Home » Thế giới » Người biểu tình Hồng Kông đánh cược tất cả cho dân chủ

bieu tinh hong hong

Hàng nghìn người biểu tình ủng hộ dân chủ tham dự một cuộc biểu tình ôn hòa trước khu phức hợp chính phủ ở Hồng Kông vào ngày 2/10/2014. (Benjamin Chasteen/Epoch Times)
Đường lối cải tổ Đảng Cộng Sản Trung Quốc của Tập Cận Bình đã vấp phải một chướng ngại ở Hồng Kông.

Từ khi Tổng bí thư Tập Cận Bình lên nắm quyền, nỗ lực đấu tranh nhằm đánh bại phe phái của cựu chủ tịch Đảng Giang Trạch Dân và phản ứng kháng cự của chúng nhằm lật đổ Tập đã bao trùm lấy bầu không khí của chế độ cộng sản Trung Quốc.

Đơn vị chống tham nhũng của Tập đã điều tra thẳng tay các lực lượng nòng cốt và một chuỗi các động thái trong mùa hè vừa qua đã hạ gục hết con hổ này đến con hổ khác (ám chỉ các quan chức cấp cao), những người có mối quan hệ mật thiết với Giang. Cùng lúc đó, những người trung thành với Giang đã chiến đấu một cách vô vọng trước các cuộc tập kích bất ngờ ngày càng gia tăng.

Với việc Đội kiểm tra kỷ luật đóng quân ở Thượng Hải và các thân tín của Giang Trạch Dân bị điều tra, tất cả các dấu hiệu đã chỉ đến một con hổ lớn nhất, chính là Giang.

Các sự kiện ở Hồng Kông, với hàng chục nghìn người biểu tình đòi quyền phổ thông đầu phiếu, có vẻ như đã tạo ra một cuộc đình chiến giữa hai phe.

Tại một hội nghị tối ngày 29/9 và sau đó tại lễ kỷ niêm ngày quốc khánh tối ngày 30/9,

Người ta đồn đại rằng Giang hiện đang bị giam lỏng tại nhà riêng. Ông ta đã không tham dự các sự kiện chính thức trong hàng tháng trời, đồng thời không xuất hiện trên truyền hình nhà nước, những dấu hiệu cho thấy nỗ lực của Đảng nhằm lu mờ hình ảnh cựu lãnh đạo tối cao này

Tất nhiên, có một chút hợp lý trên bề mặt để giải thích sự xuất hiện của Giang trong những sự kiện này. Đây là mốc kỷ niệm đánh dấu 65 năm ngày thành lập nước và cứ mỗi dịp kỷ niệm năm năm một lần, Đảng lại có một sự thay đổi lớn trong hàng ngũ nhân sự, khi có rất nhiều quan chức về hưu vào thời điểm đó.

Tuy nhiên bất cứ điều gì xảy ra ở những sự kiện xã hội này đều không thay đổi được gì. Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không có gì khác ngoài bản chất máu lạnh. Tập có thể ăn tối với Giang vào tối thứ ba rồi ký lệnh bắt giữ ông ta vào ngay buổi sáng thứ tư hôm sau mà không chút do dự.

Dù sao, sự xuất hiện của Giang cũng là điều hoàn toàn không lường trước. Những cuộc biểu tình ở Hồng Kông đã đem đến một mối đe dọa không tưởng cho ĐCSTQ khiến họ phải thay đổi các yếu tố căn bản của mưu đồ chính trị. Tập chỉ có thể cố gắng lờ đi các sự kiện ở Hồng Kông.

Tình trạng hỗn loạn

Trên thực tế, ngay từ ban đầu phe phái của Giang Trạch Dân đã có dã tâm dùng Hồng Kông làm bàn đạp để gây sức ép lên Tập. Ngay cả khi Tập đã trừ khử một cách có hệ thống từng người trung thành với Giang khỏi bộ máy Đảng và nền kinh tế, quân của Giang vẫn nắm quyền kiểm soát Hồng Kông.

Trước đây Hồng Kông nằm trong tầm quan sát của Tăng Khánh Hồng, một trong những cánh tay phải của Giang Trạch Dân. Hiện nay, Phó Thủ tướng Trương Đức Giang, một thân tín khác của Giang Trạch Dân, là người trực tiếp giám sát hai mảnh đất Hồng Kông và Ma Cao. Trưởng đặc khu Hồng Kông ông Lương Chấn Anh cũng là một tay thân tín của Tăng Khánh Hồng và cũng là người trung thành với Giang Trạch Dân.

Theo các nguồn tin nội bộ, Tăng đã làm việc cùng với Lương để triển khai một loạt các mưu đồ nhằm liên tục quấy nhiễu và gây thù địch trong xã hội Hồng Kông.

Ngay lập tức sau khi lên nắm quyền, Lương Chấn Anh đã tìm cách áp đặt các giáo trình học tập ở Trung Quốc đại lục vào các trường học ở Hồng Kông, từ đó làm bùng phát rất nhiều các cuộc biểu tình.

Vào tháng 7 năm 2012, một nhóm đáng ngờ xuất hiện ở Hồng Kông với mục đích duy nhất là quấy rối các học viên của môn tập tinh thần Pháp Luân Công. Cảnh sát Hồng Kông đã làm ngơ trước các hoạt động bất hợp pháp của nhóm đó và những người nằm vùng trong Đảng đã tiết lộ với Đại Kỷ Nguyên rằng Lương là một trong những người đứng đằng sau.

Một nhóm đáng ngờ khác xuất hiện với mục đích quấy rối các nhà hoạt động dân chủ và lại xuất hiện một nhóm khác nữa tuyên bố muốn tách ra khỏi đại lục. Các nhóm đó có cùng thành viên với nhóm chống đối Pháp Luân Công.

Dưới sự giám sát của Lương, một loạt các vụ tấn công bạo lực vô cớ vào các nhà báo và nhà xuất bản trong giới truyền thông vốn rất náo nhiệt của Hồng Kông đã xảy ra.

Chính sách đánh thuế cao ngất ngưởng đã kéo các nhà kinh doanh giàu có ra khỏi Hồng Kông cũng như các dự án phát triển, điều này đã làm dấy lên sự phẫn nộ của giới trung lưu và làm sâu sắc thêm sự hỗn loạn ở khu vực này. Gần đây lượng người di cư khỏi Hồng Kông đã tăng lên đáng kể.

Phổ thông đầu phiếu

Mặc dù một loạt các sự kiện kiểu này đã làm bùng cháy khao khát của người dân Hồng Kông được tự quyết định tương lai của bản thân họ, điểm chính cho các cuộc khủng hoảng liên tiếp này là hy vọng cho một quyền phổ thông đầu phiếu.

Sách Trắng được Văn phòng Thông tin Quốc Vụ Viện (còn được gọi là Văn phòng Tuyên truyền Hải ngoại) ban hành vào ngày 10/7 đã gây e ngại cho giới dân chủ và làm bùng lên một tinh thần phản kháng.

Một người thân tín của Giang Trạch Dân đồng thời là Ủy viên Ủy ban thường vụ Bộ chính trị ông Lưu Vân Sơn là người trực tiếp ra chỉ đạo cho Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện. Sách Trắng được ông Lưu ban hành đã diễn giải lại một cách tùy tiện ý nghĩa của thể chế một quốc gia/hai chế độ, vốn là nguyên tắc căn bản của mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Hồng Kông.

Khi đó, thể chế một quốc gia/hai chế độ, từng được hiểu là chính sách cho phép Hồng Kông một mức độ tự trị đáng kể, lại được diễn giải lại thành bất cứ cái gì Bắc Kinh muốn. Hơn nữa, Sách Trắng cho phép Bắc Kinh quyền thay đổi tùy ý Bộ Luật cơ bản (Hiến pháp) của Hồng Kông.

Nói tóm lại, Sách Trắng đã phá hoại nền tảng căn bản của yêu cầu dân chủ của Hồng Kông, đó là nó hoạt động dưới một thể chế khác biệt so với đại lục.

Các hy vọng còn lại cho một quyền phổ thông đầu phiếu đã bị dập tắt bởi một quyết định được đưa ra vào ngày 31/8 của Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân Toàn Quốc, hội đồng lập pháp dấu cao su [1] của Đảng.

Trương Đức Giang là chủ tịch hội đồng, đã tuyên bố rằng một ủy ban bầu cử trực tiếp nằm dưới quyền kiểm soát ở Bắc Kinh sẽ chọn ra ai sẽ chạy đua chiến dịch tranh cử vị trí trưởng đặc khu. Tức là sẽ có một cuộc bầu cử, nhưng nhân dân Hồng Kông chỉ có thể bầu chọn cho những ứng cử viên mà Đảng chỉ định sẵn.

Sau quyết định của Đảng về quyền phổ thông đầu phiếu, phong trào bất tuân dân sự có tên Chiếm đóng Trung tâm với tình yêu và hòa bình đã bắt đầu được triển khai. Giờ đây việc những người dân Hồng Kông sẽ xuống đường biểu tình với số lượng lớn là điều chắc chắn xảy ra.

 bieu tinh o du

Người dân ngồi bên dưới hàng ô dù trên một trong những đại lộ chính gần Khu phức hợp chính phủ Hồng Kông vào ngày 2/10/2014. (Benjamin Chasteen/Epoch Times)

Kích động bạo lực

Tình trạng tồi tệ dưới sự lãnh đạo của Lương trong hàng năm trời, Sách Trắng, và quyết định về quyền phổ thông đầu phiếu— phe phái của Giang đã đặt hy vọng vào việc kích động những hành vi phản kháng của người dân Hồng Kông mà sau đó sẽ ép Bắc Kinh phải tiến hành một cuộc trấn áp bạo lực.

Giang Trạch Dân đã được cất nhắc lên các vị trí quyền lực của Đảng vào năm 1989 bởi thái độ sẵn sàng ủng hộ cuộc thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn. Giờ đây, khi đã ở cái tuổi gần đất xa trời, ông ta và phe phái của mình dường như đang chuẩn bị cho một cuộc thảm sát nữa.

Nếu xe tăng được đưa vào Hồng Kông và hàng nghìn người chết, thì bè phái của Giang sẽ có thể thách thức vị thế của Tập trong Đảng. Quyền lực của Tập, đi đôi với nó là khả năng thanh trừng phe phái của Giang, có thể sẽ tan vỡ hoặc thậm chí chính Tập có thể bị mất ghế.

Theo các nguồn tin bên trong Đảng, đây là điều phe của Giang đã dự định làm trong những năm gần đây ở Hồng Kông.

Tuy nhiên cho đến nay Tập không bị mắc bẫy. Một nguồn tin bên trong Đảng tiết lộ Tập đã ra lệnh không được giết hại ở Hồng Kông. Sau một đêm xịt hơi cay, chính quyền dường như đã rút lui khỏi cuộc đụng độ với người biểu tình.

Cho phép Giang Trạch Dân tham gia vào các ngày lễ Quốc Khánh có vẻ là một chiêu trò nhằm giết thời gian. Việc Tập mang Giang xích lại gần nhau hơn có thể giúp ngăn chặn phe phái của Giang tự ý làm bất cứ điều gì để châm ngòi cho một cuộc xung đột ở Hồng Kông.

Tình huống bùng phát

Dù vậy, điều Tập có thể làm trong thời gian sắp tới là không rõ ràng. Các lựa chọn của ông là rất ít. Nền kinh tế Trung Quốc đã chạm phải một bức tường. Các cuộc biểu tình trên diện rộng xuất hiện tràn lan ở Trung Quốc đại lục, và với một nền kinh tế đang trên đà tụt dốc, nó sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Mặc dù Tập đã thành công trong việc áp đặt ý chí của ông lên bộ máy Đảng với chiến dịch chống tham nhũng, nhưng ông lại không có một mạng lưới tay chân so với của Giang. Một Đảng viên điển hình nào đó, khi thấy việc Tập trừng trị thẳng tay nạn tham nhũng mà có thể đe dọa đến lợi ích bản thân, có thể sẽ muốn nhìn thấy Tập ngã đài.

Trong một hoàn cảnh bùng nổ, tình hình những người biểu tình ở Hồng Kông được nhìn nhận như một tình trạng lây lan nguy hiểm. Các quan chức của Đảng tự hỏi liệu có nổ ra các cuộc biểu tình với số lượng hàng nghìn người trong các thành phố ở Đại Lục với cảm hứng từ Hồng Kông hay không?

Trong cùng lúc, cho đến nay người biểu tình đã hành xử theo một cách đã mang lại cho họ lợi thế lớn nhất. Dù bị phun hơi cay, họ vẫn không trở nên bạo lực. Những người biểu tình là một hình mẫu lý tưởng: ôn hòa, lý trí, và kiên nhẫn. Vì vậy, sự ủng hộ trên khắp thế giới dành cho họ đang ngày càng gia tăng.

Trong lối hành xử hiện tại, nhân dân Hồng Kông có thể đã học được một điều gì đó từ những học viên Pháp Luân Công.

Khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999, hàng ngày người dân Hồng Kông đều có thể nhìn thấy những học viên phản ứng ôn hòa thế nào trước thái độ thù địch của những người dân Đại Lục bị lừa dối bởi tuyên truyền của Đảng. Cuối cùng, thái độ đó cũng chấm dứt khi các học viên giải thích rõ về những lời dối trá của Đảng.

Khi các nhóm của Lương Chấn Anh bắt đầu can nhiễu các học viên Pháp Luân Công vào năm 2012, sự khoan dung nhẫn nại của các học viên đã dành được cảm tình của người dân Hồng Kông, để rồi sau đó họ đã bắt đầu khen ngợi các học viên và bảo vệ họ.

Có một lối thoát?

Những người biểu tình đã để lại một khoảng trống dành cho sự đàm phán. Trong khi vẫn tiếp tục nhấn mạnh vào nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, họ tuyên bố rằng họ không phản đối ĐCSTQ. Đây là một tuyên bố cần được xem xét một cách cẩn thận. Bởi nó phát ra từ miệng của những cá nhân thường xuyên mang biểu ngữ lên án ĐCSTQ.

Về phần mình, trong một số dịp gần đây Tập Cận Bình đã bảy tỏ sự ủng hộ của ông cho thể chế một quốc gia/ hai chế độ, và gián tiếp phủ nhận Sách Trắng.

Khi Tập chuẩn bị tiến vể phía trước, tất cả mọi người đều hy vọng rằng Lương Chấn Anh sẽ bị phế truất, hoặc thậm chí là bắt giữ và thanh trừng ông ta, chắc chắn sẽ làm vừa lòng người dân Hồng Kông, vốn cũng rất xem thường ông ta.

Nhưng việc phế truất Lương chỉ có thể tạm thời xoa dịu người dân Hồng Kông, nhưng đó không phải là giải pháp triệt để.

Mỗi ngày Tập đều cố gắng đợi chờ cho đến khi người biểu tình chùn bước, vì tầm ảnh hưởng của chính sách bất tuân dân sự của họ sẽ bắt rễ trong những thành phần bất kham ở đại lục, từ đó đe dọa đến sự cai trị của Đảng.

Nếu Tập nhượng bộ và cho phép quyền phổ thông đầu phiếu, thì Hồng Kông sẽ trở thành một tiền lệ chưa từng có và người dân Đại Lục sẽ học theo để đòi quyền bầu cử cho chính mình.

Nếu Tập bị thuyết phục bởi phương án bạo lực còn lại, thì ông sẽ đối mặt với sự đối địch bên trong Đảng, sự chỉ trích trên khắp thế giới, và khả năng người dân Hồng Kông và Đại Lục sẽ nhìn nhận bạo lực như một giải pháp cuối cùng.

Ngay cả khi bản thân Tập tiếp tục thề không sử dụng bạo lực, thì một vụ tai nạn bên trong thành phố đông đúc của Hồng Kông cũng có thể kích phát một sự đổ máu mà ông không thể kiểm soát.

Người biểu tình thích xướng lên bản nhạc “Có nghe chăng tiếng dân đang hát?” trong bộ phim “Những người khốn khổ” (Les Miserables) Những người khác đã chỉ ra rằng trong bộ phim, bài hát này được xướng lên ngay trước khi người dân bi thảm sát.

Người dân Hồng Kông biết điều này. Họ biết rằng họ đang đánh cược mạng sống của chính bản thân mình, nhưng họ tin rằngchiến đấu cho nền tự do là việc rất đáng làm. Chúc họ may mắn.

Stephen Gregory

Theo vietdaikynguyen


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc