Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Thảm họa chênh lệch giàu nghèo ở Trung Quốc ngày càng lớn

LA86044
Ngày 5 tháng 3 vừa qua, trong phiên khai mạc kỳ họp thường niên Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (tức Quốc hội) Trung Quốc, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã trình bày báo cáo của chính phủ nước này, trong đó ông thừa nhận tình trạng “oán giận ghê gớm” trong dân chúng liên quan tới một loạt vấn đề, từ tỷ lệ lạm phát leo thang, giá nhà đất và lương thực quá cao, tham nhũng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng cho tới vấn đề chiếm đất đai…
Nhân dịp này, một đại biểu Quốc hội dự họp là ông Kỷ Ngọc Thành (Ji Yu-cheng) Hiệu trưởng trường Đại học Nhân dân Bắc Kinh nói với các nhà báo: chênh lệch thu nhập giữa hộ giàu với hộ nghèo ở Trung Quốc lên tới 40 lần, mấy năm gần đây tăng lên với tốc độ mỗi năm 1,5%, một thiểu số người giàu chiếm hữu 40% tổng tài sản quốc dân; chênh lệch giàu nghèo tại các vùng đô thị còn nghiêm trọng hơn tại vùng nông thôn.

Ông Kỷ Ngọc Thành cho biết, theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, hệ số Gini năm 2009 của Trung Quốc là 0,47, trong khi đó mức 0,4 được coi là “mức báo động” [hệ số Gini càng lớn là càng bất bình đẳng]. Theo nghiên cứu của Đại học Nhân dân Bắc Kinh, hệ số Gini của Trung Quốc mấy năm nay tăng với tốc độ bình quân 1,5% hàng năm. Năm 2009, chênh lệch giàu nghèo thành phố-nông thôn bằng 3,6 lần kỷ lục cao nhất trong lịch sử. Năm 2005, tỷ lệ thu nhập giữa hộ giàu với hộ nghèo tại đô thị lên tới 9,5.

Ông Kỷ Ngọc Thành nói, qua 20 năm tích lũy, của cải quốc dân đã tăng lên rất nhiều nhưng việc phân phối tài sản lại mất công bằng nghiêm trọng. Số liệu chính thức nhà nước công bố cho thấy tài sản của 10% số gia đình giàu nhất Trung Quốc chiếm 45% tổng tài sản của toàn bộ quốc dân cả nước; trong khi thu nhập của 10% số gia đình nghèo nhất chỉ chiếm 1,4%, tức chênh lệch 32 lần; đến năm 2009 mức chênh lệch đó đã lên tới 40 lần.

Thông qua đầu tư, lợi tức thu được, các hộ giàu sẽ càng làm tăng chênh lệch giàu nghèo và “đời đời di truyền” mang lại tình trạng bất bình đẳng về việc làm, kinh doanh, giáo dục và các dịch vụ khác, rất bất lợi cho xã hội, sẽ chỉ làm tăng sự bất bình của nhân dân.

“Chúng tôi muốn tăng phụ cấp cho giáo viên cán bộ trong trường mình nhưng rốt cuộc chỉ những người trong biên chế mới được hưởng lợi, còn những người làm việc tạm thời thì không được hưởng lợi.” – ông Kỷ Ngọc Thành nói.

theo VIT
Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc