Home » Khoa học, Tiêu Điểm » Câu chuyện về “cậu bé phóng xạ”

Bạn có tin được không? Một phòng thí nghiệm hạt nhân được đặt tại nhà một cậu nhóc mới… 15 tuổi.

Cả nước Nhật đang lo sốt vó vì tác hại của hạt nhân. Thế là đủ hiểu năng lượng hạt nhân nguy hiểm đến thế nào với đời sống con người. Có điều không phải ai cũng biết điều đó, hoặc biết nhưng vẫn phớt lờ giống như David Hahn của ngày xưa, người có biệt danh là “Cậu bé phóng xạ”.

Đam mê hạt nhân từ nhỏ
David Hahn (30-10-1976) trưởng thành giống như bao đứa trẻ khác. Ấn tượng với những người hàng xóm và thầy cô là một cậu bé tóc vàng, cao ráo, năng động và thường xuyên tham gia vào các hoạt động thể thao như bóng chày, bóng đá và gia nhập cả nhóm Hướng đạo sinh. Bố mẹ của Hahn, Ken và Patty đã chia tay và cậu sống cùng bố và mẹ kế, Kathy, ở thị trấn Clinton.
Chân dung của David Hahn – cậu bé phóng xạ

Bước ngoặt của cuộc đời David Hahn là khi vừa tròn 10 tuổi. Bố của Kathy tặng Hahn cuốn sách: “Những kinh nghiệm vàng về hóa học”. Kể từ lúc bấy giờ, cậu bé bắt đầu thích thú với bộ môn đầy huyền bí này. Cứ đi học về, Hahn lại chúi đầu vào những thí nghiệm và đến năm 12 tuổi, cậu bé đã ngốn hết đống sách giáo khoa về hóa học của bậc đại học. Năm lên 14 tuổi, Hahn còn tự tạo ra được nitroglycerin, một chất lỏng không màu, có thể dùng để là thuốc nổ và rất nhiều ứng dụng khác.
Vào một đêm, căn nhà của gia đình Hahn rung chuyển với một tiếng nổ lớn dưới hầm. Ken và Kathy tìm thấy Hahn nửa tỉnh nửa mê nằm trên sàn. Một hợp chất cậu bé đang nghiên cứu phát nổ nhưng rất may không nguy hiểm đến tính mạng.
Sau vụ đó, Kathy cấm Hahn làm các thí nghiệm trong nhà. Bởi vậy, Hahn mới chuyển phòng thí nghiệm của mình đến căn nhà kho cũ kĩ của mẹ đẻ để tiện bề hành động. Lúc bấy giờ, Patty cũng chẳng mấy quan tâm đến việc con trai mình đang làm. Bà cũng chẳng bao giờ thắc mắc khi thấy cậu đeo mặt nạ ra vào căn nhà kho trong suốt 7 năm trời.
Ngày 10/5/1991, David Hahn giành được giải thưởng xuất sắc liên quan đến năng lượng nguyên tử khi mới được 15 tuổi.
Khi đó, Hahn đã có thể vẽ được bản mô tả phản ứng phân rã hạt nhân có tính phóng xạ. Nhờ danh hiệu kể trên, cậu bé được đến các phòng thí nghiệm để tìm hiểu về đồng vị phóng xạ được sử dụng trong y tế. Sau những lần đi thực tế như vậy, tình yêu với khoa học vật lý nguyên tử càng thấm sâu vào Hahn và cậu không hề giấu giếm giấc mơ chế tạo một lò phản ứng hạt nhân ngay tại nhà với mục đích giúp gia đình không mất tiền sử dụng điện.
Tất cả các lò phản ứng, thông thường được tạo nên nhờ một nguyên tố phóng xạ tự nhiên – thường uranium hoặc plutonium-235-239 – là “nhiên liệu” cho một chuỗi duy trì các phản ứng được gọi là phân hạch. Phân hạch xảy ra khi một neutron kết hợp với các hạt nhân của một đồng vị phóng xạ, sử dụng uranium-235, biến nó thành uranium-236.
David Hahn bắt đầu bằng cách ngấu nghiến một quyển sách cũ về hóa học của cha và những trang sách phổ biến khoa học vật lý nguyên tử. Với ý tưởng quanh Uranium-235, chất dễ cháy được dùng trong các trung tâm hạt nhân. Nhưng ta chỉ tìm thấy nó với số lượng ít trong một số quặng thiên nhiên như uranít. Hơn nữa, nó còn lẫn với các đồng vị, uranium-238 và uranium-234. Tách uranium-235 khỏi các đồng vị và thu chúng để làm mồi cho chuỗi phản ứng hạt nhân là ngoài khả năng của Hahn…
Các lò phản ứng hạt nhân hiện đại được xây dựng rất kiên cố để ngăn phóng xạ gây hại cho môi trường

Hahn không hề nản chí khi thất bại trong hàng loạt thí nghiệm. Trong sách, cậu thấy người ta có thể sản xuất không quá khó khăn những chất dễ cháy có thể phân rã hạt nhân. Chỉ cần tấn công Thorium 232 với neutron để có được uranium-233 có thể phân rã. Mà tìm thấy Thorium không khó. Chúng có rất nhiều trong đèn ga. Hahn chất đầy một xe ô tô bằng đèn ga cậu mua trong siêu thị, trước sự sững sờ của cha mẹ và mọi người. Về nhà, Cậu đốt chúng và thu lấy tro. Trong đó có thoriunôxit và cả thorium nguyên chất!
Chỉ cần chế tạo một súng bắn neutron để tấn công vào thorium-232. Ban đầu, Hahn không biết phải làm thế nào. Thế rồi, cậu lấy danh nghĩa là một tiến sĩ vật lý, liên hệ với các tổ chức và xí nghiệp công nghiệp xử lý hạt nhất ở Mỹ để nhờ tư vấn.

Và như mong đợi, “Tiến sĩ Hahn” nhận được ngay sau đó những thông tin quý giá để có được một khẩu canông bắn neutron. Họ khuyên cậu về Americium-241. Chất phóng xạ tạo ra những hạt alpha ngay khi đập vào giấy nhôm và đẩy ra neutron.

Tiến hành

Rất phấn khích, Hahn đã tưởng tượng ngay ra giải pháp: để Americium trong một hộp giấy phủ chì (để chống bức xạ lọt ra từ các cạnh). Và đục một lỗ nhỏ trên một cạnh, từ đó những hạt alpha sẽ thoát ra. Công việc còn lại là để trước lỗ nhỏ một tờ giấy nhôm và cuộc chơi bắt đầu!
Nhưng Americium lại không dễ tìm! Và gần như nó chỉ có trong máy dò khói, số lượng trên một máy dò thì rất nhỏ! Để có được số lượng cần dùng, Hahn đã bỏ ra 1.000 USD (khoảng 21 triệu VNĐ) để mua gần 300 chiếc máy, rồi ngồi đập từng cái một để thu được lời phẩm phóng xạ quý giá.
Súng bắn neutron hoàn thành, Hahn đi mua miếng parafin, dùng để đậy các lọ mứt khỏi mốc, để đựng neutron. Cậu còn mua cả máy Geiger để kiểm tra tính phóng xạ của một vật. Nghe tiếng máy càng lạo xạo, thì càng có nhiều neutron…
Hahn kiểm tra và thấy khẩu súng của mình vẫn chưa đủ neutron để tấn công Thorium-232. Để thực sự hiệu quả, cần phải có một vật liệu nhiều hạt alpha hơn. Ví dụ như Radium. Vấn đề đặt ra là những vật liệu có tính phóng xạ cao không được bán.
Vì Hahn có thói quen đi dạo với máy Geiger bên mình. Một ngày đẹp, khi lượn qua một người bán đồ cổ, máy Geiger bỗng kêu. Tia bức xạ từ một đồng hồ quả lắc cũ của năm 1930! Không ngần ngại, Hahn đã mua nó với giá 10 USD. Trong đó có nhiều sơn bằng radium vì trong những năm 1950, radium được sử dụng khi sơn kim loại và số trên đồng hồ, làm chúng phát sáng. Từ đó, Hahn bắt đầu sưu tập đồng hồ có radium.
Phòng thí nghiệm hạt nhân đặt… tại nhà

Hahn dành rất nhiều thời gian trong phòng thí nghiệm để cạo kim loại và số với mục tiêu thu được loại bột rất quý. Cậu cho bột đó vào hộp giấy bọc chì. Để hoàn thiện khẩu ca-nông bắn neutron, Hahn thay miếng giấy nhôm bằng một miếng bêrili mà một người bạn đã lấy được trong phòng thí nghiệm của trường. Quả thực Bêrili là một chất cung ứng rất tốt neutron. Và thế là, Hahn đã có một khẩu ca-nông… rất mạnh!!!

Bây giờ, cậu chỉ cần tấn công vào Thorium-232 để thu được uranium-233. Hahn biết thao tác sẽ diễn ra suôn sẻ nếu thường xuyên kiểm tra tính phóng xạ của hỗn hợp Thorium-uranium: tính phóng xạ phải tăng so với tỉ lệ của uranium. Hahn nhắm bắn đống Thorium bằng khẩu ca-nông tự chế của mình. Nhưng cậu lại một lần nữa thất bại. Máy Geiger không có động tĩnh gì.

Để khắc phục, cậu lại trở thành “tiến sĩ Hahn” và tìm các đồng nghiệp để cầu cứu. Họ trả lời rằng: neutron mà Hahn có được có vận tốc quá nhanh. Chúng đi qua Thorium mà không thèm “chào hỏi”. Để làm chúng chậm lại, cần có Tritium ở trên giấy bêrili. Chất phóng xạ này, David lấy được ở các viên huỳnh quang trong các điểm ngắm và bia ngắm bắn dùng để bắn tên vào buổi đêm.

Thành công và… bị bắt

Lần này thì cậu không thất vọng, tính phóng xạ tăng nhanh. Cậu đang tiến đến rất gần đích! Ngày nào cậu cũng có thêm nhiều Thorium nhưng phải cần thêm 14kg uranium-233 để bắt đầu chuỗi phản ứng phân rã hạt nhân!

Và một đêm cuối tháng 8-1994, khi đang định ra khỏi nhà để tới phòng thí nghiệm thì máy Geiger kêu lên inh ỏi. Chắc chắn là phóng xạ đang lan tỏa khắp vườn! Lần đầu tiên Hahn hoảng sợ thực sự! Vậy là sau hơn 7 năm miệt mài, cậu quyết định gỡ bỏ hệ thống của mình. Giữa đêm, Hahn tống hết dụng cụ vào cốp xe để đi chôn chúng. Đó cũng là lúc mà Hahn bị bắt!

Hahn không bị kết án vì cậu không vi phạm vào luật nào! Bây giờ, khi đã trưởng thành, 30 tuổi, Hahn không hối hận về cuộc phiêu lưu khó tin này. Bố mẹ cậu cũng vậy, họ rất tự hào về con trai mình! Ngay cả khi cậu đang làm hại đến sức khỏe của mình và mọi người xung quanh khi sử dụng một lượng lớn chất phóng xạ ngay trong vườn, mà sau đó phải người ta đã tốn rất nhiều công sức để khử nhiễm khu vườn.

Ngay sau đó, David Hahn được mời tới làm việc cho Quân đội Mỹ và mang về cho bố mẹ nhiều gấp nhiều lần số tiền họ phải thế chấp nhà cửa, vay ngân hàng để khử sạch khu vườn.

Theo tintuc.thichlamdep

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc