Home » Thế giới » Nhiều phi công Trung Quốc giả mạo kinh nghiệm bay

Trung Quốc đã kiếm được một danh tiếng bất hảo vì là nguồn cung cấp các sản phẩm không an toàn và giả mạo: từ giả mạo tuổi tác của các vận động viên cho tới sữa bột trẻ em độc hại, và các công trình trường học được xây dựng bằng “xi-măng bã đậu” – một danh sách dài. Giờ đây, thêm vào đó là kinh nghiệm bay giả.

Lính cứu hỏa Trung Quốc tìm kiếm chiếc buồng lái trong xác chiếc máy bay ERJ-190 của hãng hàng không Henan Airlines tại địa điểm xảy ra tai nạn, ở thành phố miền đông-bắc Y Xuân thuộc tỉnh Hắc Long Giang xa xôi sớm ngày 25/8/2010. Một số lượng lớn phi công Trung Quốc giả mạo kinh nghiệm bay của họ để có được công việc tốt hơn. (STR/AFP/Getty Images)

Một vụ tai nạn máy bay gần đây ở Trung Quốc đã đưa ra ánh sáng rằng một số lượng lớn phi công Trung Quốc đã giả mạo kinh nghiệm bay của họ để kiếm được công việc tốt hơn, và vì thế mà đặt công chúng vào nguy hiểm.

Ngày 24 tháng 8 năm 2010, một chiếc máy bay đã bị tai nạn tại Y Xuân, tỉnh Hắc Long Giang miền đông bắc Trung Quốc, khiến 42 người tử nạn. Vụ tai nạn đã được gọi là tai nạn hàng không lớn nhất Trung Quốc trong những năm gần đây. Một lời giải thích chính thức cho nguyên nhân của vụ tai nạn vẫn chưa được đưa ra, nhưng người phi công đã bay với chứng chỉ hành nghề giả, theo các bản tin từ Trung Quốc.

Chiếc máy bay gặp tai nạn thuộc về hãng hàng không Henan Airlines, một công ty con của Shenzhen Airlines. Người phi công, Qi Quanjun 40 tuổi, gia nhập Shenzhen Airlines 7 năm trước đây sau khi nghỉ hưu từ lực lượng không quân. Cố gắng của ông để có một chứng chỉ phi công thương mại đã thất bại với Shenzhen Airlines, nhưng ông đã thành công khi có được nó từ Henan Airlines.

Theo tờ Apple Daily của Hồng Kông, ông Qi đã từng lái máy bay quân sự, như máy bay chiến đấu J-6 đã không còn được sử dụng và máy bay huấn luyện K-44. Tháng 3 vừa rồi, ông bắt đầu được đào tạo để trở thành phi công máy bay thương mại cho EMB190, loại máy bay bị tai nạn tại Y Xuân. Lịch sử lái máy bay thương mại của ông chỉ có một năm. Chuyến bay chết người tới Y Xuân là chuyến bay thứ 5 của ông Qi với vai trò một phi công thương mại, và là chuyến bay đầu tiên của ông tới Y Xuân.

Trong một hội nghị truyền hình gần đây được tổ chức bởi Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC), được các nguồn tin truyền thông Trung Quốc nhắc đến rộng rãi, một phi công của Shenzhen Airlines được dẫn lời khi nói rằng ông Qi đã không thể có được chứng chỉ phi công sau một cuộc thi tại trụ sở của hãng Shenzhen Airlines: “Thật lạ là ông ấy đã được cấp chứng chỉ sau khi gia nhập Henan Airlines,” anh nói.

Giả mạo kinh nghiệm bay

CAAC đã xác định được hơn 200 phi công với kinh nghiệm bay giả mạo trong 2 năm qua. Phần lớn những phi công này, lên đến 103 người, đang làm việc cho Shenzhen Airlines, chiếm 1/7 tổng số phi công của công ty, một quan chức của CAAC nói trong cuộc họp.

Hội nghị truyền hình của CAAC, nơi tiết lộ những sự việc này, đã được trích dẫn rộng rãi trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin về chủ đề này, mặc dù các nguồn tin không giải thích bằng cách nào họ truy cập được vào cuộc họp, cũng như các chi tiết về thời điểm cuộc họp được tổ chức.

Các phi công cũng làm giả lý lịch của họ trong những thay đổi công việc thường xuyên, hoặc khi thay đổi nghề nghiệp từ quân đội sang các hãng hàng không thương mại – mặc dù họ cũng phải trải qua một vòng kiểm tra mới trước khi có thể bay trở lại, tờFirst Financial Daily của Trung Quốc trích lời một quan chức cấp cao của một hãng hàng không thương mại.

Bom hẹn giờ sắp nổ

Li Jiaxiang, giám đốc CAAC, cũng tuyên bố trong hội nghị truyền hình đó rằng Shenzhen Airlines không phải là công ty duy nhất thuê các phi công có kinh nghiệm bay giả mạo. Các hãng hàng không khác, bao gồm ba hãng hàng không chính – Air China, China Eastern Airlines, và China Southern Airlines – đều có cùng một vấn đề. Ông Li miêu tả hiện tượng này là “melamine” của ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc và là một “quả bom hẹn giờ” có thể nổ bất cứ lúc nào.

Phản ứng chính thức đối với vụ tai nạn tại Y Xuân và vấn đề kinh nghiệm bay giả là các “phi công được xác định” đã phải ngừng bay. Tuy nhiên như thường lệ, công chúng vẫn không bị thuyết phục.

Những người sử dụng Internet đã bày tỏ sự giận dữ rằng sinh mạng của các hành khách đã bị đặt vào nguy hiểm chỉ vì những thất bại của hệ thống quản lý nhà nước, và lập luận rằng vấn đề này vẫn còn bị coi quá nhẹ.

Sophia Fang

(Theo The Epoch Times)

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc