Home » Xã hội » Giáo viên phải thi chung đề cùng học sinh
Có lẽ đây là cuộc thi thuộc dạng hy hữu nhất ở Việt Nam, giáo viên bị buộc phải cùng thi với học sinh.

Trong kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 được Phòng Giáo dục thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) tổ chức, ngoài hơn 100 học sinh còn có 70 giáo viên đang dạy lớp 9 trên địa bàn cùng tham gia làm chung một đề thi.

Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) mới tổ chức kỳ thi tuyển chọn học sinh giỏi lớp 9 đối với các môn Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh vật, Ngoại ngữ, Lịch sử, Địa lý.

Tham dự kỳ thi, ngoài hơn 100 học sinh lớp 9 còn có 70 giáo viên dạy lớp 9 đến từ 6 trường THCS trong thị xã. Họ thi trong một ngày, làm cùng một đề thi học sinh giỏi lớp 9. Tùy vào chuyên môn giảng dạy, mỗi người sẽ làm bài với đề thi tương ứng. Kỳ thi diễn ra tại hai địa điểm, giáo viên được bố trí thi tại trường THCS Nam Hồng, học sinh thi tại trường THCS Bắc Hồng.

đề thi

Một đề thi của Phòng giáo dục thị xã Hồng Lĩnh mà cả giáo viên và học sinh cùng tham gia làm bài. Ảnh vnexpress

Được biết nhiều giáo viên cũng căng thẳng… “đổ mồ hôi”, “ngồi ngậm bút” khi làm bài đề thi học sinh giỏi. Có người cho rằng “thì” như vậy là xúc phạm giáo viên, nên có hai đề thi khác nhau giữa học sinh và phụ huynh. Có giáo viên cho rằng đây là cơ hội để “sát hạch” biết được trình độ thực chất của giáo viên. Một giáo viên ở Hà Tĩnh cho rằng nếu như trưởng, phó phòng và các chuyên viên của Phòng GT&ĐT thị xã cùng ngồi làm chung đề mới… sòng phẳng, thuyết phục giáo viên hơn.

Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Hà Tĩnh việc tổ chức kỳ thi này cho học sinh và giáo viên cùng làm chung một đề thi không nằm trong chỉ đạo bắt buộc của Sở.

Một giáo viên dạy lớp 9 bức xúc nói với phóng viên báo Đời sống Pháp luật rằng: “Tất cả giáo viên dạy lớp 9 chúng tôi đều phải tham gia thi cùng một lúc với học sinh và với cùng một đề thi chỉ có địa điểm thi của giáo viên và học sinh khác nhau. Việc khảo sát chất lượng của giáo viên thì có thể có nhiều cách, không nhất thiết phải bắt buộc giáo viên phải tham gia thi chung đề với học sinh như vậy. Làm như thế chúng tôi có cảm giác bị xúc phạm…”.

Để hiểu rõ hơn vấn đề này, PV báo Đời sống và Pháp luật đã có cuộc trao đổi với thầy giáo Lê Bá Thiềm, Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh).

Theo ông Thiềm thì hàng năm, Phòng GD&ĐT thị xã đều tổ chức các cuộc thi học sinh giỏi khối 9 để lựa chọn các học sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi tỉnh. Riêng năm học này, phòng có tiến hành tổ chức thi học sinh giỏi, đồng thời để giáo viên làm chung đề thi với các em học sinh để đánh giá, lựa chọn ra thầy giáo giỏi các bộ môn, từ đó tiến hành bồi dưỡng cho các em học sinh.

Ông Lê Bá Thiềm, Trưởng phòng giáo dục TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) cho biết đây không phải là cuộc thi giáo viên giỏi mà là trao đổi kinh nghiệm (?!)

Ông Lê Bá Thiềm, Trưởng phòng giáo dục TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) cho biết đây không phải là cuộc thi giáo viên giỏi mà là trao đổi kinh nghiệm (?!)

Cũng theo ông Thiêm: “Đây không phải là cuộc thi sát hạch giáo viên giỏi mà là dịp để trao đổi chuyên môn. Thầy, cô giáo nào không tham gia sinh hoạt thì cũng không bắt buộc. Với quan điểm là tìm ra thầy giỏi để bồi dưỡng trò giỏi. Thực tế bây giờ có nhiều thầy chưa đạt chất lượng để bồi dưỡng học sinh giỏi”.

Ông Thiềm nói với báo Pháp Luật TP rằng: “Điều rất mừng là hầu hết các giáo viên làm bài rất tốt, một số người đạt điểm tuyệt đối 20/20 điểm. Trong số khoảng 70 giáo viên đó, chỉ có hai giáo viên đạt điểm dưới trung bình (9 điểm và 9,5 điểm trong tổng số 20 điểm”.

Tổng hợp vnexpress, phapluattp, doisongphapluat

Chuyên đề:

01 ý kiến dành cho “Giáo viên phải thi chung đề cùng học sinh”

  1. nguyen son 22/12/2015

    Nếu ko tổ chức các kỳ thi ntn thì các sao biết được trình độ hiện tại của các giáo viên. Nếu ko rèn giũa, luyện tập thường xuyên thì trình độ các thầy cô chắc gì đã đủ để mà dạy các em học sinh giỏi. Ko thì thì sao lòi ra được 2/70 thầy cô dưới điểm tb như ông Thiềm nói

    Reply

Ý kiến bạn đọc