Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Nghi ngờ trưởng làng Ô Khảm thừa nhận ăn hối lộ vì cưỡng ép

Trước khi ông Lâm Tổ Luyến bị bắt, ông không có thái độ sợ hãi hay nhượng bộ với chính quyền, cuộc biểu tình về đất đai của làng Ô Khảm vẫn chưa kết thúc. Vậy tại sao ông Lâm lại nhận mình ăn hối lộ? Hãy cùng nhìn lại bối cảnh trước đó và những sự kiện có thể tác động đến hành vi của ông Lâm.

>> Tại sao công an Trung Quốc muốn bắt “người hùng” thôn Ô Khảm

Trưởng làng chống tham nhũng Trung Quốc thừa nhận ăn hối lộ

Người đứng đầu một ngôi làng Trung Quốc từng tổ chức cuộc biểu tình lớn năm 2011 phản đối nạn tham nhũng ở địa phương vừa xuất hiện trên truyền hình và thừa nhận đã ăn hối lộ.
Thời điểm đó các quan chức ở Ô Khảm và Tỉnh Quảng Đông là người của chính quyền cũ, có từ thời Giang Trạch Dân

Ông Lin Zuluan. Ảnh: AP

Theo BBC, ông Lin Zuluan (Lâm Tổ Luyến), lãnh đạo được dân bầu ra của làng Wukan (Ô Khảm) ở tỉnh Quảng Đông, bị bắt hôm 18/6.

Hôm nay, trên một kênh truyền hình quốc gia, ông ăn mặc khá lôi thôi, ngồi trong một căn phòng kín, trước hai người không rõ là ai. Ông cho hay mình đã nhận tiền để ký vào các hợp đồng của chính quyền và thừa nhận đó là “hành vi phạm tội lớn nhất” của bản thân. 

Ông Lin bị bắt vài ngày sau khi kêu gọi các cuộc biểu tình mới quanh cáo buộc chính quyền chiếm giữ đất của người dân.

Bà Yang Zhen, vợ ông Lin, cho rằng lời thú nhận trên của chồng là bị cưỡng ép. “Ông ấy vô tội”, bà nói.

Kể từ khi ông Lin bị bắt, dân làng cũng đã tổ chức các cuộc biểu tình phản đối khiến giới chức phải triển khai hàng trăm cảnh sát chống bạo động vũ trang hạng nặng.

Làng Wukan gây xôn xao cách đây 5 năm với một cuộc nổi dậy chống lại các quan chức tham nhũng bán đất cho các nhà phát triển mà không đền bù thỏa đáng cho người dân. 

Cuộc biểu tình năm 2011 ở làng Wukan. Ảnh: AP

Sau nhiều tháng bất ổn, Bắc Kinh đã chấp thuận cho phép làng Wukan tự tổ chức bầu cử để chấm dứt biểu tình. Năm 2012, ông Lin, một trong những lãnh đạo của phong trào biểu tình, được bầu làm trưởng làng.

Cuộc biểu tình ở làng Ô Khảm có thể nói đã bắt đầu từ năm 2010 cho đến nay vẫn chưa kết thúc, khi giới chức cấp cao làm những chuyện mờ ám thì tình huống lại càng ngày càng phức tạp. Người dân khi đã nhìn thẫy rõ sự bất công trước mắt, họ lại bị lừa dối trong thời gian dài thì không thể tránh khỏi “tức nước vỡ bờ”. Sự việc này có nhiều điểm đáng nghi vấn vì những dấu tích trước đó còn để lại. Do vậy, thực hư của việc ông Lâm nhận tội cõ lẽ còn nhiều uẩn khúc. 

Cái chết của Tiết Cẩm Ba

Ngày 9 tháng 12 năm 2011, Tiết Cẩm Ba (Xue Jinbo) bị cảnh sát mặc thường phục bắt giữ không phép trước một nhà hàng ngay trước buổi trưa (giờ địa phương). Ông bị đưa đi trong xe buýt nhỏ không có biển số. Bốn đại diện khác của làng cũng bị bắt giữ cùng ngày.

Vào 11 giờ tối ngày 11 tháng 12, một viên chức thành phố Lục Phong họ Hoàng gọi con gái của Tiết Cẩm Ba lên hỏi về hỏi về lược sử tình hình sức khoẻ và bệnh tật của cha cô, nói rằng ông đã được nhận vào bệnh viện trong tình trạng nguy kịch. Vài giờ sau, vợ và con gái của Tiết Cẩm ba có mặt tại bệnh viện tại Sán Vĩ và bị bắt buộc phải chờ đợi mà không được phép gặp ông. Các viên chức bảo gia đình ông Tiết rằng ông được đưa đến nhà tù địa phương vào 7 giờ sáng ngày 10 tháng 12 và chết vào 10 giờ sáng ngày hôm sau. Các thành viên khác của gia đình khác cũng nhận được tin và đến Sán Vĩ. 10 thành viên gia đình, trong đó gồm vợ con ông Tiết, được phép xem xác của ông nhưng bị cảnh sát ngăn cấm dùng máy quay phim và điện thoại.

Theo họ hàng ông cho biết, thi thể Tiết Cẩm Ba cho thấy dấu vết của hành vi tra tấn: phủ đầy vết bầm tím và vết cắt, hai lỗ mũi đóng đầy máu, ngón tay cái của ông bị uốn cong và xoắn ngược ra sau. Con gái ông cho biết ông có “một vết bầm lớn trên lưng cho thấy ông đã bị đá từ phía sau.” Con rể của ông Tiết cũng cho biết thêm rằng hai đầu gối của ông cũng bị thâm tím. Quần áo của ông đều sạch sẽ; gia đình ông cho rằng ông bị tra tấn sau khi bị lột đồ. Gia đình ông từ chối yêu cầu của chính quyền về việc cho khám nghiệm tử thi. Tuy nhiên, vào ngày 14 tháng 12, Trung Quốc tân văn xã đưa tin rằng gia đình ông Tiết đồng ý với phán quyết của giám định y tế rằng ông chết vì “suy tim đột ngột”.

Tân Hoa xã, thông tấn xã chính thức của Chính phủ Trung Quốc, nói rằng ông Tiết có tiền sử bệnh hen suyễn và bênh tim; các nhà điều tra pháp y không tìm thấy bằng chứng của tình trạng bị ngược đãi và ông đã chết vì tim ngừng đập. Con gái nhỏ nhất của ông, Tiết Kim Uyển, dứt khoát phản bác một tạp chí trực tuyến Hồng Kông, iSun Affairs, vì đưa tin rằng cha cô có tiền sử bệnh tim. Dân làng đã tổ chức một buổi cầu nguyện hai giờ cho ông tại nhà riêng

Cuộc nổi dậy và cuộc bao vây

Phản ứng với tin tức về cái chết của ông Tiết, người dân đã xông vào đồn cảnh sát địa phương và đụng độ với cảnh sát. Cảnh sát và các quan chức Đảng Cộng sản đã bị đuổi ra khỏi thôn.

Cảnh sát cô lập khu vực xung quanh thôn và chặn những con đường vào thôn. Lực lượng 1.000 cán bộ vũ trang thất bại trong việc giành lại quyền kiểm soát của thôn. Các nhà chức trách đã tổ chức bao vây, ngăn chặn nguồn cung cấp tiếp ứng vào thôn.

Bắt đầu từ ngày 12 tháng 12, dân thôn tổ chức cuộc họp phản đối hàng ngày. Tính đến giữa tháng 12, dân thôn phản đối chính quyền địa phương, tìm kiếm sự can thiệp của chính quyền trung ương, và hy vọng rằng chính phủ trung ương sẽ tiến hành một cuộc điều tra. Các quan chức Đảng Cộng sản và cảnh sát đã bị trục xuất từ Ô Khảm từ ngày 14 tháng 12. Các đại diện của thôn bị cáo buộc việc cầm đầu các cuộc phản kháng. Quan chức thị trưởng Sán Vĩ là Ngô Tử Li  cáo buộc đại diện Lâm Tổ Luyến và Dương Sắc Mậu về tội tổ chức và kích động dân làng thiết lập các rào chắn quanh thôn kể từ ngày 8 tháng 12: “Họ làm điều này để ngăn chặn cán bộ vào thôn và ngăn chặn những thủ phạm gây ra các cuộc bạo loạn trước đó rời khỏi thôn và biến mình thành giới chức lãnh đạo.”

Ngày 16 tháng 12, các phương tiện truyền thông chính thức cho biết, quan chức cấp tỉnh của Trung Quốc “tuyên bố sẽ tạm ngừng bán tài sản có vấn đề và điều tra các cáo buộc rằng chính quyền địa phương tịch thu trái phép đất nông nghiệp và bán cho các công ty phát triển tư nhân”. Trong cùng ngày, khoảng 7000 người đã tụ tập lại tiến hành một buổi lễ cho Tiết Cẩm Ba. Bế tắc giữa người dân và chính quyền tiếp tục, thể hiện qua các trạm kiểm soát của cả hai bên được thành lập xung quanh thôn. Con trai của người đã mất, Tiết Jiandi (Xue Jiandi), cho biết: “Ngay bây giờ chúng tôi chỉ có một yêu cầu, đó là họ trả lại thi thể của cha tôi, ông thuộc về chúng tôi, không phải thuộc về chính phủ.”

Những người phản kháng tiếp tục biểu tình với biểu ngữ của họ cam kết lòng trung thành với Đảng Cộng sản. Một dân làng tường thuật lại rằng chính phủ đã cung cấp gạo và dầu ăn – với số lượng ít do việc phong tỏa – để mua chuộc dân làng đổi hướng từ phản kháng sang hướng về phía chính phủ. Nỗ lực này đạt được ít nhất một trăm người ủng hộ, mặc dù việc lôi kéo dưới hình thức này sau đó đã chấm dứt.

Ngày 18 tháng 12, Lâm Tổ Luyến, một trong những đại diện của Ô Khảm, nói rằng “các nhà lãnh đạo cao cấp của chính quyền địa phương triệu tập (anh ta) để thảo luận” và rằng họ muốn vào làng. Lâm Tổ Luyến từ chối đề nghị, khẳng định rằng sẽ không có cuộc đàm phán nào cho đến khi thi thể của Tiết Cẩm Ba được trả lại, 4 đại diện khác bị cảnh sát bắt giữ cũng được thả ra, và trả lại đất cho dân làng.

Ngày 20 tháng 12, một bước đột phá xảy ra qua việc các quan chức cấp cao của tỉnh can thiệp vào tranh chấp bằng cách thừa nhận nhu cầu cơ bản của dân làng. Các quan chức thừa nhận những sai lầm trong việc xử lý những mối bất bình và tuyên bố sẽ trấn áp tham nhũng. Ngày 21 tháng 12, sau 3 ngày căng thẳng, đại diện làng và đại diện chính phủ đạt đến một thỏa thuận hòa bình để cho dân làng kết thúc đấu tranh. Đổi lại, thi thể của Tiết Cẩm Ba sẽ được trả lại, và những người bị cảnh sát giam giữ sẽ được thả ra. Dân làng cũng được hứa hẹn bảo đảm rằng lỗ hổng trong việc bầu cử các quan chức địa phương sẽ được giải quyết và đất đã bị chính quyền địa phương tịch thu sẽ được phân phối lại.

Lan truyền tin tức

Một cuộc khảo sát tiến hành vào ngày 19 Tháng 12 bởi Trung tâm Nghiên cứu Báo chí và Truyền thông tại Đại học Hồng Kong cho biết tin tức về sự kiện Ô Khảm được lan truyền mạnh mẽ bên ngoài Trung Quốc đại lục, nhưng không tờ báo nào trong số 200 tờ báo chính thống trong nước công bố bất kỳ bài viết nào về sự kiện này. Sự kiện dược tường thuật nhiều trên báo Ming Pao, Apple Daily tại Hồng Kông; ở nước ngoài, nhiều tin tức đã được loan tải bởi tờ Financial Times, Reuters, The New York Times, Wall Street Journal và nhiều báo khác. 58 bài viết đã được khảo sát trong tổng số, trong đó 37 bài viết từ Hong Kong, 6 từ Đài Loan, 14 từ Malaysia và từ Singapore.

Một số người dùng tiểu blog (microbloggers) Sina Weibo nói với BBC rằng các công vụ tìm kiếm liên quan đến Ô Khảm và khu vực đã bị chặn sau khi cuộc nổi dậy tháng mười hai bắt đầu, và microblog của dân làng đã bị xóa. Người sử dụng web đã phản ứng bằng cách sử dụng thuật ngữ khác thay thế để tìm kiếm thông tin về sự kiện.

Trong một video không ghi ngày tháng lưu hành trên các phương tiện truyền thông quốc gia, Trịnh Nhạn Hùng, bí thư Đảng ủy Sán Vĩ phát biểu với một nhóm các quan chức địa phương và đại diện thôn, đổ lỗi cho các phương tiện truyền thông gây khó và nói rằng cán bộ như ông là những người duy nhất phải đối mặt với những khó khăn tăng lên hàng năm: “quyền hạn của chúng tôi giảm đi từng ngày, và ngày càng ít có các chọn lựa phương pháp xử lý cho chúng tôi. Tuy nhiên, trách nhiệm của chúng tôi trở nên lớn hơn và lớn hơn… người thường càng ngày càng có ham muốn lớn hơn và lớn hơn, và càng ngày càng trở nên thông minh hơn và ngày càng khó kiểm soát hơn”. Câu nói này đã bị nhiều ý kiến chê trách trên mục diễn đàn của báo The Standard.

Tân Hoa xã và các phương tiện truyền thông chính thống khác của nhà nước, mà trước đó đã hầu như không tường thuật về vụ tranh chấp, từ ngày 22 tháng 12 bắt đầu có đăng các bài viết ca ngợi chính quyền tỉnh đã xử lý tốt sự việc.

Bình luận của phương tiện truyền thông quốc tế

Trong lúc các cuộc biểu tình diễn ra, các phương tiện truyền thông ngoài Trung Quốc như BBC và tờ New York Times mô tả các cuộc biểu tình là “lớn”, “bất thường”, và “chưa từng có trong lịch sử hiện đại của Trung Quốc”. Tở báo Wall Street Journal tuyên bố các cuộc biểu tình “của năm 2011 là trường hợp nghiêm trọng nhất trong tình trạng bất ổn đông người ở Trung Quốc”. Tuy nhiên, sau khi các cuộc phản kháng được giải quyết hòa bình, báo The Atlantis kết luận rằng “chúng không phải là bất thường như nó lúc đầu đã có vẻ chỉ dấu như thế”, trong bối cảnh các cuộc tranh chấp đất đai và lao động, được coi như là “điển hình” cam kết của người biểu tình trung thành với Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Anh Ngọc

Tổng hợp từ wikipedia và vnexpress

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc