Home » Tiêu biểu sideshow, Xã hội » Dự án bô xít: Hơn 95 triệu đô la bay theo bụi đỏ tây nguyên
Tại cuộc tọa đàm về bô xít do Trung tâm Thiên nhiên và Con người (Pan Nature) tổ chức ngày 28/3/2014. Người theo dõi từ đầu dự án này là TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc New Technology Solutions Vietnam, nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án than đồng bằng sông Hồng thuộc Vinacomin. Ông Sơn đã có những phát biểu làm nóng buổi tọa đàm, hé lộ nhiều thực trạng về việc khai thác bô xít tại Tây nguyên.
Trên công trường nhà máy Bauxit Nhân Cơ, Đăk Nông. Photo courtesy of boxitvn

Trên công trường nhà máy Bauxit Nhân Cơ, Đăk Nông. Photo courtesy of boxitvn

Trình độ công nghệ

Bình quân trên thế giới, để một nhà máy khai thác một tấn sản phẩm thì cần 2 đến 5 giờ làm. Một nhà máy như Alumin Tân Rai thì chỉ cần 250 đến 300 lao động là đủ, thế nhưng thực tế cần đến 1.000 lao động. Điều này cho thấy trình độ công nghệ thấp của nhà máy.

Ông Sơn cho biết công nghệ yếu kém trong khâu xử lý alumina đã làm tổn thất 30, 34% lượng bô xít, nghĩa là cứ 10 tỷ tấn bô xít thu được thì bị lãng phí mất 3 tỷ tấn

Nhà máy Tân Rai (Ảnh: vinacomin.vn)

Nhà máy Tân Rai (Ảnh: vinacomin.vn)

Ham đấu thầu giá rẻ và cái “bẫy” của nhà thầu Trung Quốc

Khi chọn thầu thường chủ đầu tư phải thuê bên tư vấn làm hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ. Nhưng chủ đầu tư là Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam  (Vinacomin) đã đứng ra tự làm hết.

Ông Sơn cho biết các dự án bình thường thì chi phí cho tư vấn chỉ chiếm 5% cho cả gói thầu tương đương 695 tỷ, nhưng Vinacomin công bố phí tư vấn lên đến gần 800 tỷ, “Điều này có nghĩa Vinacomin tưởng tự làm lấy sẽ rẻ, nhưng cuối cùng lại không rẻ”.

 Ông Sơn cũng cho rằng ở Việt Nam không có kinh nghiệm làm nhà máy alumin nên mắc bẫy của nhà thầu.

Ông Nguyễn Văn Ban – nguyên trưởng ban alumin (Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam) cho biết các nhà thầu Trung Quốc đưa ra giá thầu rất thấp khiến nhà thầu các nước phương tây phải bỏ. Nhưng khi ký hợp đồng với những nhà thầu Trung Quốc này thì giá trên hợp đồng và giá thầu là khác nhau xa.

Giải thích cho sự thay đổi này ông Sơn nói “Phía Trung Quốc giải thích về sự chênh lệch này là do trong giá bỏ thầu họ chưa tính đến các thiết bị dự phòng”

Ông Sơn cũng cho biết thêm nhà thầu Trung Quốc chỉ có kinh nghiệm làm alumina từ bô xít chứa diaspore có hàm lượng Al2O3 tới 84,98%, trong khi bô xít Tây Nguyên thuộc loại chứa gibbsite có hàm lượng Al2O3 65,4%. Nói cách khác, nhà thầu Trung Quốc chỉ có kinh nghiệm làm alumina từ loại bô xít dễ làm hơn (hàm lượng Al2O3 cao hơn).

 Từ đó ông Sơn thẳng thắn phát biểu rằng: “Kết quả xem xét các thông số thiết kế trên đây cho thấy nhà thầu chưa có kinh nghiệm về gibbsite. Như vậy, theo Luật Đấu thầu, lẽ ra nhà thầu Trung Quốc bị loại ra ngay từ bước xét thầu đầu tiên theo tiêu chuẩn kinh nghiệm của nhà thầu”.

Nguy cơ lỗ 37,6 triệu đô la năm 2015

Trong hợp đồng ký kết giữa Vinacomin và nhà thầu Chalieco của dự án Tân Rai , thì cam kết của nhà thầu chỉ có 630.000 tấn/năm, tức thấp hơn 20.000 tấn/năm so với công bố của Vinacomin, khiến doanh thu hàng năm bị giảm 5 triệu đô la.

Theo dự toán củaVinacomin thì năm 2015 cả 2 dự án khai thác bô xít Nhân Cơ và Tân Rai sẽ sản xuất 660.000 tấn , giá bán 7,4 triệu đồng/tấn (346USD/tấn) thì doanh thu gần 4.900 tỷ đồng .

Trong khi đó chi phí là 8,6 triệu đồng/tấn (403USD/tấn), như vậy mỗi tấn sẽ lỗ 57 USD, và nếu sản xuất hết 660.000 tấn thì năm 2015 sẽ lỗ 37,6 triệu đô la.

Và nếu tính cả số lỗ 2 năm trước thì từ năm 2013 đến hết năm 2015 nguy cơ lỗ hơn 95 triệu đô la.

Lời kết

Việc nhà thầu Trung Quốc đưa ra mức giá thầu rất thấp để trúng thầu, rồi sau đó thay đổi thiết bị so với cam kết ban đầu, rồi ký hợp đồng với mức giá cao hơn giá trúng thầu là việc làm thường nhật của nhà thầu Trung Quốc, không chỉ ở dự án khai thác bô xít mà hầu hết các dự án khác cũng thế.

nhưng có điểm lạ là biết thế rồi nhưng các chủ đầu tư vẫn dễ dàng rơi vào cạm bẫy của họ, khi nhà thầu Trung Quốc không thực hiện đúng mức giá bỏ thầu, hay phát hiện họ không đủ khinh nghiệm làm thì cũng không hề có biện pháp chế tài theo luật đấu thầu?

Vì sao nhiều nhà thầu Trung Quốc làm mập mờ, gian lận nhưng lại trúng thầu rất nhiều các dự án ở Việt Nam? Liệu có cơ chế nào giúp họ?

Và với cách làm như hiện nay thì tiền dân lại tiếp tục bay theo bụi đỏ tây nguyên.

Ngọn Hải Đăng

Theo daikynguyen

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc