Home » Thế giới » Đặc nhiệm Mỹ bắt đầu chiến dịch tiêu diệt IS tại Iraq
Đặc nhiệm Mỹ hoạt động trên cùng chiến lược mà các lực lượng đặc biệt từng sử dụng trong các vùng chiến sự trước đó.

Đặc nhiệm Mỹ – bộ não trong các chiến dịch diệt khủng bố.

Ngoài chức năng huấn luyện và chiến đấu, các đặc nhiệm Mỹ còn lên kế hoạch và đạo diễn những cuộc tập kích tiêu diệt các phần tử khủng bố ở nước ngoài.
dac-nhiem-my-bo-nao-trong-cac-chien-dich-diet-khung-bo

Một đội đặc nhiệm Mỹ triển khai ở Iraq. Ảnh: Reuters

Trong đêm tối, toán phiến quân có vũ trang dưới sự chỉ huy của Khaled Chaib, kẻ vừa mới thực hiện vụ tấn công khủng bố đẫm máu 10 ngày trước, rơi vào ổ phục kích của quân đội chính phủ Tunisia.

Khi lực lượng tinh nhuệ Tunisia ẩn náu trong những ngọn đồi xung quanh nổ súng, đạn vạch đường của họ thắp sáng cả bầu trời đêm, khiến toán phiến quân tìm cách tháo chạy. Tất cả 9 nghi phạm, kể cả phiến quân cấp cao Chaib, đều bị tiêu diệt sau trận phục kích chớp nhoáng.

Đây là diễn biến một chiến dịch diễn ra vào tháng 3/2015, được Thủ tướng Tunisia Habib Essid gọi là một thành công quan trọng cho thấy năng lực chống khủng bố nước này đang tăng lên. Một tờ báo địa phương còn giật tít “Đất nước đã được cứu khỏi một thảm họa”. Tuy nhiên, điều mà các lãnh đạo Tunisia không tiết lộ là vai trò then chốt của lực lượng đặc nhiệm Mỹ trong hỗ trợ lập kế hoạch và đạo diễn chiến dịch này, theoWashingtonPost.

Theo các quan chức Mỹ và Tunisia, việc chặn thu các cuộc liên lạc đã giúp lần ra dấu vết của Chaib trên sa mạc. Một toán đặc nhiệm Mỹ được các nhân viên CIA hỗ trợ đã giúp quân đội Tunisia lên kế hoạch và bố trí trận địa phục kích. Trong quá trình tấn công, một máy bay trinh sát Mỹ bay lòng vòng trên trời và một nhóm nhỏ cố vấn Mỹ đứng quan sát từ một công sự phía trước.

Qua điện đàm, tướng David M.Roriguez, chỉ huy Bộ Tư lệnh châu Phi của Mỹ ca ngợi các nỗ lực chống khủng bố của quân đội Tunisia nhưng từ chối bình luận về hoạt động ở Tunisia của đặc nhiệm nước này. CIA cũng từ chối bình luận.

Theo bình luận viên Missy Ryan của WashingtonPost, chiến dịch này là minh chứng cho một vai trò trung tâm nhưng ít được biết đến của lực lượng đặc nhiệm Mỹ, đó là hỗ trợ lực lượng nước ngoài lập kế hoạch và tiến hành các cuộc phục kích, đột kích tiêu diệt phiến quân khủng bố.

Những năm gần đây, đặc nhiệm Mỹ đã tiến hành hoạt động hỗ trợ tác chiến tầm gần như “cố vấn chiến đấu”, “hộ tống chiến đấu” và “hỗ trợ chiến đấu” ở ngày càng nhiều chiến trường như Uganda, Mauritania, Kenya, Colombia, Philippines và Tunisia, ngoài các mặt trận truyền thống là Iraq và Afghanistan.

Hầu hết hoạt động hỗ trợ kiểu này được tiến hành ở châu Phi, nơi sự nở rộ của các nhóm chiến binh có liên hệ với al-Qaeda hoặc IS đã vượt trội so với khả năng trấn áp của quân đội địa phương vốn được huấn luyện và trang bị kém.

“Nhiều người hiểu sai rằng đặc nhiệm Mỹ chỉ có vai trò là tham chiến và huấn luyện. Trên thực tế, họ còn một nhiệm vụ nữa là hỗ trợ và tham mưu tác chiến”, Linda Robinson, một học giả tại Viện Rand chuyên nghiên cứu về các hoạt động của đặc nhiệm Mỹ, nói.

Theo đó, quân đội Mỹ sẽ hỗ trợ quân đội các nước lên kế hoạch tiến hành các chiến dịch có độ rủi ro cao, thường là nhờ vào thông tin tình báo và khí tài quân sự của Mỹ như máy bay trinh sát và các hệ thống tình báo tiên tiến khác. Trực thăng Mỹ sẽ chở các đơn vị quân đội nước ngoài tới địa điểm tiến hành chiến dịch, đồng thời sẵn sàng di tản thương vong. Trong một số trường hợp nhất định, đặc nhiệm Mỹ được phép cố vấn, hộ tống lực lượng nước ngoài tiến vào chiến trường, trong khi họ dừng lại sát tiền tuyến.

dac-nhiem-my-bo-nao-trong-cac-chien-dich-diet-khung-bo-1

Một binh sĩ thuộc lực lượng đặc nhiệm lục quân Mỹ. Ảnh: Reuteurs

Các hoạt động này khác với các sứ mệnh trực tiếp tham chiến như vụ đặc nhiệm Mỹ đột kích vào nơi ẩn náu của trùm khủng bố Osama bin Laden ở Pakistan năm 2011 hay cuộc đột kích giải cứu các con tin người Mỹ ở Syria năm 2014.

Trong các chiến dịch kiểu này, Tổng thống Obama sẵn sàng chấp nhận rủi ro thương vong của lính Mỹ để bắt giữ hoặc tiêu diệt phiến quân có giá trị cao và giải cứu con tin. Tuy nhiên, ông cũng chỉ thị cho các lãnh đạo quân đội thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ gián tiếp nhằm chia sẻ rủi ro và vinh quang với các lực lượng đối tác.

“Điều này giúp họ tự chịu trách nhiệm và giảm rủi ro từ các vấn đề nhạy cảm chính trị”, một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ giấu tên nói. “Nhiệm vụ này giúp giảm quân số và sự hiện diện của quân đội Mỹ và nâng cao trách nhiệm cho nước đối tác”.

William F.Wechsler, từng là một quan chức cấp cao Lầu Năm Góc phụ trách giám sát hoạt động của đặc nhiệm Mỹ cho tới năm ngoái, cho biết việc chuẩn bị cho quân đội nước ngoài tiến hành các cuộc đột kích dưới sự chỉ đạo, cố vấn của đặc nhiệm Mỹ cần đảm bảo sự cân bằng giữa các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn.

“Quân đội Mỹ luôn dễ dàng thực hiện nhiệm vụ tác chiến trực tiếp, nhưng nếu nhiệm vụ lớn hơn là xây dựng năng lực quân sự cho đối tác, Mỹ phải chấp nhận một số rủi ro khi thực hiện nhiệm vụ và hỗ trợ các lực lượng địa phương chiến đấu”, Wechsler nói.

Theo Vnexpress

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc