Home » Thế giới » Những địa danh lạnh giá quanh năm
Những địa danh bạn không bao giờ ngờ rằng lạnh nhất thế giới mà cư dân vẫn sinh sống được…

5 địa danh quanh năm suốt tháng lạnh khủng khiếp trên thế giới.

Những ngôi làng này vẫn có cư dân, vẫn có những hoạt động cộng đồng thông thường, chỉ có điều là nhiệt độ tại những nơi này luôn tính bằng âm hàng chục độ C.

Nhiều nơi trên thế giới đang phải đối mặt với đợt rét kỷ lục trong đầu năm 2016, như ở Trung Quốc, nền nhiệt trên 90% diện tích lãnh thổ nước này có khả năng sẽ xuống nhiệt độ âm rét buốt. Hiện tại thủ đô Bắc Kinh đã xuống đến -13 độ C và trong nhiều ngày tới nhiệt độ cũng sẽ duy trì ở mức như vậy, ngày nắng đẹp ấm áp nhất là 2 độ C, ở tỉnh Hắc Long Giang đã có nơi xuống tới -30 độ C.

Vậy trên thế giới có những nơi nào mà người ta luôn luôn phải sống trong cảnh “Đợt rét kỷ lục” như Trung Quốc hiện giờ?

1. Verkhoyansk, Nga

Thị trấn hẻo lánh này là một trong hai nơi có khí hậu lạnh lẽo khắc nghiệt nhất trên thế giới.
Thị trấn hẻo lánh này là một trong hai nơi có khí hậu lạnh lẽo khắc nghiệt nhất trên thế giới.

Thị trấn hẻo lánh này là một trong hai nơi có khí hậu lạnh lẽo khắc nghiệt nhất trên thế giới. Chỉ cách Bắc Cực có hơn 2.400km, Verkhoyansk trong quá khứ đã là nơi dùng để lưu đày các chính trị gia vào đầu thế kỷ 20.

Vào mùa xuân, khoảng tháng 1, nhiệt độ ở đây luôn rơi vào khoảng -45 độ C. Và hiện tại, nhiệt độ tại Verkhoyansk là -40 độ C, lại còn đang có mưa.

2. Oymyakon, Nga

Huyện Oymyakon thậm chí còn có nền nhiệt thấp đến mức đáng sợ.
Huyện Oymyakon thậm chí còn có nền nhiệt thấp đến mức đáng sợ.

Cũng là một làng thuộc cộng hoà Sakha như Verkhoyansk, huyện Oymyakon thậm chí còn có nền nhiệt thấp đến mức đáng sợ.

Vào năm 1933, nhiệt độ tháng 2 tại đây còn hạ xuống mức cực điểm là -67 độ C. Chỉ khoảng 500-800 người dám ở lại chốn băng sơn tuyết lãnh lạnh buốt xương này. Các trường học thậm chí chỉ chấp nhận mở cửa khi nhiệt độ vào khoảng -46 độ C, còn đâu là nghỉ khoẻ.

Ngôi làng này được đặt theo tên của một hồ nước nóng trong khu vực. Người dân tại đây chỉ cần nện nhẹ gót chân xuống mặt băng mỏng là có thể tiếp cận được “bình nước nóng tự nhiên”. Những kẻ thích phiêu lưu mạo hiểm và trải nghiệm tại nơi tận cùng thường xuyên tìm đến Oymyakon chinh phục.

3. Thành phố International Falls, bang Minnesota, Mỹ

Tuyết ở đây ở mùa rơi dày nhất có thể lên đến tận 1,6m.
Tuyết ở đây ở mùa rơi dày nhất có thể lên đến tận 1,6m.

Đây là thành phố thuộc khu vực biên giới của Canada và Mỹ, quanh năm thềm nhiệt chỉ xoay quanh khoảng -16 độ C và luôn luôn phủ đầy tuyết trắng. Thuỷ Tiên của chúng ta có thể thoải mái sõng soài ở đây hát bài hit mà chẳng lo bị người ta đá đểu là giữa Sài Gòn đi mơ tuyết trắng. Tuyết ở đây ở mùa rơi dày nhất có thể lên đến tận 1,6m, tức là một người phụ nữ Việt Nam trung bình sẽ phải độn thêm một cái thùng bên dưới mới hít thở được.

4. Thành phố Yakutsk, Nga

Nhiệt độ thấp nhất ở vùng băng tuyết Bắc cực so với Yakutsk thì cũng chẳng hơn nhau là mấy.
Nhiệt độ thấp nhất ở vùng băng tuyết Bắc cực so với Yakutsk thì cũng chẳng hơn nhau là mấy.

Có lẽ bởi khí hậu lạnh giá quanh năm nên người Nga rất chăm uống rượu giữ ấm cơ thể, cũng như thân hình đều khá “đồ sộ” đến đối phó với thời tiết khắc nghiệt.

Nhiệt độ thấp nhất ở vùng băng tuyết Bắc cực so với Yakutsk thì cũng chẳng hơn nhau là mấy. Trong thời gian mùa đông, nhiệt độ trung bình sẽ tụt xuống mức thảm hại không thể sống nổi từ tháng 9 và sẽ không chịu tăng lên cho đến khi tháng 5 lò dò chạy đến. Chẳng trách mà người ta gọi đây là thành phố băng lãnh nhất trên thế giới. Và đúng với cái tên ấy, nhiệt độ trung bình tại đây ở những ngày tạm coi là ấm áp là khoảng -36 độ C, còn ở đáy nhiệt là khoảng -63 độ C.

Kinh khủng là thế nhưng dân số ở đây không phải là ít, có tới tận 200.000 người đang sinh sống, sống chủ yếu nhờ việc khai thác mỏ quặng. Tại Yakutsk còn có khá nhiều rạp hát, bảo tàng và thậm chí còn có cả sở thú.

5. Thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ


Thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của Mông Cổ cũng là nơi rất lạnh.

Thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của Mông Cổ cũng là nơi chịu ảnh hưởng khá lớn từ đợt lạnh lần này. Vốn đã là khu vực cao nguyên có khí hậu lạnh, luôn duy trì ổn định ở mức -30 độ C, lại thêm đợt khí lạnh lần này tấn công thêm nữa có lẽ nền nhiệt sẽ xuống đến mức khá thảm hại.

Cập nhật: 27/01/2016Theo Trí Thức Trẻ
Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc