Home » Sức khỏe, Tiêu Điểm » Đa số mẫu nước mắm có hàm lượng thạch tín vượt xa mức quy định

Báo cáo kết quả khảo sát nước mắm trên toàn quốc của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) cho thấy 101/150 mẫu nước mắm có hàm lượng Arsen (thạch tín) vượt ngưỡng quy định.

Thạch tín là một loại chất không mùi, không màu, không vị, có độc tính gấp 4 lần thủy ngân và gây nguy hại đến tính mạng con người chỉ với lượng nhỏ bằng hạt đậu.

Ảnh minh họa từ nguoiduatin.vn

Ảnh minh họa từ nguoiduatin.vn

Khảo sát của VINASTAS

Kết quả khảo sát này được VINASTAS công bố vào chiều hôm nay 17/10. Trong 150 được lấy để kiểm tra thì 101 mẫu có hàm lược thạch tín vượt mức cho phép, 125 mẫu có ít nhất một trong 5 chỉ tiêu của nhóm hoá học được khảo sát không đạt so với tiêu chuẩn hoặc công bố trên nhãn hàng.

Hàm lượng thạch tín cho phép ở mức 1,0 mg/lít, thế nhưng có những mẫu có đến 5,0 mg/lít.

báo cáo của VINASTAS cho biết: Các mẫu nước mắm có độ đạm càng cao, tỷ lệ có hàm lượng Arsen vượt ngưỡng càng tăng, cụ thể 95,65% số mẫu có độ đạm từ 40% đều có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng”

Tuy nhiên độ đạm trong nước mắm không phải là nguyên nhân khiến hàm lượng thạch tín cao, mà là các mẫu nước mắm có hàm lượng thạch tín cao thường  là loại có độ đạm cao.

150 mẫu nước mắm này được chọn từ 88 nhãn hiệu được sản xuất tại 19 tỉnh thành, trong đó có 1 nhãn hiệu của Thái Lan.

Cuộc khảo sát của báo Thanh Niên

Trước đó ít ngày báo Thanh Niên thực hiện cuộc khảo sát độc lập trên 106 mẫu nước mắm trên 2 chỉ tiêu là ni tơ tổng (độ đạm) và thạch tín. Các mẫu này được lấy từ 13 tỉnh với nhiều nhãn hiệu khác nhau.

Kết quả khảo sát 106 mẫu được công bố vào ngày 12/10 cho thấy,  80 mẫu có hàm lượng thạch tín cao hơn mức cho phép. Trong 83 mẫu có lượng đạm cao thì 75 mẫu có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng, nhiều mẫu có hàm lượng thạch tín là 3 – 4 mg/lít.

Báo Thanh Niên cũng dẫn chứng: Mẫu nước mắm được mua ở Thái Bình có độ đạm ghi trên nhãn 28, kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ thạch tín là 4,16 mg/lít, cao hơn 4 lần; mẫu nước mắm được thu thập tại Hà Nội nhãn ghi độ đạm là 38 thì có hàm lượng thạch tín là 3,33 mg/lít, cao hơn 3 lần;

Mẫu nước mắm được mua trong một siêu thị tại TP.HCM có độ đạm 50 thì hàm lượng thạch tín là 4,09 mg/lít, cao hơn 4 lần; Mẫu nước mắm tại tỉnh Kiên Giang có độ đạm 43 thì hàm lượng thạch tín là 2,97 mg/lít, cao hơn gần 3 lần;

Mẫu nước mắm tại Cần Thơ có nồng độ đạm <40, có hàm lượng thạch tín là 3,06 mg/lít, cao hơn 3 lần.

Báo Thanh Niên cũng dẫn lời một chuyên gia trong lĩnh vực nước mắm: “Nhiều thương hiệu nước mắm đánh vào tâm lý người tiêu dùng thích độ đạm cao nên công bố trên nhãn chỉ số độ đạm rất cao. Thực chất khi kiểm tra thì độ đạm thấp hơn nhiều so với con số công bố. Điều này có thể nói, đây là hình thức gian lận thương mại, dối trá trong làm ăn, đánh lừa khách hàng”.

Theo Tổng cục Thống kê, người dân Việt Nam mỗi năm tiêu thụ hơn 200 triệu lít nước mắm với tổng doanh thu khoảng 7.200 đến 7.500 tỷ đồng.

Ngọn Hải Đăng

Theo daikynguyenvn.com


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc