Home » Kinh doanh » Giá xăng giảm, giá hàng hóa có giảm theo?
Ngày 22/12 giá xăng RON 92 giảm 2.050đ/lít, đây là mức giảm nhiều nhất trong 4 năm qua. Như vậy trong năm 2014 đã chứng kiến 12 lần giảm giá xăng dầu.
Ảnh: Lao động

Ảnh: Lao động

Tuy giá xăng giảm nhưng nhiều người dân vẫn than phiền rằng giá cước vận chuyển và hàng hóa vẫn không giảm.

Vì sao giá hàng hóa không giảm?

Ông Vũ Đình Phúc, Chủ nhiệm HTX Cửu Long, một Doanh nghiệp Vận tải chia sẻ trên Báo Dân Trí: “Đợt trước khi giá xăng dầu giảm lần 11, HTX đã giảm giá vé 6%. Giờ giá xăng dầu giảm mạnh thật nhưng không thể ép đơn vị vận tải giảm giá vé ngay được. HTX cũng phải tự tính toán lại phần chi phí giảm khi giá xăng dầu giảm, rồi bàn bạc với các đơn vị vận tải khác để có hướng giảm giá vé phù hợp trong thời gian sớm nhất”.

Tuy nhiên không chỉ là lần giảm giá xăng thứ 12 này mà ngay cả 11 lần giảm giá xăng trước giá hầu hết các hàng hóa đều không giảm, ngoại trừ giá taxi có giảm chút ít, thậm chí có mặt hàng còn tăng giá nhất là lương thực thực phẩm.

Lý do các tiểu thương đưa ra là giá xăng giảm nhưng giá vận chuyển hàng hóa không giảm, nên hàng hóa vẫn không giảm giá được.

Ông Nguyễn Đăng Phú, Phó Giám đốc chợ đầu mối Bình Điền, cho chia sẻ với Báo Dân Trí rằng: “giá xăng dầu giảm liên tục nhưng giá cả vẫn chưa điều chỉnh. Giá giảm hay tăng hiện nay là do cung cầu chi phối. Nhiều mặt hàng đã chạm tới đáy, không thể giảm hơn.”

Bình luận về việc giá dịch vụ hàng hóa vẫn “ìm lìm” trước diễn biến của giá xăng dầu, ông Vũ Vinh Phú – nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội cho hay: “Các doanh nghiệp vận tải cần thời gian để tính toán, cân nhắc và căn chỉnh đồng hồ tính tiền, ít nhất cũng mất 10-15 ngày. Tiểu thương lại chờ đợi cước vận tải giảm mới tiếp tục “xem xét”, dẫn đến hàng hóa tại chợ mất thêm từng đó thời gian để điều chỉnh. “Trong khoảng thời gian 20-30 ngày của “độ trễ”, nếu giá xăng dầu không biến động tăng thì giá hàng tiêu dùng thiết yếu mới có cơ hội giảm. Ngược lại, nếu giá xăng dầu chỉ cần tăng nhẹ thôi, thì hàng hóa không thể giảm giá”- ông Vũ Vinh Phú phân tích. Vì thế, theo vị chuyên gia này, các cơ quan quản lý cần vào cuộc để kiểm tra khâu nào tăng giá bất hợp lý để xử lý ngay, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu nhằm hỗ trợ sức mua của người dân trong bối cảnh tổng cầu yếu như hiện nay”.

Làm thế nào để giảm giá hàng hóa

Trước động thái im lìm của cước vận chuyển và giá hàng hóa dù giá xăng giảm mạnh, nhiều chuyên gia lên tiếng rằng các cơ quan chức năng cần vào cuộc quyết liệt, vì nhiều doanh nghiệp sẽ vì lợi nhuận mà không giảm giá.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long phát biểu trên Báo Dân Việt rằng: “đã đến lúc, các cơ quan nhà nước phải nắm được cấu thành giá cả, “gõ” nó ra một cách rõ ràng, có kiểm toán vào cuộc. Phải chỉ ra được giá thành của hàng hóa cần phải giảm thì mới buộc doanh nghiệp giảm giá được hợp lý, điều mà chúng ta còn làm được quá ít hiện nay. Không chỉ với giá vận tải, mà với nhiều mặt hàng độc quyền, Nhà nước còn quản lý giá cũng chưa làm được đến nơi đến chốn”.

Theo các chuyên gia kinh tế, cần tập trung quyết liệt làm giảm một số mặt hàng thiết yếu, thì nhiều hàng hóa khác cũng sẽ tự động giảm theo, bởi hàng thiết yếu xuống mà hàng hóa khác cao thì doanh nghiệp không chống đỡ nổi, lúc đó không cần các biện pháp hành chính thì giá cả khác cũng ắt tự giảm.

Ngọn Hải Đăng

Theo daikynguyenvn

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc