Home » Cổ truyền, Văn hóa » Cuộc nội chiến giữa 3 anh em nhà Tây Sơn

Tổ tiên anh em nhà Tây Sơn vốn là họ Hồ ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (sách Hoàng Lê nhất thống chi cho rằng thuộc dòng dõi Hồ Quý Ly). Khi chúa Nguyễn khai phá ở Đàng Trong, cuộc sống người dân vùng này ngày càng khấm khá, họ Hồ liền vào Đàng Trong lập nghiệp đổi thành họ Nguyễn, nhờ đó cuộc sống cũng ngày càng giàu có.

Một góc thành Quy Nhơn. (Ảnh từ binhdinh.gov.vn)

Một góc thành Quy Nhơn. (Ảnh từ binhdinh.gov.vn)

Đến đời Nguyễn Phi Phúc sinh được 8 người con trong đó có Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ. Riêng Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ thì có sử liệu cho rằng Nguyễn Huệ sinh trước, cũng có sử liệu cho rằng Nguyễn Lữ được sinh ra trước.

Nhờ gia đình khá giả nên 3 anh em đều được học với thầy giỏi khắp vùng lúc đó là Trương Văn Hiến, người dân quen gọi là Giáo Hiến.

Ra khẩu hiệu phò chúa Nguyễn nhưng lại giết chúa Nguyễn

Giáo Hiến vốn từng làm quan cho chúa Nguyễn, nhưng bị quyền thần Trương Phúc Loan trù dập hăm diệt, ông phải trốn vào phủ Quy Nhơn, mở trường dạy học ở đất An Thái, ông mang theo hoài bão lớn tạo ra lứa học trò có thể diệt loạn thần phò giúp chúa Nguyễn thịnh trị trở lại. Chính ông đã phát hiện ra khả năng khác thường của Nguyễn Huệ, Ông cũng dặn dò 3 anh em nhà Tây Sơn rằng : “hết lòng giúp chúa Nguyễn để phục hồi nền nhất thống”

Năm 1771 nhân lúc quyền thần Trương Phúc Loan nắm hết mọi quyền lực, nhưng chỉ lo vơ vét làm giảu cho mình, không lo đến cuộc sống người dân, khiến dân Đàng Trong cực khổ oán thán, 3 anh em nhà Tây Sơn liền đứng lên khởi nghĩa.

Để được người dân ủng hộ khẩu hiệu ban đầu của cuộc khởi nghia là diệt Trương Phúc Loan phò hậu duệ chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Dương. Tuy nhiên sau khi diệt được Trương Phúc Loan, anh em Tây Sơn cũng tìm cách diệt chúa Nguyễn, năm 1777 quân Tây Sơn chiếm được Gia Định liền giết hết hoàng tộc chúa Nguyễn, kể cả Nguyễn Phúc Dương (người mà Tây Sơn có khẩu hiệu phò tá ban đầu), trong hoàng tộc chỉ có Nguyễn Phúc Ánh trốn thoát được.

Mâu thuẫn

Thế nhưng Sau khi chiếm được Gia Định mâu thuẫn giữa anh em nhà Tây Sơn bắt đầu lộ diện, Nguyễn Huệ muốn tiến đánh quân chúa Trịnh ở Phú Xuân (lúc này kinh đô Đàng Trong là Phú Xuân đang bị quân chúa Trịnh chiếm), thế nhưng do không rõ tình hình quân Trịnh mạnh yếu thế nào nên Nguyễn Nhạc không đồng ý.

Sau đó Nguyễn Hữu Chỉnh báo lại tình hình Phú Xuân thì Nguyễn Nhạc mới đồng ý cho đánh. Sau khi đánh chiếm được Phú Xuân rồi, Nguyễn Huệ tự tiện đưa quân thẳng tiến ra Bắc hà, Nguyễn Nhạc biết tin thì không yên tâm với sự phát triển thế lực riêng của Nguyễn Huệ, nên cho quân tiến ra bắc gọi Nguyễn Huệ trở về.

Nguyễn Huệ từ Bắc hà trở về mang theo rất nhiều của cải lấy được, Nguyễn Nhạc yêu cầu nộp lại số vàng bạc đã lấy từ kho chúa Trịnh nhưng Nguyễn Huệ không đồng ý.

Nguyễn Huệ cũng đưa ra lý do rằng vùng Thuận Hóa (tức Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế ngày nay) mới lấy được cần củng cố, nên xin ở lại Phú Xuân. Nguyễn Nhạc cũng đành phải đồng ý dù rất không bằng lòng.

Ở vùng Thuận Hóa Nguyễn Huệ tự ý xây dựng thành quách, thưởng cho các quan mà không tấu trình; Nguyễn Nạc cũng nhiều lần cho gọi Nguyễn Huệ về Quy Nhơn nhưng lần nào Huệ cũng có lý do không đi.

Kinh thánh Phú Xuân

Kinh thành Phú Xuân. (Ảnh từ internet)

Nguyễn Nhạc cùng Nguyễn Huệ từ cãi nhau đến tỷ võ

Điều đó khiến Nguyễn Nhạc cho rằng mình bị xem thường, nên năm 1787 Nhạc đem binh ra Phú Xuân hỏi tội. Nghe tin Nguyễn Huệ vỗ án nói: “Tội gì mà hỏi? Ðánh Nam dẹp Bắc để giữ vững ngôi báu cho anh, đó là tội à? Còn đất Thuận Hóa này là của ta lấy nơi tay Chúa Trịnh. Ta thọ phong chẳng qua vì tình anh em đó thôi. Chớ đâu phải anh ta cắt đất của mình phong cho ta, mà bắt ta nhất nhất phải tuân theo mệnh lệnh? Công có lại quên, tội không có lại buộc! Sao lại bất công thế. Ta không chịu nổi” rồi chạy ra gặp Nguyễn Nhạc.

Nguyễn Nhạc gặp Huệ thì nói: Làm em mà không nghe lời anh là bất nghĩa, làm tôi mà không nghe lời vua là bất trung. Tôi chạy ngược xuôi buôn bán nuôi cậu từ nhỏ. Tôi chăm sóc mẹ, cậu và mấy đứa em nheo nhóc, để bây giờ cậu phản tôi à?”

Nguyễn Huệ cũng lớn tiếng đáp trả, anh em cãi nhau to, trước mặt quân sĩ hai bên hai anh em cùng mang vũ khí quyết đánh một trận. Quân sĩ hai bên im phăng phắc quan sát chủ tướng để chờ lệnh.

Nguyễn Huệ vẫy tay ra phía sau ra hiệu cho quân sĩ không được can dự vào, Nguyễn Nhạc cũng làm tương tự. Hai bên xông vào đánh nhau nảy lửa, nhưng do từ nhỏ đến lớn học võ cùng một sư phụ, biết hết thế miếng của nhau, nên đánh rất lâu mà không phân thắng bại. Từ chuyện này trong dân gian lưu truyền câu thơ:

Đao đỡ thương rồi thương đỡ đao,

Thương qua đao lại chẳng ai nhường.

Quy Nhơn chiến địa nơi binh dữ,

Huynh đệ tương tàn cảnh đáng thương.

Anh em nội chiến

Sau khi đánh nhiều hiệp không phân thắng bại, cả hai  đều thở hổn hển vì mệt, nhưng Nhạc mệt và xuống sức hơn do cao tuổi hơn. Lợi dụng tình thế này Huệ đánh dứ một đòn rồi nhanh chóng biến chiêu. Nguyễn Nhạc biến sắc nhận ra là “yến phi quyền” nhưng không thể tránh kịp, trúng đòn văng ra sau. Do Nguyễn Huệ chỉ dùng lực nhẹ nên Nguyễn Nhạc chỉ bị thương.

Nguyễn Nhạc Loạng choạng leo lên lung ngựa chạy về bẽ bàng với quân sĩ, tức giận cho nổi trống thúc quân lên đánh, Nguyễn Huệ lên ngựa cho quân rút lui. Nghĩ rằng Huệ đã sợ, Nguyễn Nhạc cho quân đuổi gấp.

Trống trận Tây Sơn. (Ảnh wikipedia.org)

Trống trận Tây Sơn. (Ảnh wikipedia.org)

Đang hăng máu đuổi gấp, Nguyễn Nhạc đột nhiên nghe thấy quân sĩ hò reo dậy đất, phục binh hai bên đổ ra đánh, đồng thời Nguyễn Huệ cũng cho quân quay lại đánh kịch liệt. Quân Nguyễn Nhạc bị bất ngờ không chống nổi, chết rất nhiều, Nguyễn Nhạc đành thúc ngựa chạy thẳng về thành Quy Nhơn cố thủ.

Nguyễn Huệ cho quân đến, nhưng thành Quy Nhơn vốn dễ thủ khó công, cho quân đánh thẳng vào thì sẽ hao tổn rất nhiều lính.

Vì thế Nguyễn Huệ quyết định cho quân vậy chặt thành, cắt mọi nguồn lương thực, để Nguyễn Nhạc hết lương phải đầu hàng. Thế nhưng quân từ Phú Xuân đến lại không đủ vây chặt thành, theo thư của một số Linh mục Pháp thời đấy còn lưu lại, thì để có 6 vạn quân vây thành Quy Nhơn, Nguyễn Huệ đã cho bắt tất cả đàn ông ở Thuận – Quảng đi lính, khiến nhiều vùng không còn đàn ông nữa.

Một nhóm người Đàng Trong tại Đà Nẵng thời Tây Sơn. (Tranh của họa sĩ người Anh William Alexander)

Một nhóm người Đàng Trong tại Đà Nẵng thời Tây Sơn. (Tranh của họa sĩ người Anh William Alexander)

Nguyễn Nhạc thấy lương thực cạn dần thì lo lắng, viết thư cho Nguyễn Lữ báo tin Nguyễn Huệ tạo phản, nhờ em đến giải vây. Rồi cho người mang thư vượt thành đến Gia Định gửi cho Nguyễn Lữ.

Nguyễn Lữ nhận thư, không rõ tình hình thế nào liền sai Đặng Văn Trấn đem binh cứu anh mình. Thế nhưng Nguyễn Huệ đoán biết Nhạc sẽ nhờ Lữ đến cứu, nên sai quân mai phục sẵn ở Phú Yên, quân của Đặng Văn Trấn đến Phú Yên thì bị đánh bất ngờ nên tan tác, tướng Đặng Văn Trấn bị bắt sống.

Thấy Nguyễn Nhạc không chịu hàng, Nguyễn Huệ tìm cách công thành nhưng không hạ được, liền chiếm núi Long Cốt, rồi đưa đại bác lên núi cao bắn vào thành, những vị trí xung yếu trong thành đều bị phá.

Đạn pháo bắn rung cả thành khiến gia quyến Nguyễn Nhạc lo lắng, Nguyễn Nhạc phải lên mặt thành kêu khóc với Nguyễn Huệ rằng: “Bì oa chử nhục, đệ tâm hà nhẫn”. 

Trước đây Nguyễn Nhạc không dám nói thật cho mẹ biết, giờ không thể dấu được nên đành nói thật, bà mẹ biết được thì ra khỏi thành gặp Nguyễn Huệ, rồi sau đó Nguyễn Lữ cũng đến nói thêm, nhờ đó anh em mới được giải hòa.

ban-do-viet-nam-tay-son

Sau sự việc trên, để tiện cho anh em cai quản các nơi, Nguyễn Nhạc đã phân chia như sau:

  • Nguyễn Nhạc xưng là Trung ương Hoàng đế, đóng đô ở Quy Nhơn.
  • Phong Nguyễn Lữ làm Đông Định Vương, cai quản vùng đất Gia Định.
  • Phong Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương, cai quản vùng đất từ đèo Hải Vân trở ra Bắc.

Trần Hưng

Theo trithucvn.net

Bài liên quan:

>> Điều gì khiến quân Tây Sơn không thắng được quân nhà Nguyễn


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc