nhỏ: “đừng nhìn”.

Phản ứng của người qua đường đối với những vụ “bắt cóc” thay đổi từ sự ngạc nhiên rõ thấy (ba người phụ nữ đứng bên vỉa hè) đến bình thản (một phụ nữ ngồi trên chiếc ghế ở công viên). Không một ai cố gắng dù chỉ là chút ít để ngăn cản vụ bắt cóc lại chưa nói là đuổi theo kẻ bắt cóc.

“Sao em lại nhìn họ”, một người đàn ông thì thầm với bạn gái mình sau khi họ chứng kiến Dapengprank đuổi theo “cộng sự” của mình ra khỏi một trung tâm thương mại trước khi bắt được cậu bé cách họ có vài thước. Người phụ nữ tò mò đó tuy nhiên vẫn cứ ngoái đầu lại để nhìn “vụ bắt cóc” mặc dù khuôn mặt rõ ràng không hề biểu lộ bất kỳ cảm xúc nào. Còn người đàn ông vẫn tiếp tục thưởng thức miếng viên cá chiên gắn trên que của mình, khuôn mặt vô cảm, miệng lẩm bẩm “đừng nhìn”.

Cuối cùng Dapengprank đã bỏ chiếc mũ trùm đầu của mình và dùng một chiếc khăn họa tiết để che nửa phần dưới mặt, rõ ràng là muốn thu hút sự chú ý hơn nữa. Hai phụ nữ và một cậu bé nhìn thấy Dapengprank “bắt cóc” tỏ vẻ tò mò, tuy nhiên họ nhanh chóng rời đi.

“Trong những lần thí nghiệm này, người ta chỉ nhìn tôi mà không hề làm gì để ngăn tôi lại”, đoạn ghi hình bình luận ở đoạn cuối, “cho dù đó là lý do gì khiến người Trung Quốc vô cảm như thế, chúng ta cần suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này”.

Những người dùng microblog nổi tiếng tại Trung Quốc là Sina Weibo đều tỏ thái độ bất ngờ sau khi xem đoạn ghi hình. Một cư dân mạng “What Should I Call Myself” ở An Huy viết: “Họ là những thây ma? Sao họ có thể máu lạnh và thờ ơ đến vậy? Nhẽ ra họ nên chạy tới và hỏi xem có chuyện gì. Thật bất bình làm sao”.

Giá bán một bé gái trên thị trường đen là khoảng 60.000 tệ (9.250 USD), còn bé trai là 80.000 tệ (12.350 USD).

“Black White Elder” ở Chiết Giang viết: “Người Trung Quốc giờ nổi tiếng với thói vô cảm và vô đạo đức. Hãy dừng những kiểu thí nghiệm tự lừa dối mình như vậy đi…đây rõ ràng là một xã hội không có luật pháp, và người ta đánh mất đi những giá trị cơ bản là bởi không có niềm tin tín ngưỡng”.

Bắt cóc và buôn bán trẻ em đang là vấn nạn nhức nhối tại Trung Quốc. Tuy nhiên chính quyền nước này lại không hề lưu tâm và ghi chép đúng mực về tình trạng này. Ngoài kênh truyền thanh Trung Quốc 2013, không hề có bất kỳ số liệu chính thức nào thống kê số trẻ em mất tích ở nước này.

Bộ Ngoại giao Mỹ ước tính khoảng 20.000 trẻ em bị bắt cóc tại Trung Quốc mỗi năm, mặc dù con số trên thực tế được cho là lớn hơn rất nhiều.

Trong một vụ việc nổi tiếng được báo cáo vào Tháng Sáu năm 2012, một nhóm 36 người đã bắt cóc 223 trẻ nhỏ tại tỉnh Vân Nam miền nam và bán cho người khác ở tỉnh Hà Nam miền trung Trung Quốc vào khoảng cuối năm 2009 đến tháng 8/2010, theo People’s Net thuộc People’s Daily.

Về sau Jiang Kaizhi cầm đầu băng nhóm này đã bị kết án tử.

Lạm dụng trẻ em cũng là một trong những di sản tăm tối là hệ quả của chính sách một con kéo dài ở nước này. Biên tập viên Charles Custer tại Tech in Asia, người từng làm một đoạn phim tài liệu về hành trình tìm kiếm cha mẹ ruột của những đứa trẻ bị bắt cóc ở Trung Quốc, đã viết bài trên tạp chí Foreign Policy rằng, “đa phần những vụ bắt cóc trẻ em đều được thực hiện bởi băng đảng lớn mang tầm quốc gia và có tổ chức chặt chẽ”. Theo bài báo, một số trẻ em bị bắt cóc đã “bị bán làm nô lệ, hành nghề mại dâm hoặc ăn mày trên phố” để kiếm tiền cho những tập đoàn kinh doanh nghề “ăn mày”.

Những băng nhóm buôn bán trẻ em này cũng đáp ứng nhu cầu con nuôi cho nhiều cặp vợ chồng Trung Quốc vô sinh, người muốn có con trai hay những ai đặt trước vợ cho con trai của mình, hoặc các cặp vợ chồng nước ngoài muốn nhận nuôi trẻ Trung Quốc.

Giá bán một bé gái trên thị trường đen là khoảng 60.000 tệ (9.250 USD), còn bé trai là 80.000 tệ (12.350 USD), theo bài viết xuất bản Tháng Giêng năm 2015 của Tecent, một cổng thông tin phổ biến ở Trung Quốc. Những cặp vợ chồng ngoại quốc muốn nhận nuôi trẻ Trung Quốc một cách hợp pháp cần phải chi tới 5.500 USD cho “phí nhận nuôi” tại các cơ quan môi giới nước này. Một số tổ chức môi giới nhận nuôi trẻ từng bị phát hiện mua bán trẻ em từ những băng nhóm buôn lậu.

Chắc hẳn người xem sẽ đặc câu hỏi tại sao người Trung Quốc lại trở nên lạnh lùng một cách đáng sợ như thế này? Làm thế nào để xã hội Trung Quốc có lại được lương tâm của con người dường như quá khó rồi. Khi con người sống với nhau mà vô cảm như thế thì điều gì sẽ xảy đến. Những nền văn minh trước đây bị hủy diệt cũng là khi con người mất hết bản tính của con người, ma tính, loạn lạc đầy rẫy xã hội. Nếu xã hội cứ tiếp tục thì thật nguy hiểm.

Theo inspired.daikynguyenvn.com

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc