Home » Chia sẻ, Khoa học » Con người có thể ở gần Mặt Trời đến mức nào mà vẫn sống sót?

Mặt Trời, ngôi sao trung tâm của Hệ Mặt Trời mà chúng ta đang sinh sống, có nhiệt độ bề mặt vào khoảng 5.505 độ C. Ánh sáng phát ra từ quả cầu lửa khổng lồ này là một thành phần không thể thiếu trong việc tạo nên sự sống trên Trái Đất, nhưng nó lại thiêu rụi bất cứ thứ gì bén mảng bay đến gần quả cầu lửa này. Hiện Trái Đất của chúng ta đang cách Mặt Trời khoảng 149,6 triệu km, vậy đây có phải là khoảng cách an toàn không? Công nghệ vũ trụ ngày nay cho phép ta dùng tàu con thoi để bay đến nhiều nơi trong vũ trụ nhưng chúng ta nên giữ khoảng cách bao nhiêu với mặt trời?

Theo như phân tích của trang Popular Science thì tuy sức nóng từ Mặt Trời khá lớn nhưng nó nhanh chóng bị làm nguội đi khi tỏa ra trong môi trường chân không của vũ trụ. Cụ thể nếu bạn đứng ở vị trí cách xa Mặt Trời 3 triệu dặm (tức là hơn 4.828.000 km) thì sức nóng mà bạn phải chịu chỉ còn có 120 độ C. May mắn là công nghệ sản xuất áo cho các phi hành gia hiện nay có thể chịu được sức nóng tương đương với mức nhiệt độ này. Nhưng nếu bạn vượt qua mốc 3 triệu dặm và tiến gần đến Mặt Trời hơn thì vấn đề lúc này sẽ chỉ là thời gian trước khi bạn đi vào cõi chết. Bộ đồ cho phi hành gia lúc này sẽ trở thành một phòng xông hơi mini và bạn là người ngồi trong đó sẽ gặp phải các triệu chứng như cơ thể bị mất nước, bất tỉnh và sau cùng là tử vong do bị say nóng.

Nếu ngồi trong một tàu con thoi hiện đại thì chúng ta có thể tiến gần Mặt Trời hơn, cách xa 1,3 triệu dặm (hơn 2.092.000 km) với lớp vỏ cách nhiệt của tàu có khả năng chịu được sức nóng đến hơn 2.593 độ C. Nếu tiến gần hơn nữa thì nhiệt độ bên ngoài sẽ tăng lên rất nhanh và chiếc tàu sẽ nhanh chóng bị phá hủy, bể nát và sau cùng là nổ tung trong không gian.

Ảnh chụp bề mặt Mặt Trời

theo tin baomoi.com


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc