Home » Tiêu Điểm, Xã hội » Bộ Giáo dục đề xuất để xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa

Bộ Giáo dục vừa có tờ trình Chính phủ đề xuất việc sửa một số điều luật và bổ sung một số điều luật trong giáo dục, trong đó có việc Bộ Giáo dục từ bỏ độc quyền sách giáo khoa, việc biên soạn sách giáo khoa sẽ được xã hội hóa.

sách giáo khoa

Cụ thể Bộ Giáo dục chỉ chủ trì xây dựng và ban hành chương trình giáo dục phổ thông, thẩm định, quy định yêu cầu cần đạt được sau mỗi cấp học; còn việc biên soạn sách giáo khoa sẽ do tổ chức và cá nhân có năng lực tham gia.

Thực ra việc xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa đã được đề cập đến trong nghị quyết số 88 và được Quốc hội thông qua vào chiều ngày 28/11/2014.

Nghị quyết này đề cập đến việc hiện hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, một chương trình với nhiều bộ sách giáo khoa, Khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa.

Tháng 2/2016 Quốc hội cũng đã thông qua chủ trương “một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa”, trong đó các tổ chức hay cá nhân đều có quyền tham gia viết sách giáo khoa.

Sáng ngày 7/6/2016 Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ có buổi làm việc tại TPHCM, tại đây Sở Giáo dục thành phố đã xin phép để TPHCM có được chương trình giáo dục riêng, bộ sách giáo khoa riêng. Giao quyền tự chủ 100% cho các trường Cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tự quyết định chương trình học, nhập khẩu các chương trình giáo dục tiên tiến của nước ngoài.

Việc biên soạn sách giáo khoa trên thế giới

Việc xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, cùng nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau đã được thực hiện từ lâu trên thế giới.

Ở Mỹ, Bộ Giáo dục hoặc Hội đồng chương trình sách giáo khoa sẽ đưa ra các chương trình tiêu chuẩn, việc biên soạn sách giáo khoa dành cho tất cả những ai có khả năng.

Chương trình tiêu chuẩn này là tiêu chuẩn cần phải đạt dược, nhiều nhóm tác giả đã biên soạn bộ sách giáo khoa được đánh giá là vượt xa tiêu chuẩn này. 

Mỗi năm Bộ giáo dục của mỗi Bang (ở nước Mỹ mỗi Bang có một Bộ Giáo dục) chọn một vài bộ sách giáo khoa ưng ý để giới thiệu cho các trường công lập của Bang mình, lãnh đạo mỗi trường sẽ chọn mua bộ sách giáo khoa mà Bộ đã giới thiệu.

Tiền mua sách giáo khoa sẽ được Ngân sách của Bang chi trả, học sinh sẽ được mượn đầy đủ bộ sách để học trong suốt cả năm học.

Các giáo viên cũng không bị bắt buộc phải dùng sách giáo khoa mà nhà trường đã chọn mua, họ hoàn toàn chủ động và có quyền sử dụng kiến thức của mình hay các tài liệu khác vào bài giảng.

Riêng ở cấp đại học, việc chọn sách là do giáo viên hoặc tổ bộ môn quyết định.

Khi sách giáo khoa được bán ra thì nhóm tác giả được hưởng nhuận bút 12%, nhà sách được 32%, nhà xuất bản hưởng 56% trên số tiền bán sách.

Phần Lan – quốc gia có nền giáo dục tiên tiến hàng đầu thế giới này từ lâu đã xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, sử dụng nhiều bộ sách khác nhau cho mỗi chương trình học.

Giáo viên được chủ động lựa họn sách giáo khoa, được phép tự soạn bải giảng riêng cho mình, miễn là theo chương trình chuẩn quốc gia.

Giáo viên và học sinh đang tập Pháp Luân Công, một môn khí công cổ truyền của Trung Quốc để nâng cao sức khỏe - Ảnh vietnamcentrepoint

Giáo viên và học sinh đang tập Pháp Luân Công, một môn khí công cổ truyền của Trung Quốc để nâng cao sức khỏe – Ảnh vietnamcentrepoint

Trần Hưng

Theo trithucvn.net

Bài liên quan:

>> Vì sao học sinh Phần Lan giỏi nhất?

>> Việt Nam học hỏi được gì từ giáo dục Phần Lan

>> Tìm hiểu những nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc