Home » Thế giới, Tiêu Điểm » “Chủ nghĩa lý lịch” khởi nguồn từ đâu
Việt Nam ngày nay vẫn duy trì “Chủ nghĩa lý lịch”, là viên chức bình thường thì không nặng về lý lịch lắm, nhưng nếu muốn tiến vào hàng ngũ lãnh đạo cao hơn thì lý lịch được đặt rất nặng.

Chủ nghĩa lý lịch được xem là rào cản lớn khiến nhiều tài năng không sao phát triển được, nhiều người phải ra nước ngoài để phát huy tài năng. Để hiểu rõ về chủ nghĩa lý lịch này cần bắt đầu từ nơi khởi nguồn sinh ra nó.

Đi ngược dòng lịch sử, chúng tôi phát hiện rằng chủ nghĩa lý lịch không phải khởi nguồn từ dân hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, mà khởi nguồn của nó lại là ở một quốc gia khác hẳn. Vậy bạn đoán thử xem, đó là quốc gia nào? Đó chính là …. Trung Quốc vào thập niên 40 của thế kỷ trước

Bối cảnh lịch sử

Trong cuộc chiến 8 năm kháng nhật của Trung Quốc bắt đầu từ tháng 7/1937. Lực lượng của ĐCSTQ lúc này còn rất yếu, đến nỗi chỉ cần một trận đánh sẽ tan rã ngay.

Chính vì thế Mao Trạch Đông đã phải hợp tác cùng Tưởng Giới Thạch chống Nhật, rồi rút quân về Diên An, và nơi đây đã trở thành chiếc nôi bao bọc cho ĐCS Trung Quốc phá triển. Trong lúc quân Quốc Dân Đảng ra sức chặn bước tiến quân Nhật, thì quân của ĐCS trú tại Diên An củng cố và phát triển lực lượng.

ĐCSTQ nêu cao danh nghĩa chống Nhật để phát triển lực lượng, nhiều thanh niên đến Diên An gia nhập ĐCS với mong muốn góp sức chống Nhật.

Tại đây ĐCS Trung Quốc đã thực hiện cuộc “chỉnh phong” (tức chỉnh đốn nội bộ) bắt đầu từ những năm 1940

Chỉnh phong tại Diên An – chủ nghĩa lý lịch được hình thành

Lấy danh nghĩa là dọn sạch nọc độc của chủ nghĩa tư bản, cũng như làm trong sạch nội bộ. Cuộc chỉnh phong được thực hiện lần lượt qua các bước

Bước một là lập hồ sơ nhân sự cho từng người, gồm có (1) lý lịch tự thuật, (2) niên phổ văn hoá chính trị ghi chép toàn bộ quá trình hoạt động chính trị và đào tạo, (3) quan hệ gia đình và quan hệ xã hội, (4) tự thuật của cá nhân về quá trình phát triển lý tưởng, và (5) kiểm thảo đảng tính là hồ sơ ghi chép nhận xét về lòng trung thành với Đảng.

Trong đó lý lịch tự thuật, cũng như quá trình công tác của từng người được Đảng soi xét rất kỹ lưỡng, bất cứ một dấu hiệu hay vấn đề nào dù nhỏ đến mấy cũng được phát hiện.

Quá trình sinh hoạt hàng ngày như thế nào, nói những gì, tiếp xúc với những ai đều phải khai đi khai lại, nếu ai gia nhập Đảng thì càng phải khai đi khai lại về nhận thức ra sao đối với xã hội.

Quan trọng nhất là bản kiểm thảo đảng tính, nó đánh giá đảng tính của từng cá nhân thông qua nhận thức và ý thức tư tưởng, lời nói hành vi, thái độ công tác, sinh hoạt hàng ngày, cho đến mọi giao tiếp, tất cả là để đánh giá xem cá nhân đó có biểu hiện gì phản đối Đảng hay không. Tìm tòi kiểm tra xem sau khi vào Đảng hoặc nhập ngũ rồi có theo đuổi lợi ích cá nhân gì không, có lợi dụng công tác cho lợi ích riêng hay không, có dao động nghi ngờ tiền đồ cách mạng hay không, có sợ chết khi ra trận không, cho đến việc có nhớ nhà nhớ mẹ không.

Với việc xoi mói như thế thì hầu như ai cũng bị phát hiện có vấn đề. Khai thẩm tra nếu ai có biểu hiện không đồng ý, hay không khai báo đầy đủ thì sử dụng bức cung hay các biện pháp thanh trừ gian tế nội bộ. Vì thế mà xảy ra rất nhiều oan sai, nhiều người bị hành quyết.

Trong sinh hoạt thường ngày ai cũng có nếp nghĩ, cách cư xử thường tình đầy nhân tính của mình. Nhưng Đảng lại yêu cầu “nhân tính” phải phục tùng “Đảng tính”

Hoàn cảnh Diên An thật đáng sợ, người ta không dám suy nghĩ hay nói thật với lòng mình, mà tất cả lời nói cho đến hành vi đều phải phục tùng theo “Đảng tính”. Diên An được coi là một “nhà ngục tẩy tính người”.

Một tổ công tác từ trường Đại học Kháng Nhật và Chính trị được đưa đến để thẩm tra cán bộ, gây một cuộc khủng bố đẫm máu suốt hai tháng. Đủ các thủ đoạn vô nhân tính.

Cá nhân sau khi tự khai lý lịch bản thân, lại phải đứng trước tổ công tác để nói lời khai lý lịch, hay tự khai trước mặt người khác. Khuyến cáo theo nhóm, khi trong giờ công tác thì giành ra 5 phút để khuyến cáo lẫn nhau, thậm chí mở hội báo cáo.

chinh-phong-dien-an

Nhiệm vụ của tổ công tác này là lần tìm cho ra những cán bộ có đấu hiệu nghi vấn, tìm ra càng nhiều thì thành tích càng xuất sắc.

Ngay cả những đại biểu quốc tế cộng sản khi tới đây cũng nhận xét rằng: tình hình Diên An quá khủng khiếp. Người ta không ai dám giao tiếp với ai, bụng đầy quỷ kế. Ai cũng căng thẳng và lo sợ, thậm chí thấy bạn bị phỉ báng chịu oan cũng không dám hé miệng nói một lời. Chỉ lo cho tính mạng của mình thôi đã khó. Kẻ côn đồ vô lại a dua nịnh hót, nhục mạ đồng chí, lươn lẹo lừa dối mặc sức hoành hành. Sống ở Diên An thật là tủi nhục. Con người bị áp lực gần như phát điên, chỉ biết lo cho tính mạng và bát cơm của mình, quên cả liêm sỉ, quên cả bạn bè đồng chí, không còn dám hé răng nói gì khác ngoài tụng đi tụng lại những bài viết của lãnh tụ Đảng.

Cuộc chỉnh phong tại Diên An làm chết rất nhiều người, mà hầu như họ đều bị oan, những sống sót đều đã bị ‘đảng tính’ tẩy sạch ‘nhân tính’, quá sợ hãi chỉ biết phục tùng theo mệnh lệnh của Đảng như một con rối, đó là cách mà ĐCSTQ dùng để chỉnh đốn Đảng. Các cuộc vận động sau này của Trung Quốc đều lấy chỉnh phong Diên An làm gương.

Mọi người bị bắt buộc phải đọc Mao tuyển (một cuốn sách của Mao Trạch Đông)

Mọi người bị bắt buộc phải đọc Mao tuyển (một cuốn sách của Mao Trạch Đông)

“Chủ nghĩa lý lịch” lại được Việt Nam học của Trung Quốc

Sau đó ĐCS Việt Nam đã cử các cán bộ đảng viên sang Trung Quốc để học tập về xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Và tất nhiên học được rất nhiều từ cuộc chỉnh phong Diên An, và đem về áp dụng tại Việt Nam. Lý lịch cũng như các lá đơn tự khai, tự nhận xét của các cán bộ được xem xét rất kỹ, nếu viết không cẩn thận, có chi tiết nào hớ hênh là có thể xem là phần tử “chống đảng”, “phản cách mạng” hay “thành phần xét lại”. Và thế là chủ nghĩa là lịch có nguồn gốc từ Diên An được truyền đến Việt Nam theo con đường này.

Trước đây để làm cán bộ hay kết nạp Đảng thì lý lịch được xem hết sức kỹ lưỡng, các ‘đơn xin’ hay ‘đơn xin kết nạp’ phải qua nhiều cấp thẩm định, cũng có cấp thẩm định về tận địa phương để xác minh xuất thân gia đình, từ lúc sinh ra, rồi đi học cho đến nay thì tư tưởng như thế nào, có gì bất thường không. Và phải thuộc thành phần ‘bần cố nông’ và 3 đời lý lịch ‘trong sạch’  mới được cất nhắc.

Ngày nay ở hàng ngũ viên chức cấp thấp thì việc xem xét lý lịch xem ra đã thoáng hơn trước, nhưng ở hàng ngũ chức vụ cao hơn thì rất chú trọng lý lịch, chức vụ càng cao thì lý lịch càng được xem xét rất kỹ và là tiêu chí quan trọng hàng đầu để cất nhắc.

Việc thẩm định lý lịch sẽ có bận phận kiểm tra ở tận địa phương, xem 3 đời xuất thân thế nào, tại các cơ quan công tác thì tư tưởng ra sao, v.v…

Còn “Chủ nghĩa lý lịch” thì Việt Nam sẽ chẳng thể có đổi mới

“Chủ nghĩa lý lịch” không chỉ khiến nhiều người tài không được trọng dụng, mà lý lịch cũng có thể biến thành cái cớ để đấu đá loại trừ nhau.

Mỗi khi ở Việt Nam tiến hành đại hội Đảng, nhiều người quan tâm vận mệnh của đất nước đều có dự đoán riêng mình rằng ai sẽ là người nắm các chức vụ cao nhất trong bộ máy chính quyền, nhưng rồi cuối cùng cũng chỉ thở dài vì thấy rằng ai lên cũng thế cả mà thôi. Bởi họ là đều cùng tư tưởng, cùng một chuẩn mực lý lịch mà được cất nhắc lên, thì ai lên cũng thế cả và cũng chẳng có gì đổi mới. Còn những ai có tư tưởng, cái nhìn đổi mới khác đi thì đã bị xem là tư tưởng không trong sạch và không đạt chuẩn để cất nhắc từ các cấp phía dưới rồi.

Ánh Sáng

Chuyên đề:

3 ý kiến dành cho ““Chủ nghĩa lý lịch” khởi nguồn từ đâu”

  1. O VAN KE 05/01/2016

    ĐẤT NƯỚC TÔI LÀ VẬY ĐẤY.LÀM GÌ ĐƯỢC CHÚNG TÔI….” CHUNG QUY LÀ TẠI VUA HÙNG….”

    Reply
  2. Vũ viết Dư 22/04/2016

    Seed Thierry!Đó là do Chế độ độc tài, toàn trị!

    Reply
  3. Nguyen danh 07/05/2016

    Năm 1984 tôi đi thi đại học lý lich bị xêp loại C theo thứ tự ABCD đấy a.

    Reply

Ý kiến bạn đọc