Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Wikileaks tiết lộ những vụ ám sát nhắm vào giới quan chức

Theo nội dung một bản điện báo được WikiLeaks phát hành vào ngày 01/1/2011 do Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ, Kenneth Jaret viết tại Thượng Hải, đã tiết lộ thông tin rằng, con trai của một cựu lãnh đạo văn phòng chống tham ô của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bị ám sát vào Tháng 1/2007.

Các quan chức Trung Quốc và người thân của họ cũng thường phải đối mặt với nguy cơ bị ám sát. (Ảnh: Internet)

Các quan chức Trung Quốc và người thân của họ cũng thường phải đối mặt với nguy cơ bị ám sát. (Ảnh: Internet)

Bức điện báo còn tiết lộ, con trai của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào cũng đã phải sử dụng các biện pháp an ninh đặc biệt sau khi trở thành một mục tiêu ám sát vào năm 2006. Bản điện báo có dẫn lời Gusu, một Giáo sư về Triết học và Luật tại Đại học Nam Kinh, vốn có thân nhân làm việc cho Cơ quan Công an tại Bắc Kinh.

Giáo sư Gusu cho biết trong một cuộc thảo luận ngày 28/ 9 rằng, con trai lớn của Chủ nhiệm Văn phòng Ủy Ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Ngô Quang Chính đã bị sát hại vào Tháng 1/2007.

Con trai của ông Ngô Quang Chính đã bị sát hại trong một “chuyến đi làm ăn đến thành phố Thanh Đảo tại tỉnh Sơn Đông để ký một hợp đồng cho doanh nghiệp quốc doanh nơi anh đang công tác”, theo lời bản điện báo.

Cục Công an Thanh Đảo đã tiết lộ với người thân của Giáo sư Gusu rằng con trai của ông Ngô đã bị một nhóm tội phạm tại Bắc Kinh sát hại. Không có bằng chứng về việc xâm nhập hay tẩu thoát tại căn phòng khách sạn nơi con trai ông Ngô ở, cũng không có bằng chứng nào khác để có thể tìm ra manh mối nghi phạm.

Thân nhân của Giáo sư Gusu nói rằng Chủ nhiệm Ngô đã gây thù chuốc oán với nhiều người khi làm trong Ủy Ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương. Điều này có vẻ liên quan đến “các cuộc điều tra về vụ tham ô của Bí thư Thượng Hải Trần Lương Vũ và các cuộc điều tra về hành vi tham ô của các quan chức các cấp thành phố tại Bắc Kinh”. Người thân của Giáo sư Gusu suy đoán rằng các nhà lãnh đạo cấp cao đó đã ra lệnh giết con trai của ông Ngô như một lời cảnh cáo.

Ông Ngô đã nói với Bộ Chính trị trong một cuộc họp rằng con trai của ông đã chết vì việc điều tra tham nhũng của mình, ông nói: “Con trai tôi đã hy sinh cho sự nghiệp chính trị của tôi”.

Theo điện báo của vị Tổng Lãnh sự, ông Ngô đã trở nên suy sụp trước cái chết của con mình, bởi vì đứa con bị chết được xem là người nối nghiệp chính trị của gia đình. Vào năm 2009, đứa con trai khác của ông Ngô, đã được thăng chức lên làm Bí thư Tỉnh Ủy tỉnh Hà Bắc.

Giáo sư Gusu nói rằng những vụ ám sát các quan chức cấp cao và thành viên gia đình của họ không phải là ít. Ông nói rằng con trai của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng từng là mục tiêu của những kẻ ám sát vào năm 2006. Kết quả là, con trai của Hồ Cẩm Đào đi đến đâu cũng được cảnh sát bảo vệ nghiêm ngặt, ngay cả tại nơi ở và nơi làm việc.

Ông Gusu cũng lưu ý đến tai nạn xe hơi nổi tiếng của Phó Thủ tướng Zeng Peiyan ở tỉnh Hắc Long Giang vào năm 2002, mà theo Giáo sư Gusu được biết đó là một vụ dàn dựng để mưu sát ông Zeng từ những quan chức bị ảnh hưởng bởi các chính sách kinh tế của Chính phủ Trung ương. (Ghi chú: Zeng trước đây từng là người đứng đầu Ủy ban Kế hoạch Phát triển Nhà nước, hiện nay được gọi là Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia. Rất nhiều doanh nghiệp nhà nước ở Đông Bắc Trung Quốc đã phải phá sản vì sự cạnh tranh trên thị trường trong năm 1990, khiến cho hàng triệu công nhân thất nghiệp).

Giáo sư Gusu cho rằng những vụ ám sát như vậy thường phổ biến hơn ở các tỉnh, nơi các quan chức địa phương thường sống trong lo sợ rằng họ sẽ là mục tiêu của những người đã từng bị chính sách của họ làm tổn hại, hoặc những cấp dưới muốn chiếm lấy vị trí của họ, hoặc những cấp trên xem họ là một mối đe dọa cho quyền lực của mình.

Ví dụ, một Giám đốc sở Công an ở tỉnh Phúc Kiến, tin rằng tài năng của một nhân viên cấp dưới có thể ảnh hưởng đến “cái ghế” của mình, nên đã sát hại cấp dưới với cái giá 300.000 nhân dân tệ.

Gusu cũng cho biết bạo lực chính trị là một vấn đề nổi cộm tại Thanh Đảo (nơi con trai của ông Ngô bị sát hại) và những nơi khác của tỉnh Sơn Đông. Ông lưu ý đến trường hợp gần đây ở Sơn Đông, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Tế Nam đã ra tay sát hại người tình của mình. Ông này đã thuê cháu trai của mình thực hiện sự việc. Người cháu trai đã gài bom lên chiếc xe hơi, nhưng do chưa thành thục trong việc này, đã sử dụng quá nhiều chất nổ, gây phá hủy cả một khu phố.

Ba người qua đường vô tội cũng bị thương nặng trong vụ nổ. Chủ tịch Hội đồng Nhân dân đã bị kết án tử hình vì chủ mưu mưu sát. Rõ ràng, người tình của vị chủ tịch này đã nắm giữ ít nhiều thông tin liên quan đến vụ bê bối tham nhũng của vị chủ tịch và có khả năng gây đe dọa đến một số người.

Giáo sư Gusu cũng nói rằng tội phạm có tổ chức đang thịnh hành ở Phúc Kiến, Liêu Ninh, Hà Nam, cũng như vùng phía Bắc của Giang Tô. Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Lý Trường Xuân cũng là người có “liên hệ mật thiết” với nhóm tội phạm có tổ chức ở Liêu Ninh và Hà Nam. Ông Gusu cũng nói rằng các nhà lãnh đạo hàng đầu ở Từ Châu – một trong những thành phố lớn nhất miền Bắc Giang Tô – có quan hệ thân thiết với các băng nhóm tội phạm có tổ chức.

Theo China Uncensored, tinhhoa.net

Bài liên quan:

>> Cuộc đấu trí giữa Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào (phần 3): Cao trào ám sát và chính biến

>> Vụ nổ Thiên Tân hé lộ: Giang Trạch Dân âm mưu ám sát Tập Cận Bình

>> Điểm lại tất cả các vụ Giang Trạch Dân ám sát Tập Cận Bình

>> Lãnh đạo “đả hổ diệt ruồi” Vương Kỳ Sơn bị ám sát 27 lần

>> Tiết lộ âm mưu “chính biến” với Tập Cận Bình, một Trung tướng bị ám sát

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc