Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Công tố viên Trung Quốc: “Không có luật cấm Pháp Luân Công”

Trong một phiên tòa gần đây ở vùng Tây Nam Trung Quốc, một công tố viên đã gián tiếp nói rằng ông không thể tìm thấy cơ sở pháp lý nào cho lệnh cấm và chiến dịch đàn áp môn khí công là Pháp Luân Công. 

Toà án nhân dân tối cao Trung Quốc tại Bắc Kinh. (Ảnh: Getty Images)

Toà án nhân dân tối cao Trung Quốc tại Bắc Kinh. (Ảnh: Getty Images)

Ngày 23/12, một học viên Pháp Luân Công Zhang Jun và luật sư bào chữa cho anh tham dự một phiên tòa tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc, theo Minghui.org, một trung tâm cung cấp thông tin trực tiếp về môn Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Ông Zhang bị bắt ngày 24/5 khi đang nói chuyện với những người khác về hiệu quả về sức khỏe do tập môn khí công là Pháp Luân Công mang lại.

Sau khi luật sư của ông Zhang có một cuộc biện hộ mạnh mẽ và đặt câu hỏi về trường hợp bắt giữ thân chủ của mình, công tố viên cho biết: “Chúng tôi không có bất kỳ bằng chứng nào có thể chứng minh Pháp Luân Công là một “dị giáo”, và chúng tôi cũng chưa tìm thấy bất kỳ một đạo luật hoặc quy chế nào nói rằng Pháp Luân Công là một “dị giáo”.

Theo Minh Huệ, tuyên bố của công tố viên đã được ghi nhận trong quá trình tố tụng của tòa án và ông đã ký xác nhận vào cuối phiên tòa.

Tuyên bố của công tố viên là rất quan trọng bởi vì đó là lời thú nhận đầu tiên từ phía chính quyền rằng chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công 17 năm qua là bất hợp pháp.

Bộ máy luật pháp Trung Quốc truy tố các học viên Pháp Luân Công theo Điều 300 của luật hình sự Trung Quốc: “Sử dụng dị giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật”.

Tuy nhiên, hầu hết các phương thức đàn áp môn tu luyện đều diễn ra bên ngoài hệ thống tư pháp, bao gồm ép nghỉ việc, trộm cắp tài sản, bắt cóc, ép vào trải lao động cải tạo, tra tấn, và theo các nhà nghiên cứu là mổ cắp nội tạng.

Những luật sư Trung Quốc, người đại diện cho các học viên tại tòa án nói rằng, Điều 300 là quá mơ hồ và thậm chí trái với hiến pháp. Trong nhiều năm qua họ đã thách thức tính hợp pháp của nó.

Ví dụ, trong trường hợp học viên Pháp Luân Công Zhang Jun, công tố viên đã giữ thẻ nhớ máy tính và ổ đĩa tịch thu từ nhà ông như bằng chứng buộc tội.

Luật sư của ông Zhang cho rằng các thiết bị lưu trữ kỹ thuật số không thể được sử dụng như bằng chứng theo luật Trung Quốc vì nội dung của chúng có thể dễ dàng bị thay đổi. Ông cũng cho rằng các tài liệu của Pháp Luân Công “khuyên mọi người hướng thiện và làm sáng tỏ sự thật” về cuộc bức hại vì lợi ích của xã hội, do đó “bằng chứng” này cho thấy ông Zhang vô tội.

Vị công tố viên này thừa nhận rằng ông không thể tìm thấy bất kỳ cơ sở pháp lý nào để xác định Pháp Luân Công là một “dị giáo”, điều đó có nghĩa là họ không thể áp dụng Điều 300 trong luật tố tụng đối với ông Zhang, Yiyang Xia cho biết. Ông là Giám đốc cấp cao về nghiên cứu và thực thi Luật Nhân quyền, một ngành luật ở Washington đã đưa ra những khiếu nại pháp lý đối với nhiều quan chức Trung Quốc cho tội ác chống lại loài người.

“Các công tố viên đã hiểu được một sự thật, đó là cuộc đàn áp hoàn toàn không phù hợp với các quy định của pháp luật Trung Quốc, nhưng một chiến dịch với mục đích chính trị đã được gán ghép vào các học viên Pháp Luân Công từ khi cuộc đàn áp bắt đầu”, ông nói thêm.

Xia nói rằng các công tố viên có khả năng thực hiện tuyên bố của họ dựa trên quan điểm cá nhân, nhưng nó không thể thay thế cho các quy định chính thức.

Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCS Trung Quốc) đã ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999. Giang đã trích dẫn lời kêu gọi thỉnh nguyện của 10.000 học viên tại Bắc Kinh hồi tháng 4/1999 và cho rằng đó là 1 bằng chứng cho thấy quá trình tu luyện tâm tính cá nhân đã “đe dọa” đến sự ổn định của Đảng. Trước năm đó, có khoảng 70-100 triệu người tập luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc, theo dữ liệu của ĐCS Trung Quốc.

Xie Weidong, một cựu thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, người hiện đang sống ở Canada cho rằng các công tố viên đã không thành thật với lương tâm, họ làm vậy để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình họ trước ĐCS Trung Quốc thời Giang Trạch Dân còn nắm quyền. Hiện nay, Tập Cận Bình đang đứng đầu nhà nước và họ không cần phải làm như vậy nữa.

Theo The EpochTimes, tinhhoa.net

Bài liên quan:

>> Ký sự Pháp Luân Công qua ảnh

>> Một Số Cảnh Sát TQ Thay Đổi Tận Đáy Lòng Quan Điểm Về Cuộc Bức Hại >> Pháp Luân Công

>> Vì sao tội ác đàn áp Pháp Luân Công ở TQ vẫn chưa chấm dứt

>> Những ai hả dạ nhất khi thấy phe cánh Giang Trạch Dân bị tận diệt


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc