Home » Thế giới » Những diễn biến mới nhất về biển Đông
Cập nhật diễn biến tình hình mới nhất về biển Đông

Tin tức tình hình Biển Đông mới nhất ngày 28/6

Tổng thống mới đắc cử Philippines đổi giọng về Biển Đông, gáo nước lạnh cho Trung Quốc; Mỹ “bày trận” dằn mặt TQ của PCA… là những tin tức tình hình Biển Đông nổi bật 24h qua.

Chuyên gia: Mỹ chuyển từ ‘gậy’ sang ‘củ cà rốt’ với Trung Quốc

“Trong khi Mỹ vẫn có những bất đồng với Trung Quốc, đặc biệt là qua động thái gây mất ổn định ở Biển Đông, Mỹ vẫn cam kết sẽ hợp tác với Bắc Kinh, giải quyết bất đồng thông qua đàm phán, và tránh Trung Quốc tự cô lập”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter nói tại Hội nghị An ninh Quốc gia ở Washington hôm 20/6…

Tin tức tình hình Biển Đông mới nhất ngày 28/6 - Ảnh 1
 

Vì sao Campuchia phản đối ASEAN ủng hộ vụ kiện Biển Đông?

Ngày 28/6, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen tuyên bố Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền sẽ không ủng hộ phán quyết sắp tới của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) có trụ sở ở La Hay (Hà Lan) về vấn đề Biển Đông.

“CPP những không tán thành mà còn phản đối bất cứ tuyên bố nào của ASEAN nhằm ủng hộ phán quyết của PCA liên quan tới các tranh chấp ở Biển Đông” – Thủ tướng Campuchia nói trong lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập CPP.

Ông Hun Sen còn nói, CPP thấy trước được điều này, và coi đó là sự thông đồng chính trị tồi tệ nhất trong chính trường quốc tế, sẽ dẫn tới tình trạng chia rẽ giữa chính các thành viên ASEAN và giữa ASEAN với Trung Quốc.

Thủ tướng Campuchia cho rằng một số nước bên ngoài “giật dây và gây sức ép lên các thành viên ASEAN” kể cả trước khi tòa án ra phán quyết…

Mỹ “bày trận” dằn mặt Trung Quốc của PCA

Phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế Thường trực Liên Hợp Quốc trong thời gian sắp tới dường như chưa thể là căn cứ để chấm dứt tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, khi mà Trung Quốc luôn tuyên bố sẽ không công nhận một phán quyết bất lợi.

Trong khi đó, Patrick M. Cronin, Cố vấn cấp cao và Giám đốc của Chương trình An ninh châu Á-Thái Bình Dương thuộc Trung tâm An ninh mới của Mỹ (CNA) nhận xét: Những tranh chấp ở biển Đông không có khả năng có thể giải quyết trong năm nay bằng bất kỳ một phán quyết quốc tế nào. Những tranh chấp này sẽ là vấn đề lâu dài cho các chính quyền kế tiếp sau này.

Ông Cronin đặt câu hỏi: “Bạn sẽ làm gì với Bắc Kinh?” nếu Trung Quốc lờ đi phán quyết của PCA nếu phán quyết này bất lợi cho Trung Quốc, vẫn tiếp tục bồi đắp các đảo nhân tạo ở Biển Đông?

Tin tức tình hình Biển Đông mới nhất ngày 28/6 - Ảnh 2

Hai tàu sân bay Mỹ trên biển Tây Thái Bình Dương

Tham mưu trưởng lực lượng Hải quân Mỹ, Đô đốc. John Richardson từng phát biểu, Bộ tư lệnh Hải quân Mỹ đã và đang nghiên cứu tìm kiếm những phương án đối phó và trong khoảng thời gian tới, Mỹ sẽ đề xuất những ý tưởng quan trọng nhằm ngăn chặn sự gia tăng căng thẳng từ phía Trung Quốc.

Những lo ngại mà Đô đốc. John Richardson tính đến như việc Trung Quốc bồi đắp các đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông, từ đó tạo lập các căn cứ để triển khai radar tầm xa, tên lửa phòng không, chống hạm và máy bay tấn công. Đây sẽ trở thành mối nguy cho lực lượng của Hải quân Mỹ ở quanh khu vực.

Do đó, Hải quân Mỹ phải tìm cách chống lại sự hình thành A2/AD, các giải pháp có thể đưa ra để chống lại sự hình thành A2/AD như tấn công mạng nhằm phá hoại hệ thống thông tin chỉ huy, tung thông tin giả, thực hiện tấn công điện tử gây nhiễu chế áp hoặc tạo ra các mục tiêu giả gây rối loạn hoạt động của rada, tấn công tiêu diệt các đài rada, triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại, tăng cường các phương tiện nghi binh điện tử làm mồi nhử đòn tấn công…

Tổng thống mới đắc cử Philippines đổi giọng về Biển Đông, gáo nước lạnh cho Trung Quốc

Ngày 27/6, phát biểu tại TP Davao, nơi Tổng thống sắp nhậm chức Rodrigo Duterte làm thị trưởng 22 năm, ông này khẳng định sẽ không bình luận gì về tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc cho đến khi Tòa trọng tài công ước Luật Biển ra phán quyết cuối cùng. Ông Duterte còn để ngỏ về kế hoạch nói chuyện với các thành viên chính phủ, trong đó có lực lượng quân đội về vấn đề này.

Tin tức tình hình Biển Đông mới nhất ngày 28/6 - Ảnh 3

Tân tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: AFP.

Tuyên bố mới đây của ông Duterte phù hợp với chính sách của Tổng thống sắp mãn nhiệm Benigno Aquino. Ông Duterte trước đó cũng tuyên bố nếu Philippines thắng kiện Trung Quốc ở PCA mà Trung Quốc không chịu tuân thủ phán quyết ông sẽ đi xuồng máy ra bãi cạn Scarborough để cắm quốc kỳ.

Sự thay đổi về lập trường của vị Tổng thống sắp tới của Philippines như tạt gáo nước lạnh lên hi vọng mua chuộc và làm thân của Trung Quốc với chính quyền mới của Philippines.

Trung Quốc tức tối vì bị Indonesia “bắt nạt” ở Biển Đông

Theo The National Interest (TNI), chính phủ và dư luận Trung Quốc rất tức tối khi Indonesia cứng rắn với Bắc Kinh ở Biển Đông. Thậm chí có người còn đặt câu hỏi: Sao một đất nước nhỏ như Indonesia lại dám “tát vào mặt” một nước lớn như Trung Quốc?

Tiêu biểu cho những hành động cứng rắn gần đây của Indonesia là việc hải quân Indonesia đã nổ súng về phía tàu cá Trung Quốc hôm 17/6 khi tàu cá Trung Quốc lại đánh bắt trái phép gần quần đảo Natuna của Indonesia.

Tin tức tình hình Biển Đông mới nhất ngày 28/6 - Ảnh 4
 

Thế nhưng, phát biểu trên truyền thông, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh lại tuyên bố rằng các tàu cá Trung Quốc hoạt động trên ngư trường truyền thống, và rằng họ đã bị nhiều tàu hải quân Indonesia quấy nhiễu và tấn công bằng súng…

Bắc Kinh cũng lập tức gửi công hàm thể hiện sự phản đối mạnh mẽ với Jakarta qua các kênh ngoại giao nói rằng Indonesia đã vi phạm luật pháp quốc tế. Dư luận Trung Quốc lại tỏ ra tức tối với việc Indonesia dùng vũ lực, có người còn thúc giục Bắc Kinh đáp trả. Thậm chí có người dùng mạng còn ngang ngược viết: “Bạn tự gọi mình là quốc gia lớn mạnh, nhưng giờ một nước nhỏ như Indonesia lại dám tát vào mặt bạn?”…

Tư lệnh Hạm đội phía Tây của hải quân Indonesia Achmad Taufiqoerrochman nhận định, Bắc Kinh đang dung túng cho các tàu cá tiến hành xâm nhập có tổ chức vào vùng biển Indonesia. TNI dẫn lời một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho hay: “Việc các tàu cảnh sát biển Trung Quốc hộ tống các tàu cá là một xu hướng đáng lo ngại. Đây dường như là một nỗ lực để thực hiện các tuyên bố chủ quyền phi lý”.

TNI nhận định, Indonesia sẽ rất lợi thế trong việc chống lại các hành động xâm nhập của Trung Quốc nếu PCA ra phán quyết cuối cùng về vụ Philippines kiện Bắc Kinh. Khi PCA tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông phải tuân theo quy định của UNCLOS thì đường 9 đoạn của Trung Quốc sẽ vô hiệu….

Hà Yên (T/h)

Theo nguoiduatin.vn

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc