Home » Thế giới » Trung Quốc: Dân làng Ô Khảm đang lâm nguy
Làng Ô Khảm, một ngôi làng nhỏ 20.000 cư dân mà giờ đây đang bị vây hãm bởi các lực lượng bán quân sự, đã tăng cường các cuộc biểu tình của họ, kêu gọi họp mặt ở Bắc Kinh và tổ chức một cuộc biểu tình chống tham nhũng.
Ô Khảm

Cư dân Ô Khảm, một ngôi làng đánh cá ở phía nam tỉnh Quảng Đông, biểu tình yêu cầu chính phủ có hành động về việc quan chức chiếm đất bất hợp pháp, và về cái chết trong tù của một nhà lãnh đạo địa phương, vào ngày 15 tháng 12 năm 2011

Làng Ô Khảm ở miền Nam Trung Quốc, sau khi họ đuổi các đại diện ĐCSTQ ra khỏi làng, đã bị cảnh sát bao vây vào ngày 14/12. Hiện nay dân làng và chính quyền đang trong thế bế tắc. Chính quyền đã phong tỏa, nội bất xuất ngoại bất nhập đối với mọi nhu yếu phẩm, lương thực và nước uống. Những căng thẳng dẫn đến thế bế tắc hiện nay đã âm ỉ suốt 3 tháng qua.

Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với Thời báo Đại Kỷ Nguyên, ông Chen – một dân làng cho hay: Những cư dân làng Ô Khảm mà hiện đang học tập và làm việc ở những nơi khác ở Trung Quốc đã công bố kế hoạch khởi động một cuộc kêu gọi, hoặc biểu tình, tại Bắc Kinh vào ngày 21 tháng 12.

“20.000 cư dân Ô Khảm bị cảnh sát vây hãm đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng sống còn. Tôi đại diện cho tất cả dân làng và kêu gọi nhân dân toàn xã hội tập hợp tại Bắc Kinh vào ngày 21 tháng 12″, Chen nói. “Tôi hy vọng tất cả người Trung Quốc sẽ tham gia vào hành động đúng đắn này, để ủng hộ dân làng Ô Khảm!”

Vào chiều ngày 15/12, nhiều dân làng đã tổ chức một cuộc mít tinh lớn, hô các khẩu hiệu bao gồm “Đả đảo tham nhũng!” và “Nợ máu phải trả bằng máu!”

https://www.youtube.com/watch?v=IkY9K3emAa8

Chen cho biết các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã đến làng, nhưng các báo cáo đều không trung thực. Ông nói rằng dân làng đã cảm thấy bất lực, khi nhìn thấy những thông tin dối trá lưu truyền trên toàn Trung Quốc.

Sự khởi đầu của vụ tranh chấp hiện nay có thể được truy trở lại vào hồi tháng 9, khi dân làng thất vọng khi các quan chức địa phương thi nhau cướp đất của dân. Cuộc biểu tình của cư dân đã dẫn đến cuộc đàn áp của cảnh sát, và sau đó là xung đột lớn, bao gồm nhiều xe cảnh sát bị lật nhào và các tòa nhà của ĐCSTQ bị lục soát.

Sau khi đuổi hết chính quyền địa phương, người dân tự thành lập các nhóm riêng của họ: “Hội đồng Dân làng lâm thời” và một “Đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ” để bảo vệ quyền lợi của mình và phối hợp hòa giải với ĐCSTQ.

Vào ngày 21/11, nhiều ngàn dân làng đã diễu hành tới chính quyền thành phố Lufeng và tổ chức cuộc biểu tình ngồi với các biểu ngữ, trong số đó có biểu ngữ viết “Chống chế độ độc tài”.

Tình hình leo thang khoảng một tuần trước đây. Ngày 9 tháng 12, chính quyền thành phố Lufeng nói rằng tất cả các tổ chức được thành lập bởi dân làng là “bất hợp pháp “, và bắt giữ 5 người đại diện.

Trong những giờ đầu của buổi sáng ngày 11 tháng 12, hơn một ngàn cảnh sát vũ trang đầy đủ chuẩn bị cho một đợt bắt giữ khác, và lại đối mặt với dân làng tức giận cầm vũ khí tự chế trong tay.

Đêm đó, một trong 5 người đại diện của làng mà đã bị bắt trước đó – Xue Jinbo, đã chết trong khi đang bị cảnh sát giam cầm. Theo dân làng, thì Xue Jinbo cùng với những người khác đã bị bắt và bị tra tấn.

Một số đã bị buộc phải ký văn bản “thú tội” rằng đã làm việc với “các thế lực phản động nước ngoài” để “kích động” cư dân địa phương, một kiểu tuyên truyền thường xuyên được triển khai bởi các cơ quan ĐCSTQ trong các hoàn cảnh tương tự.

Ngày 14 tháng 12, chính quyền Trung Quốc công bố kết quả khám nghiệm tử thi từ Trung tâm pháp y của trường Đại học Trung Sơn nói rằng: “Không có dấu hiệu tổn thương bên ngoài nào được tìm thấy” trên cơ thể của Xue Jinbo.

Tuy nhiên, khi gia đình Xue Jinbo đến bệnh viện để nhận xác vào tối ngày 12 tháng 12, họ đã phát hiện ra rằng thân thể ông đầy bầm tím, đầu của ông bị biến dạng, khuôn mặt sưng tấy, các móng tay đã bị lột, và nhiều xương đã bị gãy. Các thành viên trong gia đình không được phép mang xác ông về, hoặc chụp ảnh.

Cái chết của Xue khiến dân làng càng thêm phẫn nộ. Người dân lập một phòng tang lễ và bắt đầu để tang. Họ đã cố gắng rời khỏi làng để biểu tình, nhưng đã bị cảnh sát khóa chặt.

Một cư dân tải lên một đoạn video vào mạng Sina Weibo, cho thấy hơn 10.000 dân làng hô lớn, “nợ máu phải trả bằng máu”, và “trả lại thi thể”. Một số người đã khóc, trong khi những người khác kéo áo của một phóng viên, yêu cầu giúp đỡ.

Chính quyền địa phương công bố vào ngày 14 tháng 12 rằng thư ký ĐCSTQ có liên quan sẽ bị điều tra. Tuy nhiên, bế tắc vẫn tiếp tục: Một số lượng lớn cảnh sát chống bạo động, với sự hỗ trợ của xe bọc thép, đã tập trung ở ngoài làng, đang chờ lệnh của ĐCSTQ.

Nay vẫn chưa rõ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, nhưng tiền lệ lịch sử không phải là điềm lành. Cách làng Ô Khảm không xa là làng Dongzhou. Vào cuối năm 2005, một cuộc biểu tình đã bị chính quyền đàn áp dã man. Chính quyền đã nổ súng vào dân làng, giết chết hàng chục người trong số họ. Người dân cho biết cảnh sát đã tiếp cận những người không mang vũ khí đang bị thương nằm trên mặt đất, và bắn chết họ. Còn có nguồn tin cho biết cảnh sát đã thiêu hủy một số xác để phi tang. Và tất nhiên sau đó, như thường lệ, là một chiến dịch tuyên truyền dối trá.

Theo vietdaikynguyen

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc