Home » Chia sẻ, Tiêu biểu sideshow » Kỳ tích Nhật Bản (phần 2)
Một đất nước không có “rừng vàng biển bạc” hay “những con sông chở nặng phù sa”, tài nguyên khan hiếm. Động đất xảy ra liên miên, được xem là đất nước gánh chịu nhiều thiên tai nhất thế giới. Nhưng Nhật Bản vẫn là một quốc gia giàu và văn minh hàng đầu thế giới.

>> Kỳ tích Nhật Bản (phần 1)

3. Tính kỷ luật, trật tự theo chiều dọc của người Nhật

Tính cách dân tộc và văn hóa ứng xử của người Nhật thể hiện rõ nét trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của xã hội Nhật Bản. Xã hội phong kiến Nhật Bản trước đây với đặc trưng là kiểu gia đình phụ hệ với mối quan hệ cha-con làm trung tâm, trong đó con phải kính trọng và phục tùng tuyệt đối cha.

Tinh thần này sau đó được kết hợp với tư tưởng đạo đức Khổng giáo được du nhập vào Nhật Bản thế kỷ IV, nhấn mạnh việc tôn trọng thứ bậc trong xây dựng trật tự xã hội. Trong 5 đức tính mà Khổng giáo đề cao là Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín, người Nhật Bản đặc biệt coi trọng chữ “lễ”. Người Nhật luôn hành xử sao cho đúng lễ nghĩa, “lễ”, “nghĩa” còn được biểu hiện trong ngôn ngữ Nhật với nhiều từ vựng phức tạp. Ngày nay, chúng ta có thể nhìn thấy những ảnh hưởng chủ yếu của đạo đức Khổng giáo còn lại trong xã hội Nhật Bản được biểu hiện ở việc thờ cùng tổ tiên, tôn kính cha mẹ, người dưới tuyệt đối phục tùng người trên và việc tích cực giữ gìn trật tự xã hội.

5 đức tính mà Khổng giáo đề cao là Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín, người Nhật Bản đặc biệt coi trọng chữ “lễ”.

van hoa nhat ban

Bên cạnh đó, nước Nhật cũng nổi tiếng với tầng lớp võ sĩ đạo Samurai, tầng lớp này có ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ đến sự hình thành các giá trị đạo đức và lối sống của người Nhật Bản sau này. Theo lịch sử vào giai đoạn từ năm 1192 đến 1333, tầng lớp võ sĩ samurai được hình thành, lối sống kỷ luật và trọng danh dự của tầng lớp quân nhân samurai được rèn luyện trong hàng trăm năm nội chiến kéo dài từ thế kỷ XII đến thế kỷ XVI.

Trong thời kỳ này, những bản anh hùng ca về lòng trung thành, quả cảm, trọng danh dự và đức hy sinh cao cả của người võ sĩ samurai đã dần trở thành phẩm chất đạo đức được xã hội tôn kính và noi theo. Rốt cuộc, đó chính là cái tinh thần quan trọng nhất – tinh thần “võ sĩ đạo” mà tầng lớp samurai để lại cho hậu thế. Tinh thần xả thân vì bề trên và tính kỷ luật đã được nâng lên thành đạo đức dân tộc sau này. Trong xã hội Nhật Bản hiện đại, lòng trung thành, kính trọng bậc bề trên tiếp tục là chuẩn tắc ứng xử trong các hãng, còn tính kỷ luật thì đã trở thành một thói quen trong xã hội.

Đặc điểm này của người Nhật khiến cả thế giới ngưỡng mộ khi chứng kiến sự hy sinh quên mình, trung thành với bậc bề trên là những chuẩn tắc đạo đức từ thời các võ sĩ samurai, vừa qua đã được phát huy khi sự cố hạt nhân xảy ra. Báo chí đã đưa tin rất nhiều về đội ngũ gồm 50 chuyên gia và công nhân đã bất chấp tính mạng, sức khỏe của họ, ngày đêm làm việc tại hiện trường sự cố ở nhà máy Fukushima I để cứu tính mạng của nhiều người dân khi xảy ra sự cố rò rỉ ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima I và II xảy ra. Họ vẫn làm việc miệt mài với nỗ lực làm mát lò phản ứng.

Phần lớn họ đều là cư dân tại các địa phương hứng chịu thiệt hại, nhiều người trong số họ đã biết chắc người thân và nhà cửa bị sóng cuốn trôi hay vùi lấp trong đống đổ nát, nhưng họ không vì thế mà bỏ vị trí, vẫn kiên trì bám trụ trong khu vực khẩn cấp của nhà máy.

Với những đặc điểm quý giá này, người dân Nhật đã thực sự khiến thế giới khâm phục vì sự kiên nhẫn, tinh thần đoàn kết và nỗ lực vượt khó khăn để xây dựng một nền kinh tế thịnh vượng như ngày hôm nay dù luôn ở trong tình trạng phải đối mặt với các thảm họa từ thiên nhiên.

Bức ảnh này được chụp vào ngày 18/3/2011 và được công bố vào thứ Tư ngày 23/3/2011 bởi công ty Điện lực Tokyo. Công nhân trong những bộ đồ bảo hộ chuẩn bị kết nối đường truyền để khôi phục lại nguồn điện tại nhà máy Fukushima đã bị tê liệt do thảm họa sóng thần.

Vào ngày 19/12/2014, Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật đạt 833 tỷ yên trong tháng 10/2014, nhờ đồng yên yếu và giá dầu giảm. Trong khi đó, giá trị tài sản của các hộ gia đình Nhật Bản đã tăng lên mức cao kỷ lục vào cuối tháng 9/2014 lên tới 1,6 triệu tỷ yên, tương đương gần 14 nghìn tỷ USD, tăng 2,7 % so với một năm trước đó, và cao nhất kể từ khi dữ liệu được thu thập vào năm 1997. Bên cạnh đó, giá trị tài sản từ cổ phiếu đạt ngưỡng 1,3 nghìn tỷ USD. Chính phủ Nhật Bản đã điều chỉnh tăng doanh thu thuế trong năm tài chính 2014 (kết thúc vào tháng 3/2015) lên 51,7 nghìn tỷ yên, (tương đương với 440 tỷ USD), cao hơn so với năm 2013 là 1,7 nghìn tỷ yên (tương đương khoảng 14,5 tỷ USD).

Tăng trưởng GDP thực tế trong năm tài chính 2015 được dự báo ở mức 1,5% và ở mức 2,7% đối với GDP danh nghĩa. Nếu tốc độ tăng trưởng GDP 2015 đúng như dự báo này thì GDP danh nghĩa của Nhật Bản trong năm tài khóa 2015 sẽ đạt giá trị 504,9 nghìn tỷ yên, vượt ngưỡng 500 nghìn tỷ yên lần đầu tiên kể từ sau khủng hoảng tài chính 2008. Chỉ số giá tiêu dùng dự kiến ​​sẽ tăng 1,4 % trong năm tài chính 2015, thấp hơn so với mức tăng 3,2 % trong năm tài chính 2014.

Với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và tài nguyên thiên nhiên hạn chế, con người Nhật Bản thật sự đã làm nên những điều kỳ diệu chỉ thông qua những phẩm chất đạo đức tốt.

thien nhien

Nhật Hạ tổng hợp

Tho daikynguyenvn

Chuyên đề: , ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc