Home » Tiêu Điểm, Xã hội » Miền Bắc và miền Trung Việt Nam – Vùng đất của sự chuyển mình và chuyển đổi

Thuyền chở rau tại chợ nổi ở Hội An (Ảnh của Bernd Kregel)

TÓM LƯỢC: Sau nhiều năm chịu chiến tranh và bị cô lập, miền Bắc Việt Nam đang bước đi tốt trên con đường tìm kiếm một chỗ đứng thích hợp như một loại ‘đá quý’ trong bối cảnh du lịch quốc tế. Đất nước đang chuyển đổi, làm sống lại diện mạo quyền thế khi xưa được ví như là ‘viên trân châu’ dưới quyền thống trị của thực dân Pháp, và các phương sách đang được tiến hành để bảo tồn truyền thống văn hóa, cũng như các khung cảnh tự nhiên, và môi trường phong phú và hấp dẫn.

Cảnh sông nước bên dưới “Đèo Hải Vân” (Ảnh của Bernd Kregel)

Những cánh đồng lúa trải dài hút tầm mắt. Bóng mát xanh tươi là một phần trong những dải sắc màu mang tên Việt Nam.

Sau những năm dài đau khổ vì chiến tranh, Việt Nam đang chuyển mình ngày hôm nay, gợi lên ký ức về những năm phồn thịnh kinh tế sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II.

Người dân khắp mọi nơi đang sửa chữa, đang hiện đại hóa và đang xây dựng. ‘Viên trân châu’ của thực dân Pháp xưa kia dường như đã bừng tỉnh, giống như nàng công chúa ngủ trong rừng đã thức giấc sau nụ hôn của chàng hoàng tử. Dễ nhận thấy nhất trong những nỗ lực này là sự hoàn thành việc tân trang lại khách sạn “Sofitel Metropolis Hanoi” – khách sạn có từ đầu thế kỷ 20, nơi từng được mệnh danh là “khách sạn nổi tiếng nhất ở phía Đông kênh đào Suez.” Sổ đăng ký của khách sạn còn ghi lại được một danh sách phong phú tên tuổi các nhân vật từng nghỉ tại khách sạn ngày ấy, chẳng hạn như Somerset Maugham, Charlie Chaplin và Graham Greene.

Đánh bắt cá tại Hội An (Ảnh của Bernd Kregel)

Theo sau quá trình đổi mới toàn diện, giới tinh hoa ngày nay đã trở lại – giống như Oliver Stone và Mick Jagger, những người cảm thấy như đang ở nhà giữa vẻ đẹp lộng lẫy được tái tạo lại của một nước thuộc địa xưa kia. Và cũng không chỉ có mình họ cho phép mình như vậy. Những người khác có thể trả tiền để say sưa trong kỳ nghỉ một hay hai đêm tại khách sạn “Sofitel” ở “thủ đô đẹp nhất Đông Nam Á” này. Nhưng có một khoảng cách ngắn từ khách sạn tới khu phố cổ, một nơi quanh co và nhiều màu sắc, và tốt nhất là được nhìn ngắm khi ngồi đằng sau một chiếc xích lô tiện dụng.

Một trong những kho báu của khu phố cổ là Nhà hát múa rối nước huyền thoại. Sân khấu là một cái ao ở vùng thôn quê, nơi những con rối đột nhiên nhảy múa trong một vở kịch hoa mỹ: rồng bay nhảy trên mặt nước, nông dân trồng lúa ăn mừng vụ thu hoạch, hay một màn đua thuyền khuấy động nhiều cảm xúc. Toàn bộ buổi biểu diễn dường như là một ẩn dụ về gốc gác nông nghiệp đầy sắc màu của đất nước này.

Thuyền rồng bơi dọc theo sông Hương ở Huế (Ảnh của Bernd Kregel)

Khu vườn tại Khu nghỉ dưỡng Furama gần Đà Nẵng (Ảnh của Bernd Kregel)

Buổi biểu diễn này giống như một khúc nhạc dạo đầu cho chuyến du ngoạn từ thủ đô hối hả cho tới vùng đồng quê yên bình. Chuyến hành trình dẫn tới những ngọn đồi và người dân ở đó, với cuộc sống theo cách truyền thống của họ. Và nó cũng dẫn tới một địa danh nổi tiếng thế giới là Vịnh Hạ Long, nơi ba ngàn hòn đảo nhỏ và những cấu trúc bằng đá đi từ đường bờ biển tới một quần thể phức tạp, một phong cảnh giống như mê cung vậy.

Phong cảnh mới khác biệt làm sao khi đi dọc theo những rặng núi ở Việt Nam! Mang tên “Trường Sơn”, rặng núi trải dài hơn 1.000 km xuống phía Nam, như thể là nó cố gắng để trở thành xương sống của đất nước, và cho đất nước một chỗ dựa vững chãi. Cố đô nằm tại miền Trung của Việt Nam, Huế, tọa lạc tại hai bên bờ sông Hương, giống như một thành phố vừa bước ra từ một bức tranh. Hoàng Cung hùng vĩ nằm tiếp giáp bên bờ sông. Đó là mái nhà của Triều Nguyễn trong thế kỷ thứ 19, một triều đại với vẻ huy hoàng và trang nghiêm thuở nào. Những kiến trúc này từ lâu đã nằm dưới sự bảo vệ của UNESCO.

Thần hộ vệ bằng đá tại Chùa Vua ở Huế (Ảnh của Bernd Kregel)

Chùa Thiên Mụ ở Huế (Ảnh của Bernd Kregel)

Đây từng là ngôi nhà của Hoàng đế Minh Mạng. Theo câu chuyện, các triều thần đã từng gặp khó khăn trong việc tuyển chọn một người thích hợp cho Hoàng đế trong số 300 phụ nữ tại Hậu cung. Chiến lược của họ là đặt một bó cỏ ở phía trước phòng của mỗi người phụ nữ vào đêm hôm trước. Khi thời điểm tới, họ sẽ dẫn một con dê đực vào Sân Hậu cung. Con dê đực đó, theo một quy tắc thật kỳ cục, là kẻ ra quyết định [cho việc hò hẹn của vị Hoàng đế]. Liệu vị Hoàng đế có được thông báo về quá trình tuyển chọn này hay không vẫn còn đang gây tranh cãi.

Sân khấu hùng vĩ này cũng là nơi tổ chức các nghi lễ của Huế Festival, nơi mà trong cả tuần lễ, các nghệ sĩ từ khắp nơi trên thế giới đến để trình diễn và trưng bày tác phẩm nghệ thuật cũng như đồ mỹ nghệ, và, trong vòng hai tuần, thành phố này liên tục được thắp sáng. Lễ hội một năm hai lần mới đây nhất là vào năm 2008. Lễ hội được hộ tống bởi một đoàn thuyền rồng mà lướt đi dọc theo sông Hương và hướng tới Chùa Vua, một trong những biểu tượng tôn giáo dễ nhận ra nhất của đất nước. Tu viện nằm cạnh đó là nơi ở của những nhà sư, những người tu hành theo Đạo Phật truyền thống.

Với những khu lăng mộ của Hoàng đế cũng như các khách sạn, chợ và bảo tàng – Huế luôn biết cách để chiều lòng du khách. Nhưng miền Trung Việt Nam còn có nhiều điều hơn thế, bao gồm cả “Đường Kỷ niệm Văn hóa.” Nó đi xuyên qua “Đèo Hải Vân” để tới Đà Nẵng, nơi mà ở xa xa là “Núi đá Cẩm Thạch” với những hang động hiểm trở ở trong tầm nhìn. Mỹ Sơn, thủ đô của Đế chế Champa cổ đại, cũng làm du khách thích thú. Di tích của rất nhiều ngôi đến một thời huy hoàng vẫn còn đứng vững sau sự tàn phá trong cuộc chiến “Chống Mỹ,” và đánh thức lại bầu không khí trang nghiêm. Nhưng điểm nhấn không phải bàn cãi ở khu vực này chính là thị trấn nhỏ Hội An, một nơi đẹp như tranh vẽ, tọa lạc hai bên bờ sông Thu Bồn, từng được ví như “Rothenburg trên sông Tauber” của Việt Nam. Một nơi từng là trung tâm buôn bán sầm uất, với những cư dân dám nghĩ dám làm, từ lâu đã nắm bắt được cơ hội mà UNESCO trao cho họ, đã chuyển đổi thị trấn thành một bảo tàng ngoài trời cổ kính.

Sản vật của thị trấn hay là chợ cá là một trong những điều hấp dẫn nhất ở Việt Nam. Nó cho phép du khách cơ hội để tham gia việc nấu nướng theo phong cách ẩm thực của người Việt. Đầu bếp, anh Thanh, đến từ Nhà hàng Cầu Đỏ, đã có sáng kiến cho mọi người khám phá bí quyết nấu nướng của người Việt. Đây đúng là một lễ hiển linh đối với những người tán dương cách sử dụng rau cỏ và gia vị trong nấu ăn.

Hành trình thú vị bắt đầu từ khách sạn “Sofitel Metropolis Hanoi,” và kết thúc tại chuyến viếng thăm Khu nghỉ mát “Nam Hải’ ở Hội An, một nơi nhận nhiều giải thưởng về Khu nghỉ mát hiện đại bên bờ biển. Điểm đáng chú ý của địa điểm này là mặt nước trong veo như tấm kính, bên cạnh những hàng cọ, mà dường như là hòa tan, một cách chậm rãi và khó nhận thấy, vào những đợt sóng biển ở đằng xa. Những bụi cây tươi tốt che chở cho các ngôi nhà gỗ của khách với thiết kế nội thất thoáng đãng và khác thường, với những chiếc giường được sắp đặt để tạo cảm giác một hòn đảo đang bồng bềnh giữa đại dương.

Ở mảnh đất với vẻ đẹp hoang sơ và nhiệt đới này, những tiện nghi hiện đại và truyền thống hòa quyện vào nhau. Sau nhiều năm trong chiến tranh và bị cô lập, đất nước đang bước đi tốt trên con đường tìm kiếm một chỗ đứng thích hợp như một loại ‘đá quý’ trong việc chọn lựa địa điểm cho du dịch quốc tế.

Tác giả: Bernd Kregel
(Theo The Epoch Times)

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc