Home » Cổ truyền, Tiêu biểu sideshow, Văn hóa » Lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ

Lịch sử Việt Nam trải qua thời gian dài suốt gần 5.000 năm với nhiều tên gọi khác nhau, từ năm 2879 TCN khi Kinh Dương Vương lập nước Xích Quỷ cho đến nay, bài viết này sẽ điểm lại cột mốc dấu ấn những lần đổi tên nước trong các thời kỳ lịch sử.

Xích Quỷ

Theo Lĩnh Nam Chích Quái thì ông nội của Lạc Long Quân là Đế Minh (cháu 3 đời của Thần Nông) sinh ra con cả là Đế Nghi. Khi Đế Minh đi tuần thú phương nam thì gặp và cưới con gái bà Vụ Tiên sinh ra Lộc Tục. Ngay từ tấm bé Lộc Tục đã thể hiện rất thông minh và đoan chính.

Đế Minh rất ngạc nhiên trước tư chất thông minh và tài trí của Lộc Tục nên muốn chọn làm người nối ngôi, thế nhưng Lộc Tục lại muốn nhường ngôi cho anh mình là Đế Nghi.

Cuối cùng Đế Minh quyết định truyền ngôi cho con trưởng Đế Nghi làm vua phương bắc, và cho Lộc Tục làm vua phương nam, lấy sông Dương Tử làm giới tuyến “Trước đất trời nguyện rằng: Nam, Bắc cương thổ có khác. Nam không xâm Bắc. Bắc không chiếm Nam. Kẻ nào phạm lời nguyền thì chết dưới đao thương”.

Từ đấy phía bắc sông Dương Tử do Đế Nghi cai quan, phía nam sông Dương Tử do Lộc Tục cai quản. Lộc Tục khi lên ngôi Vua lấy hiệu là Kinh Dương Vương, năm 2879 trước công nguyên đặt quốc hiệu là Xích Quỷ, biên giới phía bắc tới Động Đình Hồ, phía nam giáp với nước Hồ Tôn, phía tây giáp với Ba Thục, phía đông giáp với biển Nam Hải.

Như vậy theo sự phân chia vào thời đấy thì biên giới phía bắc của người Việt lên đến Động Đình Hồ (phía nam sông Dương Tử), bao gồm cà các tỉnh của Trung Quốc ngày nay như Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Quảng Tây, Quảng Đông v.v Tổng cộng diện tích của Xích Quỷ khoảng 2.900.000 km2.

bản đồ Xích Qủy

Nước Xích Quỷ được tô màu có diện tích gấp 10 lần nước Việt ngày nay. (Ảnh: Wikipedia)

Xích Qủy là tên nước đầu tiên của người Việt, “Xích” là đỏ tức ở phương nam (theo kinh dịch thì phương nam có khi hậu nóng mang hành hỏa có màu đỏ). “Qủy” là một ngôi sao trong nhị thập bát tú gồm: “Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ, Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích, Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Túy, Sâm, Tĩnh, Qu, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chấn”.

Trong đó sao “Quỷ” là ngôi sao rực rỡ, sáng nhất trong các sao phương nam, nên được chọn để đặt tên nước, việc đặt tên nước theo cương vực khẳng định chủ quyền của người Việt.

Kinh Dương Vương được xem là Vua Hùng thứ nhất, giai đoạn Xích Quỷ và Văn Lang của 18 đời vua Hùng (18 chi) được gọi là thời kỳ Hồng Bàng thị. Theo “Việt sử lược” thì có 15 bộ lạc gồm:

  1. Giao Chỉ (交趾)

  2. Việt Thường Thị (越裳氏)

  3. Vũ Ninh (武寧)

  4. Quân Ninh (軍寧)

  5. Gia Ninh (嘉寧)

  6. Ninh Hải (寧海)

  7. Lục Hải (陸海)

  8. Thang Tuyền (湯泉)

  9. Tân Xương (新昌)

  10. Bình Văn (平文)

  11. Văn Lang (文郎)

  12. Cửu Chân (九真)

  13. Nhật Nam (日南)

  14. Hoài Hoan (懷驩)

  15. Cửu Đức (九德)

Văn Lang

Năm 2524 TCN Hùng Lân lên ngôi Vua, gọi là Hùng Quốc Vương, đi tên nước thành Văn Lang.

Văn Lang là tên bộ tộc mạnh nhất lúc bấy giờ đã thống nht 15 bộ tộc khác

Trong lịch sử 4.900 năm của dân tộc, thì thời kỳ Hồng Bàng của các đời Vua Hùng kéo dài đến 2.622 năm, chiếm quá nửa chiều dài lịch lịch sử. Thời kỳ này Đạo gia phát triển rất mạnh, với nhiều câu chuyện cổ tích, văn hóa tập tục, trở thành văn hóa truyền thống ảnh hưởng đến người Việt đến tận này nay.

Âu Lạc

Đến thời vua Hùng Tuyền Vương, thủ lĩnh người Âu Việt là Thục Phán nhiều lần tiến đánh Văn Lang nhưng đều thất bại.

Đến năm 258 TCN họ Hùng từ thời Kinh Dương Vương lên ngôi năm 2879 TCN đến đây 2622 năm đã rất lâu rồi, Vua cũng chỉ sinh được 2 công chúa mà không có hoàng tử, nên hiểu rằng trải qua hơn 26 thế kỷ khí số họ Hùng đã suy.

Ngọc phả Hùng Vương” có ghi chép rằng Sơn Tinh đã khuyên nhủ Hùng Tuyền Vương nên nhường ngôi cho Thục Phán: Họ Hùng hưởng nước kể cũng đã lâu dài. Lòng trời ắt có hạn, khiến cho Thục vương thừa cơ gây hấn xâm lấn nước ta. Vả lại Thục vương vốn là bộ chủ Ai Lao, cũng là dòng phái của tiền hoàng đế. Nay quốc thế không được bình thường, cũng là chuyện do tiền định. Vua có yêu riêng gì một cõi đất phương nam mà cưỡng lại ý trời, làm hại sinh linh? Vả lại bệ hạ và thần đã có phép thần tiên, không gì hơn là quay về chốn Bồng Hồ, Lãng Uyển, tiêu dao ở làng quê bất lão, thanh nhàn nơi gác phượng lầu rồng, há phải nhiễm bẩn bụi trần, vàng ngọc châu báu cũng chẳng bằng mảy lông, ngọc nữ tiên đồng cũng chỉ mát mắt chốc lát. Trí lự như thế mới thật là cao!

Hùng Truyền Vương cho là phải, nhận thấy Thục Phán cũng là tông phái Hùng Vương, liền đồng ý nhường ngôi cho Thục Phán, rồi lên núi tu Đạo cùng Sơn Tinh.

Năm 257 TCN Thục Phán lên ngôi Vua, hiệu là An Dương Vương, thống nhất người Lạc Việt và Âu Việt thành một nước, đặt tên là Âu Lạc.

An Dương Vương hợp nhất Lạc Việt và Âu Việt, đặt tên nước là Âu Lạc. (Ảnh từ lichsunuocvietnam.com)

An Dương Vương hợp nhất Lạc Việt và Âu Việt, đặt tên nước là Âu Lạc. (Ảnh từ lichsunuocvietnam.com)

Nhà Vua đã lãnh đạo dân chúng đánh bại 50 vạn quân Tần do viên tướng Đồ Thư chỉ huy.

Năm 204 TCN Triệu Đà chinh phục các bộ lạc người Việt trong nhóm Bách Việt ở phương nam, đặt tên nước là Nam Việt bao gồm quận Nam Hải (Quảng Đông ngày nay), Quế Lâm (Quảng Tây ngày nay), Tượng quận (ở phía tây tỉnh Quảng Tây và một phần Quý Châu ).

Triệu Đà tiếp tục tiến quân xuống phía nam đánh Âu Lạc, nhưng nhiều lần đều thất bại.

Sau này Triệu Đà thực hiện kế thông gia, để con trai là Trng Thủy lấy con gái Mỵ Châu của An Dương Vương rồi lại cho ở rể, nhờ đó đánh thắng được An Dương Vương, khiến Âu Lạc mt từ đây.

Hiện nay SGK căn cứ theo “sử ký” của Tư Mã Thiên cho rằng Âu Lạc mất vào năm 179 TCN. Nhưng các sách sử Việt như Đại Việt Sử ký Toàn thư, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Việt sử Tiêu án đều ghi chép An Dương Vương mất năm 208 TCN.

Tuy nhiên sử chép Triệu Đà thành lập nước Âu Lạc năm 204 TCN với 3 quận mà không hề có Âu Lạc. Như vậy Âu Lạc mất năm 179 TCN là hợp lý hơn.

Nam Việt

Năm 179 TCN Triệu Đà đánh bại An Dương Vương và sáp nhập Âu Lạc vào lãnh thổ Nam Việt của mình.

Nam Việt bao gồm hầu hết các tộc người Việt trong nhóm Bách Việt, có biên giới đến núi Ngũ Lĩnh (phía nam vùng Giang Nam, Trung Quốc ngày nay), phía tây đến Dạ Lang (nay là Quảng Tây, Trung Quốc), phía nam đến dãy Hoàng Sơn (Hà Tĩnh, Việt Nam ngày nay), phía đông đến Mân Việt (Phúc Kiến, Trung Quốc ngày nay). Kinh đô đặt ở thành Phiên Ngung (tức ở Quảng Châu, Trung Quốc ngày nay).

Năm 137 trước công nguyên, Triệu Đà mất truyền ngôi lại cho cháu nội của mình là Triệu Mạt, tức con của Trọng Thủy và Mỵ Châu, cháu ngoại của vua An Dương Vương.

Vào cuối thời kỳ nhà Triệu, nhà Hán ở phương bắc đem 30 vạn quân tiến đánh Nam Việt, Thừa tướng Lữ Gia chỉ huy toàn quân Nam Việt kiên cường chống giữ.

Tướng quân Hán là Lộ Bác Đức dùng tiền và của cải đút lót các tướng thân cận của Thái hậu họ Cù vốn là người Hán, phao tin rằng Lữ Gia đã bí mật hòa ước với quân Hán.

Vua Triệu Dương Vương tin theo nên bãi chức cả 2 trụ cột chống quân Hán là L Gia và Nguyễn Danh Lang. Vì thế mà Nam Việt mất về tay nhà Hán vào năm 111 TCN, đánh dấu thời kỳ ngàn năm bắc thuộc của người Việt.

Lĩnh Nam

Khoảng năm 39 SCN các cuộc khởi nghĩa chống nhà Hán nổ ra khắp nơi, tuy nhiên các cuộc khởi nghĩa không có sự liên kết tạo ra sức mạnh thống nhất. Cuối năm 39 Hai Bà Trưng hiệu triệu các thủ lĩnh cùng quy tụ về.

Sau khi quy tụ được các cuộcc khởi nghĩa, năm 40 Hai Bà Trưng xuất quân. Đại hội quân sĩ được tổ chức tại Hát Môn, Trưng Trắc lập đàn tráng, cáo lễ với trời đất, tự xưng là Trưng Nữ Vương, rồi chia quân tiến đánh chiếm được 65 thành trì. Tất cả các châu quận đều được quân Hai Bà Trưng chiếm lại, gồm các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, Thương Ngô, Uất Lâm, Nam Hải v.v… tức bao gồm cả tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông thuộc Trung Quốc ngày nay, biên giới phía bắc kéo dài đến hồ Động Đình

Sách sử nhà Hán có ghi chép lại rằng: “Năm Kiến Vũ thứ 16 (tức năm 40 sau công nguyên), người con gái ở Giao Chỉ là Trưng Trắc và em gái là Trưng Nhị làm phản, đánh phá quận. Trưng Trắc là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh, là vợ Thi Sách người Chu Diên, rất hùng dũng. Thái thú Giao Chỉ là Tô Định dùng pháp luật trói buộc, Trưng Trắc phẫn nộ, vì thế mà làm phản. Do vậy, những người Man, người Lý ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Gồm chiếm được 65 thành tự lập làm vua. Thứ sử Giao Chỉ và các thái thú chỉ giữ được thân mình mà thôi”

Dân chúng tôn Trưng Trắc lên ngôi Vua, đóng đô ở Mê Linh. Trưng Trắc đặt tên nước là Lĩnh Nam, tức vùng đất phía nam núi Ngũ Lĩnh.

Năm 42 nhà Hán đưa quân sáng đánh Lĩnh Nam, cuộc chiến kéo dài đến năm 43 thì Hai Bà Trưng thất thủ, Lĩnh Nam cũng mất từ đây.

Giao Châu

Năm 203 vua Hán Hiến Đế đặt vùng đất người Việt vào một Châu gọi là Giao Châu, bao gồm 9 quận là: Giao ChỉCửu ChânNhật NamĐam NhĩChâu Nhai (Đam Nhĩ và Châu Nhai nay thuộc đảo Hải Nam), Nam HảiHợp PhốUất Lâm, Thương Ngô (nay thuộc Quảng Tây và Quảng Đông)

Giao Châu mày xanh. (Ảnh: 沧海微沤/ wikipedia.org CC BY-SA 3.0)

Giao Châu màu xanh. (Ảnh: 沧海微沤/ wikipedia.org CC BY-SA 3.0)

Vạn Xuân

Dưới thời nhà Lương, Lý Bí làm quan cho bộ máy cai trị ở Giao Châu. Thấy chính quyền rất hà khắc và tàn bạo với dân, ông từ quan về quê chiêu mộ binh mã chống lại chính quyn đô hộ.

Năm 541 Lý Bí chia quân tiến đánh các nơi, năm 542 thì thu phục được toàn bộ Giao Châu. Sau đó quân của Lý Bí đánh bại viện binh quân Lương và quân Lâm Ấp ở phía nam.

Mùa xuân năm 544 Lý Bí lên ngôi vua, xưng là Lý Nam Đế, định đô ở cửa sông Tô Lịch, đặt tên nước là Vạn Xuân với mong muốn Giang Sơn Xã Tắc mãi đến muôn đời.

Năm 602 n Tùy đưa quân tiến đánh Vạn Xuân, Lý Phật Tử đầu hàng, Vạn Xuân tồn tại được 58 năm thì mất. Nhà Tùy lấy lại tên cũ gọi là Giao Châu.

An Nam

Vào thời n Đường, năm 679 vua Đường Cao Tông đặt tên cho các vùng đất ở đông, nam , tây, bắc là An Đông, An Nam, An Tây và An Bắc. Giao Châu ở phía nam được đổi tên thành thành An Nam.

Tĩnh Hải Quân

Năm 863 quân Nam Chiếu (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc ngày nay) đánh chiếm được An Nam của nhà Đường. Nhà Đường cho quân tiến đánh nhằm chiếm lại nhưng đều thất bại.

Năm 865 nhà Đường cử Cao Biền đến An Nam, Cao Biền vây quân Nam Chiếu tại thành Giao Chỉ, đến năm 866 thì đánh bại hoàn toàn quân Nam Chiếu.

Vua Đường Ý Tông thuận theo thỉnh cầu của Cao Biền, cho đổi tên An Nam thành Tĩnh Hải Quân.

Đại Cồ Việt

Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 Sứ Quân, thống nhất Giang Sơn về một cõi, lên ngôi Vua, hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng Đế, dời đô về Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt.

Vào thời nhà Đinh và Tiền Lê, Phật giáo được xem trọng, những Thiền sư nổi tiếng được tham dự và quyết định việc Triều chính. Đến thời nhà Lý thì Phật giáo đạt đến cực thịnh khi các vị Vua khai quốc thời đầu đều là những người tu luyện theo Phật giáo.

Đại Việt (1054–1400)

Năm 1054 vua Lý Thánh Tông lên ngôi Vua, đây là vị Vua thứ 3 của nhà Lý. Sau khi lên ngôi, Vua cho đổi tên nước từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt. Tên Đại Việt kéo dài 346 năm cho đén thời nhà Hồ.

Đến thời nhà Trần, các vị Vua khai quốc cũng đều là những người tu luyện trong Phật giáo, giúp Giang Sơn hùng mạnh, Xã Tắc ổn định, 3 lần đánh bại đội quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất lúc bấy giờ.

Đại Ngu

Năm 1399 Hồ Quý Ly cho hành hình gần 400 tướng lĩnh nhà Trần, năm 1400 thì cướp ngôi nhà Trần, đổi tên nước từ Đại Việt thành Đại Ngu.

Sở dĩ Hồ Quý Ly chọn đặt tên này là vì cho rằng họ Hồ là con cháu Ngu Thuấn – một trong Ngũ Đế thời “Tam Hoàng Ngũ Đế”. Khi Chu Vũ Vương lật đổ Trụ Vương của nhà Thương, thì tìm con cháu của Ngu Thuấn là Công Mãn phong làm vua ở nước Trần (một nước chư hầu của nhà Chu), đổi sang họ Hồ với tên là Hồ Công Mãn.

Giao Chỉ

Cuối năm 1406 quân Minh tiến đánh nhà Hồ, quân nhà Hồ dù có vũ khí hiện đại, thành lũy vững chắc, nhưng không được ng dân, cuối cùng không chống gi được, năm 1407 cha con Hồ Quý Ly đều bị quân Minh bắt được.

Đại Ngu mất từ đây, nhà Minh đặt tên là quận Giao Chỉ, sáp nhâp vào lãnh thổ nhà Minh.

Đại Việt (1428 – 1804)

Năm 1427 nghĩa quân Lam Sơn đánh bại quân Minh, Nguyễn Trãi 5 lần một thân một mình vào thành Đông Quan (thức thành Thăng Long) khuyên hàng các tướng quân Minh. Hội thề Đông Quan lịch sử diễn ra vào ngày 22 tháng 11 năm đinh mùi (1427), toàn bộ quân Minh ra đầu hàng, các thủ lĩnh của hai bên tham gia hội thề ở phía nam thành Đông Quan, ngay bên bờ Nhị Hà (nay là sông Hồng).

Nghĩa quân Lam Sơn cũng sửa sang đường xá, cung cấp đủ lương thực, ngựa và tàu thuyền tiễn 10 vạn hàng binh quân Minh trở về nước. Việc làm đại nghĩa khiến đội quân được gọi là “thiên triều” ấy chỉ có thể cảm kích, “hổ thẹn đến rơi nước mắt”, thua trận phải tâm phục khẩu phục sau này không còn có ý tưởng dòm ngó nước nam. Đó cũng chính là dùng đức để cảm hóa nhân tâm. Việc tha chết cho 10 vạn quân xâm lược là điểm sáng đáng tự hào nhất trong sử Việt.

Năm 1428 Lê Lợi lên ngôi Vua, lập ra n Lê, lấy lại quốc hiệu cũ là Đại Việt. Thời kỳ nhà Lê cũng đánh dấu sự hát triển của Nho giáo.

Việt Nam

Năm 1802 hậu duệ còn lại của chúa Nguyễn là Nguyễn Ánh đại bại Tây Sơn, lên ngôi Vua, hiệu là Gia Long.

Năm 1804 Vua đặt tên nước là Việt Nam, Sách Đại Nam thực lục ghi chép rằng: “Giáp Tý, Gia Long năm thứ 3 (1804), tháng 2, ngày Đinh Sửu, đặt quốc hiệu là Việt Nam, đem việc cáo Thái Miếu. Xuống chiếu bố cáo trong ngoài”.

Đại Nam

Vi việc Ai Lao (Lào ngày nay) thần phục và xin được nội thuộc; Cao Miên mong được bảo hộ, lãnh thổ Việt Nam vào thời vua Minh Mạng vô cùng rộng lớn, diện tích 575.000 km2 tức gần gấp đôi so với Việt Nam ngày nay (331.698 km2 tính cả diện tích trên biển).

Trước sự lớn mạnh của mình, năm 1839 vua Minh Mạng cho đổi tên nước từ Việt Nam thành Đại Nam, tức quốc gia rộng lớn hùng mạnh phương nam.

Đông Dương

Ngày 17/10/1887 Tổng thống Pháp ra sc lệnh thành lập Liên bang Đông Dương, bao gồm Đại Nam và Cao Miên. Đến năm 1899 thì Pháp sáp nhập thêm Lào vào Liên bang Đông Dương.

Việt Nam

Năm 1945 Việt Minh giành được chính quyền, lấy lại quốc hiệu cũ là Việt Nam, và tên gọi này được kéo dài đến ngày nay.

Trần Hưng

Theo trithucvn.org

Bài liên quan:

 

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc