Home » Danh nhân, Văn hóa » Lạc Dương: Cái nôi của nền văn minh Trung Hoa cổ đại

Người Hoa từ nhiều thành phố ở Trung Quốc mặc Hán phục truyền thống đi dạo trong cố đô Lạc Dương, ảnh chụp ngày 2 tháng 5 năm 2007. (The Epoch Times)

Một người bạn Trung Quốc của tôi ở Đức đã trầm trồ thốt lên: “Cố đô Lạc Dương với những đóa mẫu đơn và những áng thơ Đường, từ lâu đối với tôi đã là hiện thân của thái bình, thịnh vượng, và hài hòa, những điều làm tôi ấn tượng sâu sắc”.

Anh ấy nói về đô thành Trung Quốc bằng những lời tán dương ca tụng; Lạc Dương đã từng là một đô thị phát triển cao thời nhà Đường (618-907), với hơn một triệu cư dân.

Có lẽ chính thành cổ Lạc Dương và những ký ức về vẻ đẹp của văn hóa Trung Hoa thuở trước đã thuyết phục một nhóm người Trung Quốc, vào ngày 2 tháng 5 năm 2007 đã cho người dân trên phố và tại các điểm du lịch được thưởng ngoạn bằng cách mặc lên người các Hán phục truyền thống (206 TCN đến 220 SCN). Họ đến từ nhiều thành phố, như Thượng Hải, Thường Châu, Thạch Gia Trang, và Tây An – một đô thành cổ xưa hơn nữa. Họ muốn thức tỉnh mọi người về các giá trị đã mất của nền văn hóa cổ truyền Trung Hoa.

Một kinh đô văn hóa và tri thức khoa học

Lạc Dương cũng chọn ra 13 công dân của mình để làm Hoàng đế của khu vực được xem là cái nôi của nền văn minh Trung Quốc này. Nằm ở phía Nam sông Hoàng Hà, ở trung tâm của Trung Quốc, thành phố luôn luôn đóng một vai trò quan trọng; có lẽ không giống như một trung tâm hành chính, nhưng chắc chắn là một trung tâm văn hóa và tri thức khoa học nổi bật.

Nhiều huyền thoại về sự sáng lập văn hóa Trung Quốc gắn liền với huyền thoại sông Hoàng Hà, chẳng hạn như các vị Thần nổi lên từ những con sóng để mang văn hóa đến với người dân. Trong số các sinh vật từ dưới nước nổi lên có một con ngựa đầu rồng, mang theo một bản vẽ trên lưng mà từ đó Bát quái được phát triển sau này. Truyền thuyết kể rằng một con rùa cũng nổi lên từ sông Lạc – trao tên của mình cho thành phố – chở trên lưng hình ảnh của nhân loại trong tương lai.

Một đóa hoa mẫu đơn, loài hoa của thành phố Lạc Dương. (Li Gujun/Epoch Times)

Hễ là người Trung Quốc thì đều biết câu này, “Lạc Dương chỉ quý” (Giấy Lạc Dương đắt đỏ), ngụ ý nói đến các sáng tác văn học nổi tiếng của Lạc Dương. Câu nói này muốn nói đến nhà thơ, nhà văn Tả Tư thời nhà Tấn (265-420 SCN), các tác phẩm của ông xuất sắc đến nỗi vô số bản sao viết tay được làm ra và lưu truyền, vì thế mà chẳng mấy chốc làm cạn kiệt nguồn cung cấp giấy viết.

Kiệt tác văn học của ông có tên “Tam đô phú” (Ngợi ca ba đô thành Ngụy, Thục và Ngô). Theo các ghi chép lịch sử, nhà văn phải mất 10 năm để hoàn thành tác phẩm này. Tác phẩm đồ sộ này ghi chép lại những điều về trang phục, thói quen, và cuộc sống hàng ngày trong ba đô thành; chỉ riêng tiêu đề cũng đã cho người ta thấy được phong cách đặc biệt và chủ đề tác phẩm của ông.

Sau nỗi kinh hoàng của cuộc Cách mạng Văn hóa và trong bối cảnh gần sáu mươi năm cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, một lần nữa đi theo văn hóa cổ truyền Trung Hoa sẽ mang lại nhiều điều cho người dân Trung Quốc – nếu chưa đủ sức đạt tới phục hồi ý thức bình thường, và tin tưởng vào những giá trị cổ xưa của đất nước.

Monika Weiss
(Theo The Epoch Times)


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc