Home » Kinh doanh » Nhật, Mỹ có thể trình vấn đề đất hiếm lên WTO
Nắm thế “thượng phong” cái mà thế giới khao khát – đất hiếm, Trung Quốc khiến cả Mỹ, Nhật, châu Âu phải đau đầu. Nhật Bản và Mỹ có thể trình lên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm, theo tờ Nikkei Business Daily (Nhật Bản).

Quan chức kinh tế hàng đầu của Mỹ đã hối thúc Trung Quốc nâng giá đồng Nhân dân tệ và giúp “sân chơi” xuất khẩu hàng hóa quốc tế công bằng. Tháng 9/2010, Mỹ áp hạn ngạch đối với lốp xe Trung Quốc. Đáp trả Trung Quốc áp hạn ngạch với sản phẩm gà từ Mỹ.

Theo Hiệp hội địa lý Mỹ, năm 2009, khoảng 97% sản phẩm đất hiếm trên thế giới do Trung Quốc sản xuất. Ngoài ra, dường như Trung Quốc đang thay đổi quan điểm đối với thế giới.

Tháng 10/2010, Trung Quốc bị buộc tội hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Nhật. Nay, một số chuyên gia ngành khẳng định Trung Quốc cắt giảm nguồn cung đất hiếm sang Mỹ và châu Âu.

Tờ Deutsche Presse Agentur (Đức) cũng cho biết Liên minh châu Âu (EU) có khả năng đưa vấn đề lên WTO sau khi nhận được thông tin các công ty châu Âu bị ảnh hưởng bởi việc hạn chế đất hiếm.

Đất hiếm là nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là trong hệ thống quốc phòng, chế tạo xe điện, tua bin gió, ổ đĩa cứng, truyền thông di động, tên lửa đạn đạo và các lĩnh vực khác. Hiện, đất hiếm chưa có chất liệu thay thế.

Sản lượng đất hiếm của Trung Quốc chiếm khoảng 97% sản lượng đất hiếm của thế giới. Năm 2001, Trung Quốc gia nhập WTO, không cho phép hạn chế xuất khẩu bất kỳ sản phẩm nào.

Tờ Deutsche Presse Agentur dẫn lời một nguồn tin giấu tên cho biết do Trung Quốc giảm xuất khẩu đất hiếm trên toàn cầu dẫn đến giá đất hiếm tăng lên 20 lần. Nguồn tin này cho biết nếu đất hiếm tiếp tục bị hạn chế, giá các sản phẩm công nghệ cao sẽ theo đó tăng lên.

Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan sẽ tham gia cuộc họp liên quan của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) tại Việt Nam từ ngày 28 – 31/10. Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan dự kiến sẽ có cuộc hội đàm song phương với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, hai nước sẽ ký thỏa thuận về đất hiếm vào ngày 31/10.

Theo dantri

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc