Home » Tiêu biểu sideshow, Tiêu Điểm, Xã hội » Mô hình VNEN: Thay đổi để tiến bộ hay chấp nhận “giáo dục tụt hậu”

Mô hình trường học mới tại Việt Nam (gọi tắt là VNEN) đang trở thành tâm điểm trong ngành giáo dục ở Việt Nam với nhiều ý kiến trái chiều khác nhau.

VNEN xuất phát từ mô hình trường học mới (EN) được thực hiện tại thành công ở Colombia. EN là chương trình được các nhà giáo dục va chuyên gia hàng đầu tại các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới hỗ trợ phát triển.

Chính mô hình trường học mới ở EN này đã giúp Colombia từ một quốc gia có nền giáo dục lạc hậu thành đất nước có nền giao dục tốt nhất châu Mỹ La Tinh, tiếp cận được các nền giáo dục tiên tiến.

1/ Mô hình EN biến nền giáo dục lạc hậu của Colombia thành nền giáo dục hàng đầu khu vực

Năm 1982, Hiệp hội Những người trồng cà phê Colombia (FNC) đã bảo trợ cho dự án EN nhằm mục đích giúp đỡ tất cả các trẻ em ở khu vực nông thôn Colombia được tiếp cận với giáo dục tiểu học. Mô hình EN thành công và gây được ảnh hưởng đến quốc tế.

Những kết quả từ giáo dục Colombia đã thu hút được sự quan tâm của những nhà giáo dục quốc tế.

Tiếng vang từ chương trình EN đã thôi thúc vây viết của The New York Time là David L. Kirp, đầu năm 2015 ông đã đến ngôi trường vùng nông thôn ở Colombia xem các học sinh nơi đây học tập thế nào, và có bài viết về rất hay về mô hình trường học mới EN.

Khác với các lớp học truyền thống là học sinh đều ngồi quay mặt lên bảng im lặng nghe thầy cô giảng bài; học sinh chương trình EN ngồi thành từng nhóm lắng nghe giáo viên giảng rồi chia sẻ trao đổi với nhau.

Các học sinh cũng chia sẻ cách làm bài hay suy nghĩ của mình, sẵn lòng giúp đỡ các học sinh chưa hiểu hay khó khăn khi giải các bài tập.

Bên ngoài lớp học chính là kết quả học tập của học sinh, đó là những luống rau vườn cây do chính tay các học sinh trồng, bởi mô hình EN là học gắn liền ngay với thực hành, các học sinh biết cách áp dụng ngay những điều mình đã học vào cuộ sống hàng ngày.

Các nghiên cứu cho thấy Colombia là quốc gia duy nhất giáo dục ở nông thôn còn tốt hơn ở đô thị, và tốt nhất ở Mỹ La Tinh, đó là do kết quả từ mô hình EN mang lại. Trong khi trẻ em nông thôn nghèo các nước khác thường bỏ học sau 1,2 năm vì không thấy liên hệ nào giữa học và hành, học nhưng không biết học để làm gì. Thì mô hình EN ở Colombia, học gắn liền với thực tiễn, học sinh áp dụng ngay những điều mình học vào thực tiễn cuộc sống thông qua các hoạt động thường ngày.

Kiến thức được học gắn liền với công việc ở nhà, ở trường. Hoạt động giáo dục trẻ em gần như liên quan đến toàn bộ cộng đồng.

2/ Mô hình EN được nhân rộng sang 17 nước, trong đó có Việt Nam

Trước lợi ích mang lại tư mô hình EN, Liên Hợp quốc đã quốc tế hóa mô hình này nhằm nhân rộng sang nhiều nước khác trên thế giới. Các tổ chức UNESCO, Ngân hàng Thế giới coi mô hình EN có chất lượng tốt, là giải pháp giáo dục có hiệu quả mà các nước đang phát triển nên vận dụng.

Năm 2011 ngành giáo dục Việt Nam bắt đầu thí điểm trước mô hình này tại số trường, EN khi vào Việt Nam được gọi là Mô hình trường học mới tại Việt Nam (VNEN).

Quỹ Hỗ trợ toàn cầu về giáo dục của Liên Hiệp Quốc tài trợ không hoàn lại 84,6 triệu USD giai đoạn 2011-2015

Năm đầu tiên áp dụng thí điểm mô hình VNEN này là 2011-2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai tại 24 trường học thuộc 12 huyện ở 6 tỉnh (Hà Giang, Lào Cai, Hòa Bình, Khánh Hòa, Kon Tum và Đắk Lắk).

Tháng 10 năm 2013 các lãnh đạo ngành giáo dục Việt Nam đến tham quan và tìm hiểu mô hình EN ở Caldas, và tiếp tục mở rộng thí điểm mô hình này.

Không chỉ có Việt Nam, mô hình trường học mới EN đang nhân rộng ra 17 nước khác trên thế giới.

https://www.youtube.com/watch?v=ty1VbBUefDQ

3/ Mô hình VNEN ở Việt Nam

Về cơ bản mô hình VNEN không khác biệt nhiều so với mô hình các nước có nền giáo dục tiên tiến đang theo đuổi.

Phương pháp giáo dục truyền thống của Việt Nam là giáo viên dạy và giảng giải sẵn , còn học sinh theo đó mà làm. Theo cách này học sinh học tập một cách thụ động, bị áp đặt phải theo cái có sẵn, khó phát huy điểm mạnh của học sinh.

Nhưng mô hình VNEN thì giáo viên đặt vấn đề đưa ra các tình huống để học sinh tự xử lý và tìm phương cách giải quyết vấn đề. Học sinh ngồi thành từng nhóm chia sẻ thảo luận tìm cách giải đáp, nếu thấy khó khăn hay còn thiếu những gì thì trao đổi với giáo viên, giáo viên bổ sung thêm các dữ kiện, gợi ý để học sinh tự đưa ra lời giải. Phương cách này giúp học sinh học tập chủ động, phát huy được điểm mạnh của từng học sinh, giúp phát triển tư duy cũng như kỹ năng giải quyết vấn đề.

năm học 2015 – 2016 đã có 2.365 trường tiểu học và hơn 1.000 trường THCS đã tổ chức thực hiện mô hình này. Tuy nhiên theo Bộ Giáo dục và Đào tạo thì kinh phí dự án chỉ bảo đảm hỗ trợ cho 1.447 trường 

Thế nhưng đến nay, rất nhiều ý kiến trái chiều nhau của giáo viên và phụ huynh về chương trình này, nhiều địa phương đã ngưng nhân rộng mô hình này; nhưng có nhiều địa phương dù không được tài trợ dự án của chương trình này, nhưng được phụ huynh ủng hộ và tiếp tục nhân rộng mô hình này đến các trường khác.

Các lý do đưa ra để ngưng mô hình VNEN

Các Giáo viên đưa ra lý do chủ yếu để không nhân rộng mô hình này như: Học sinh chỉ ngồi chỉ nói chuyện mà không nghe giảng, chương trình học còn dựa vào SGK hiện hành nên không đảm bảo chất lượng, nhiều trường số họ sinh quá tải không đảm bảo mỗi lớp tối đa 30 học sinh.

Giáo viên và học sinh cũng vất vả khi phải trang trí, cần đủ bảng biểu, tranh ảnh

Một số phụ huynh cũng khống muốn mô hình này với lý do như: Sĩ số quá đông, học sinh giỏi và học sinh kém ngồi cùng nhóm dẫn đến học sinh kém copy bài của bạn. Khiến phụ huynh có con giỏi thấy bất công khi con mình giỏi hơn nhưng chỉ cao điểm bằng các bạn khác, còn phụ huynh có con học kém không rõ thực hư lực học con mình thế nào.

Một số phụ huynh không hiểu cách học mô hình mới, khi giáo viên đưa dữ liệu và gợi ý cách giải để học sinh tự chủ làm, nếu họ sinh có khó khăn gì thì giáo viên sẽ giúp đỡ, nhưng phụ huynh lai nghĩ giáo viên không giảng bài, nên không muốn con mình theo mô hình này.

Có phụ huynh thì thấy con không hiểu bài, nhưng không có SGK tham khảo nên không biết kèm thêm cho con thế nào.

Rõ ràng mô hình VNEN còn vướng một số bất cập, nhưng những lý trên đây hoàn toàn có thể giải quyết được tốt, nhiều lý do như học sinh nói chuyện thì cách học truyền thống cũng có chứ không phải chỉ có VNEN. Vì thế những bất cập trên hoàn toàn có thể giải quyết được.

Mặt khác giáo viên chưa quen với mô hình mới này. Thời đi học các giáo viên được học theo cách truyền thống, nay đi dạy cũng quen với phương cách truyền thống, nên một khi áp dụng mô hình khác hoàn toàn thì không thích nghi được.

Trước một số ý kiến đề nghị bỏ mô hình VNEN, thế nhưng nhận thấy lợi ích từ mô hình này, nhiều địa phương áp dụng thành công, vì thế Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định tiếp tục thực hiện mô hình này nhưng không áp đặt.

4/ Nhiều địa phương nhân rộng mô hình VNEN do lợi ích nhận được

Nếu như năm học 2014 – 2015 có 1.471 trường áp dụng mô hình VNEN, thì đến năm học 2015 – 2016 có đến 4.147 trường áp dụng mô hình này (tức tăng gần hơn 3 lần), trong đó có 2.730 trường tiểu học tự nguyện áp dụng mô hình này; bậc THCS có 1.778 trường ở 61 tỉnh thành áp dụng mô hình

Đến đầu năm học 2016 – 2017 trong khi một số tỉnh như Hà Giang, Hà Tĩnh và Vũng Tàu tuyên bố ngừng nhân rộng mô hình VNEN, nhưng trước thực tiễn lợi ích mang lại từ mô hình này, nhiều tỉnh tiếp tục nhân rộng, thêm nhiều trường đăng ký.

Sài Gòn tiếp tục nhân rộng VNEN vì nhiều lợi ích

Tại kỳ họp thứ 2 HĐND khóa 9, khi có người nêu vấn đề một số tỉnh đã ngưng mô hình VNEN, vậy Sài Gòn sẽ như thế nào?

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lê Hồng Sơn trả lời rằng, ban đầu thực hiện mô hình này cũng có một số khó khăn nhất định (giống như các địa phương khác).

Nhưng sau 4 năm thực hiện Sở đánh giá mô hình VNEN là rất tốt cả về chất lượng và số lượng. Lợp học nhẹ nhàng, thoải mải, thân thiện hơn rất nhiều.

Học sinh làm quen được phương pháp học tập nhóm, tương tác giáo viên và học sinh rất tốt, học sinh tiếp nhận kiến thức một cách chủ động chứ không thụ động như trước, đây chính là mục tiêu mà giáo dục đang hướng tới.

“Đến nay thành phố đã nhân rộng mô hình VNEN ở 63 trường tiểu học. Trong đó ở khối lớp 2 có 189 lớp, khối 3 có 202 lớp, khối 4 có 84 lớp và 24 lớp ở khối 5. Không chỉ áp dụng mô hình này ở bậc tiểu học, Sở Giáo dục sẽ tiếp tục nhân rộng, triển khai ở bậc THCS” ông Sơn cho biết.

Gia Lai tiếp tục thực hiện VNEN vì tín hiệu tích cực trong giáo dục

Gia Lai vẫn tiếp tục duy trì mô hình này tại 70 trường  ở khắp địa bàn trong tỉnh, áp dụng cho cấp tiểu học từ lớp 2 đến lớp 5. Các trường áp dụng mô hình này phù hợp với điều kiện thực tế từng trường.

VNEN

Học sinh hoạt động theo nhóm. Ảnh: N.T – baogialai.com.vn

Tỉnh Gia Lai đã thực hiện mô hình trường học mới (VNEN) suốt 4 năm nay giúp ngành giáo dục có chuyển biến, nâng cao hơn chất lượng giáo dục. Học sinh được giáo dục toàn diện hơn và tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên thay vì áp đặt như trước.

Học sinh có ý thức tự học và thói quen làm việc theo nhóm trong môi trường tương tác, khả năng giao tiếp được nâng lên, phát triển được năng lực tự học, tự quản, tự đánh giá… 

Học sinh học tập một cách chủ động (thay vì bị động như trước đây) khi được bày tỏ ý kiến, chia sẻ trao đổi ý kiến với nhau, cùng thảo luận khi có khác biệt.

Bình Thuận: Nhiều trường tiểu học tiếp tục đăng ký mô hình VNEN

Tại Bình Thuận trước đây có 80/270 trường tiểu học đăng ký thực hiện VNEN (đến nay đã có thêm nhiều trường đăng ký VNEN), Trong đó có 15 trường được dự án tài trợ hoàn toàn, còn lại các trường đều tự trang trải kinh phí. Tuy nhiên, năm nay các trường thuộc dự án không còn được tài trợ nữa.

VNEN

Học sinh được phân ngồi theo thành từng nhóm để dễ thảo luận. Một tiết học theo mô hình VNEN tại Trường tiểu học Đức Nghĩa. Ảnh: Đ.Hòa – baobinhthuan.com.vn

Dù không còn được tài trợ, một số địa phương khác cũng ngừng nhân rộng mô hình này, thậm chí dừng sử dụng tài liệu. Thế nhưng ở Bình Thuận rất nhiều trường tiểu học đăng ký mô hình này cho năm học mới.

Khi phóng viên báo Bình Thuận hỏi “Cái được lớn nhất sau 3 năm triển khai mô hình VNEN tại tỉnh là gì?”  Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Toàn Thắng đã trả lời rằng: “Hàng tuần học sinh tự lên kế hoạch học tập, giáo viên chỉ lắng nghe và đứng quan sát, khi học sinh cần giáo viên mới trợ giúp. Thêm nữa, mô hình VNen không phải cho điểm mà giáo viên chỉ nhận xét, đánh giá học sinh nên không gây áp lực cho học sinh. Các lớp học tổ chức theo VNEN cũng được trang trí thoáng mát, thân thiện phù hợp với môi trường học đường thân thiện, học sinh tích cực.”

Nếu không thay đổi, giáo dục Việt Nam sẽ mãi mãi tụt hậu

Lâu nay giáo dục Việt Nam được xem là tụt hậu xa so với thế giới, vì thế ngành giáo dục đã có những cố gắng nhằm thu hẹp khoảng cách so với thế giới, mà mô hình VNEN chính là vì mục đích ấy.

Đổi mới trong giáo dục để có hiệu quả đòi hỏi cần có đổi mới trong tư duy và phương pháp giảng dạy của giáo viên, trong khi đó đội ngũ giáo viên đều được học và đào tạo từ nền giáo dục cũ trước đây, chưa bao giờ biết hay tưởng tượng đến một phương pháp giảng dạy nào khác. Vì thế, việc hướng dẫn thay đổi phương pháp tư duy giảng dạy cho giáo viên là khó, nhưng muốn thành công thì phải làm được, ví như trong việc áp dụng mô hình VNEN.

Vì vậy để triển khai thành công mô hình VNEN, thì song song với thay đổi phương pháp giảng dạy cần phải thay đổi cả tư duy của giáo viên.

Giáo dục Việt Nam muốn tiến bộ để bắt kịp các nền giáo dục tiên tiến thì bắt buộc cần có sự thay đổi, nhưng nếu mỗi khi thay đổi lại có những phản ứng không đồng ý, giáo viên cũng chỉ muốn an nhàn giảng dạy như cũ, thì cũng tương đương với vĩnh viễn chấp nhận tụt hậu.

Trần Đại Đức

Theo Trithuc.net

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc