Từ ngày 7/5 vừa qua lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ghé thăm Trung Quốc và có cuộc hội đàm cùng Chủ tịch Tập Cận Bình. Truyền thông Nhật Bản tiết lộ, trong cuộc gặp lần này, ông Kim đã công khai đưa ra một thỉnh cầu đối với ông Tập Cận Bình và biểu đạt thái độ bất mãn với Mỹ.
Đây là lần thứ 2 ông Kim Jong-un đến thăm Trung Quốc, sau chuyến thăm hồi tháng 3 và có cuộc hội đàm phi chính thức với ông Tập Cận Bình. Trung – Triều có các chuyến thăm qua lại dày đặc thế này, khiến dư luận chú ý rốt cuộc hai nhà lãnh đạo đã nói gì với nhau.
Ngày 13/5, tờ báo Yomiuri Shinbun của Nhật dẫn nguồn tin từ người nắm rõ nội dung hội đàm trong cuộc gặp cấp cao Trung – Triều cho biết, ông Kim Jong-un công khai biểu đạt với ông Tập Cận Bình về thái độ bất mãn đối với Mỹ. Ông Kim nói, nước Mỹ cho biết nếu Bắc Triều Tiên có thể hoàn toàn phi hạt nhân hóa thì Mỹ có thể sẽ tiến hành viện trợ kinh tế, nhưng cam kết của Mỹ không đáng tin.
Ông Kim Jong-un đưa ra thỉnh cầu với ông Tập Cận Bình, nếu như Bắc Triều Tiên và Mỹ đạt được nhất trí về vấn đề phi hạt nân hóa, Bắc Triều Tiên hy vọng Trung Quốc có thể viện trợ kinh tế cho Bình Nhưỡng trong giai đoạn trung gian. Ông Tập Cận Bình trả lời, hội nghị Mỹ – Triều cần đạt được nhất trí về vấn đề phi hạt nhân hóa, nếu đạt được nhất trí và có tiến triển cụ thể, Trung Quốc sẽ có lý do chính đáng để tiến hành viện trợ kinh tế đối với Bắc Triều Tiên.
Ngày 8/5, sau khi phía Trung Quốc tiễn ông Kim về nước, cùng ngày, ông Tập Cận Bình cũng có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Trang web của nhà Trắng cũng đăng tải nội dung cuộc điện đàm, 2 nhà lãnh đạo thảo luận về tiến triển gần đây trên bán đảo Triều Tiên và tình hình cuộc gặp giữa ông Tập Cận Bình và Kim Jong-un. Qua điện đàm, ông Tập và Trump đã đạt được nhận thức chung, tức là tầm quan trọng về việc vẫn cần tiếp tục duy trì áp lực đối với Bình Nhưỡng trước khi đề Bắc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân và kế hoạch tên lửa vĩnh viễn.
Có kênh truyền thông Hồng Kông phân tích, trước cuộc gặp Trunp – Kim sắp diễn ra, cuộc gặp chớp nhoáng giữa Tập – Kim dường như đã đưa ra một tín hiệu chính trị mạnh mẽ về tình hữu nghị Trung – Triều, trên thực tế, Trung – Triều đều được thứ mình muốn trong mối quan hệ này.
Về phía Bình Nhưỡng, ông Kim Jong-un hy vọng có thể tăng thêm lợi thế trước khi diễn ra cuộc gặp với ông Trump. Còn về phía Bắc Kinh, do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ, Trung Quốc có thể mượn chuyến thăm của Kim Jong-un để thể hiện rằng tình hữu nghị giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên vẫn như xưa, với ý đồ đưa ra quân bài Bắc Triều Tiên, để nâng cao vị thế của mình trong cuộc đàm phán thương mại Trung – Mỹ.
Có phân tích chỉ ra, trong cuộc hội đàm giữa ông Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jea-in, ông Moon Jea-in dường như rất muốn viện trợ kinh tế cho Bắc Triều Tiên, nhưng nhất định phải nằm trong phạm vi quy định về chế tài của Liên Hợp Quốc. Do đó, Hội nghị thượng đỉnh liên Triều giúp ông Kim Jong-un có lá bài mới khi tới thăm Trung Quốc lần 2, tức là nếu Bắc Kinh không giúp đỡ giải quyết vấn đề kinh tế của Bắc Triều Tiên, thì Hàn Quốc cũng sẽ giúp đỡ.
Trước cuộc gặp Trump – Kim sắp diễn ra, ông Kim Jong-un cũng liên tiếp thể hiện ra thiện chí cho phía Mỹ thấy. Ngày 10/5, Bắc Triều Tiên đã thả tự do cho 3 công dân Mỹ đang bị Bắc Triều Tiên giam giữ, điều này được dư luận đánh giá là ông Kim Jong-un muốn thân cận với Mỹ. Ngoài ra còn có thông tin nói, Mỹ đã đưa ra nhiều yêu cầu với Bình Nhưỡng, trong đó bao gồm việc yêu cầu Bắc Triều Tiên phải vận chuyển một phần vũ khí hạt nhân, nguyên liệu phân hạch hạt nhân, nguyên liệu có thể phân hạch hạt nhân và tên lửa tầm xa ra khỏi lãnh thổ, Bắc Triều Tiên cũng đang suy nghĩ thận trọng về vấn đề này.
Tờ New York Times phân tích cho rằng, đối với Bắc Triều Tiên mà nói, từ góc độ an toàn gần Mỹ hơn và xa Bắc Kinh hơn, cũng là một sách lược khôn ngoan. Trung Quốc có thể sẽ không uy hiếp đến sự độc lập của Bắc Triều Tiên, nhưng dã tâm khống chế nước gần mình như Đông Á, khu vực quanh biển Hải Nam và kế hoạch “Một vành đai, một con đường”, sẽ khiến Bắc Triều Tiên có sự hoài nghi lớn.
Phân tích cũng nhận định, thời gian gần đây, ông Kim Jong-un thể hiện ra muốn tiến gần với Mỹ, kỳ vọng lấy hành động này để ức chế dã tâm chi phối Đông Á của Bắc Kinh. Từ trước tới nay, ông Kim Jong-un vẫn hy vọng có thể giảm sự phụ thuộc về kinh tế vào Trung Quốc và nguyện vọng ngăn chặn sự không chế của Bắc Kinh đối với bán đảo Triều Tiên trong tương lai.
Huệ Anh
Theo trithucvn.net
Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!