Home » Chia sẻ, Nhịp sống trẻ » Bạn biết gì về các nhóm ngôn ngữ chính?
Hiểu biết về cấu trúc đặc thù của bốn nhóm ngôn ngữ chính trên thế giới sẽ giúp bạn học ngoại ngữ, ví dụ như tiếng Anh, tốt hơn?
[title]

Quy tắc về trật tự từ tương đồng trong từng nhóm ngôn ngữ trên thế giới đang được các nhà nghiên cứu tìm hiểu ngày một thấu đáo hơn. (ABC)

‘Quy tắc tương đồng’

Một nghiên cứu mới nhất từ New Zealand đã phát hiện cấu trúc đặc thù từ mỗi nhóm ngôn ngữ chính trên thế giới bao gồm nhóm ngôn ngữ Châu Âu, nhóm ngôn ngữ Thái Bình Dương, nhóm ngôn ngữ Châu Phi và nhóm ngôn ngữ Châu Mỹ.

Nghiên cứu cũng đưa ra những đánh giá trái ngược với ý kiến trước đây cho rằng não bộ của con người tạo ra quy định toàn cầu cho ngôn ngữ.

Sự thật thế nào? “Dường như những yếu tố địa phương và phát triển văn hóa quan trọng hơn những áp lực nhận thức trong tâm trí con người (trong việc hình thành biến thể ngôn ngữ)”, Tiến sĩ Russell Gray, nhà nghiên cứu từ Đại học Auckland (New Zealand), đồng tác giả nghiên cứu cho biết.

Tiến sĩ Gray cũng nói rằng: “Nhận định (trước đây) cho rằng con người đóng vai trò quan trọng với cấu trúc bẩm sinh của trí tuệ trong việc hình thành biến thể ngôn ngữ đã quá đề cao vai trò của con người”.

Theo ông Gray, hiện có hai học thuyết chính lý giải sự đa dạng và các dạng cấu trúc của 7.000 ngôn ngữ trên thế giới. Tuy nhiên, ông cho biết tùy theo những mức độ khác nhau, cả hai học thuyết cho rằng tâm trí con người ưa chuộng những ngữ cảnh tạo ra những cấu trúc chung trong ngôn ngữ.

Trong một dạng cấu trúc ngôn ngữ, động từ được đặt trước bổ ngữ và các từ chỉ vị trí đứng trước danh từ đơn cử như trong câu tiếng Anh sau:
“Russell put (động từ) the wine (bổ ngữ) in (giới từ) the glass (danh từ)”.

Ở một dạng cấu trúc khác, bổ ngữ được đặt trước động từ trong khi các từ chỉ vị trí đứng sau danh từ. Ví dụ như cũng trong câu tiếng Anh nêu trên, từ ‘in’ là giới từ xuất hiện sau từ ‘glass’.

Ông Gray và đồng nghiệp là tác giả một bản báo cáo đăng trên tạp chí Nature số ra ngày 14/4/2011 cho rằng những nghiên cứu trước đây về ngôn ngữ loài người có một số điểm chưa rõ ràng.

Ví dụ, một số nghiên cứu cho rằng những dạng cấu trúc ngôn ngữ giống những quy tắc trong tất cả các ngôn ngữ và không có ngoại lệ.

Ông Gray cho rằng các nghiên cứu trên đã bỏ qua mối quan hệ trong các ngôn ngữ: sự phát triển và phân loại ngôn ngữ thành các nhóm có nhiều điểm tương đồng.

Do chỉ có 50 ngôn ngữ có dạng cấu trúc đặt động từ trước bổ ngữ cũng sử dụng giới từ nên ‘quy tắc tương đồng’ không áp dụng chung cho mọi ngôn ngữ, đặc biệt nếu tất cả ngôn ngữ trong cùng một nhóm.

“Hiện tượng này có thể do một vài ngộn ngữ đã được kế thừa sâu hơn trong các nhóm ngôn ngữ”, tiến sĩ Gray giải thích.

Phân tích sự phát triển của ngôn ngữ

Để kiểm tra liệu có quy tắc chung cho mọi ngôn ngữ hay không, tiến sĩ Gray và nhóm nghiên cứu sử dụng các phương pháp sinh học tiến hóa để ngiên cứu sự phát triển cấu trúc ngôn ngữ.

Các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp phát sinh điện toán để phân tích trật tự từ trong ngôn ngữ từ bốn nhóm ngôn ngữ chính trên thế giới, bao gồm nhóm ngôn ngữ Châu Âu, Thái Bình Dương, Châu Phi và Châu Mỹ.

Các nhà nghiên cứu sau đó tìm kiếm các cấu trúc trật tự từ như những cấu trúc chứa bổ ngữ và động từ.

“Chúng tôi tìm kiếm bằng chứng cho những cấu trúc này và phát hiện thấy có lẽ những cấu trúc này mang tính đặc thù đối với từng nhóm ngôn ngữ chứ không phải là đặc điểm chung của mọi ngôn ngữ”, ông Gray nhận xét.

Ví dụ, tiếng Anh, Ba Lan, Xứ Wales, Thụy Điển và Ý đều có trật tự bổ ngữ và động từ giống nhau. Tuy nhiên, các ngôn ngữ này liên quan mật thiết với nhau và cùng thuộc nhóm ngôn ngữ Ấn-Âu. Theo ông Gray, có lẽ tất cả những ngôn ngữ này đều kế thừa trật tự từ đặc thù từ một ‘tổ tiên’ chung.

Ông Gray và cộng sự phát hiện thấy trật tự từ xuất hiện trong ngôn ngữ vùng Austronesian (bao gồm Indonesia, Melanesia, Micronesia, Polynesia và các đảo lân cận thuộc Thái Bình Dương) nhưng không xuất hiện trong ngôn ngữ Bantu và Uto-Aztecan.

Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy sự khác biệt tương tự giữa các nhóm ngôn ngữ với 8 khía cạnh trật tự từ khác nhau.

“Những hiện tượng được khẳng định có điểm chung trên thực tế mang tính đặc thù đối với các nhóm ngôn ngữ nhất định”, tiến sĩ Gray cho biết.

“Trong một nhóm văn hóa và ngôn ngữ khác, hiện tượng này không giống nhau. Văn hóa lấn át nhận thức trên phương diện tiến hóa ngôn ngữ”.
Ông Gray cho rằng những phát hiện này có thể gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, ông đang trông đợi một cuộc tranh luận về quy tắc ngôn ngữ.

“Tôi nhận được một số thư không đồng tình từ một số nhà ngôn ngữ học nhưng cũng nhận được nhiều thư ủng hộ từ những nhà nghiên cứu khác”, ông Gray cho biết.

Theo ông Gray, quan điểm ’Chomskyan’ – vốn đang nổi trội – cho rằng có các quy tắc ngôn ngữ chung toàn cầu đã hạ thấp tầm quan trọng trong nghiên cứu các ngôn ngữ khác nhau.

Ông Gray kỳ vọng phát hiện mới này sẽ khuyến khích nghiên cứu các ngôn ngữ khác nhau trước khi các ngôn ngữ này hoàn toàn không được sử dụng, đồng thời giúp các nhà ngôn ngữ học hiểu rõ hơn mối quan hệ tương quan giữa trí tuệ con người và văn hóa.

Tiếng Việt thuộc nhóm ngôn ngữ nào?

Theo tìm hiểu của Bay Vút, lâu nay các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Việt Nam và quốc tế, tiếng Việt là một ngôn ngữ Môn-Khme thuộc họ ngôn ngữ Nam Á (Austroasiatic), có nguồn gốc chung với hơn 160 ngôn ngữ sử dụng trên toàn vùng Đông Nam Á – một nhánh của nhóm ngôn ngữ Thái Bình Dương.

Trong quá trình nghiên cứu quá trình hình thành tiếng Việt, có nhiều giả thuyết cũng từng được đặt ra và đặt tiếng Việt vào các nhóm ngôn ngữ khác nhau như Nam Đảo, Hán hay Tai-Kadai.

Tuy nhiên theo công trình nghiên cứu “Khái quát các nghiên cứu ngôn ngữ học về nguồn gốc của tiếng Việt’ của ông Mark Alves thuộc Khoa Ngoại ngữ và Triết học, Trường Đại học Montgomery County (Hoa Kỳ) thì “quan điểm phổ biến cho rằng tiếng Việt thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á vẫn khả thi và hợp lý nhất dựa trên cơ sở phương pháp luận ngôn ngữ học và các kịch bản có thể xảy ra trong giao tiếp giữa các dân tộc”.

Ông Mark Alves cũng nhận định rằng “Về cơ bản, tiếng Việt là một ngôn ngữ Môn-Khme với vài từ vay mượn từ tiếng Tai và một tầng ảnh hưởng sâu sắc từ vựng và ít nhiều cả cấu trúc tiếng Hán”.

Cho đến nay lịch sử và quá trình hình thành tiếng Việt vẫn đang được các nhà nghiên cứu tìm hiểu.

Theo bayvut


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc