Home » Khoa học » Nền văn minh nhân loại: Đồng đã được buôn bán xuyên lục địa từ 5.000 năm trước

Làm thế nào những thợ mỏ 7.300 năm trước biết khối đá nào là quặng đồng để khai thác? Thời điểm 6.000 năm trước nhiều nền văn minh lớn còn chưa xuất hiện hoặc chỉ mới xuất hiện, vậy mà lại có một dân tộc bí ẩn đã khai thác được quặng đồng. Ai đã khai thác đồng với số lượng lớn như thế, và thậm chí họ còn buôn bán đồng vượt đại dương, trên những con tàu lớn?

>> Văn minh nhân loại: Các kim tự tháp khổng lồ bí ẩn tại Trung Quốc

>> Văn minh nhân loại: Những vết xe hóa thạch bí ẩn

>> Văn minh nhân loại: Phát hiện công cụ đồ đá 3,5 triệu năm trước

Lối vào một mỏ đồng cổ xưa tại đảo Royal, Michigan, Hoa Kỳ

Khoảng 4.000 năm trước ở vùng đất châu Âu người thượng cổ đã dùng đồng thau. Nhưng có một câu hỏi rất hóc búa mà hiếm khi được thảo luận, đó là đồng đỏ và thiếc cần có để làm ra đồng thau đã được khai thác từ đâu? Bởi vì các nhà khảo cổ công nhận rằng lượng đồng đã được sử dụng lớn hơn nhiều so với lượng mà các mỏ quặng ở châu Âu có thể cung cấp.

Kỳ lạ thay, người ta đã phát hiện ra rằng rất nhiều đồng đỏ đã được khai thác tại phía Bắc châu Mỹ cũng trong khoảng thời gian đó.

Khi ghép 2 sự việc không giải thích nổi lại với nhau, có phải cả hai câu hỏi đều được trả lời thỏa đáng? Nhiều nhà khoa học cho rằng số đồng bị thiếu ở châu Âu có nguồn gốc từ châu Mỹ, nghĩa là đồng đỏ đã được khai thác và vận chuyển buôn bán vượt đại dương, từ châu Âu sang châu Mỹ, trước thời Columbus khám phá ra châu Mỹ tới 3.500 năm!

Thành phần chủ yếu của đồng thau là đồng đỏ. Trong thời kỳ 6.000 năm trước đã có hơn 500.000 tấn đồng đỏ được khai thác ở nơi mà ngày nay là bán đảo Upper, thuộc bang Michigan, Hoa Kỳ. Khu mỏ lớn nhất nằm trên đảo Royale, một hòn đảo thuộc hồ Superior, gần biên giới Canada. Ở đây, có tới khoảng 10.000 mỏ đồng thời tiền sử, được khai thác hàng ngàn năm trước đây bởi các dân tộc cổ xưa nào đó mà chúng ta chưa hề biết tới. Vành đai Minong trên đảo Royale dài khoảng 2,8 km và rộng gần 122 m. Các hố sâu từ 3 tới 9m với các đường hầm kết nối nhau. Một nhà khảo cổ học ước tính rằng khối lượng công việc khai thác của họ tương đương với 10.000 người làm việc trong 1.000 năm.

Sau hai thế kỷ nghiên cứu, không ai giải thích thỏa đáng về việc lượng đồng đỏ tinh khiết nhất trên thế giới đã đi đâu. Việc khai thác đồng đỏ ở đảo Royale đã bắt đầu 7.300 năm trước, một số chuyên gia thậm chí còn khẳng định rằng việc khai thác đã bắt đầu từ 17.000 năm trước. Bằng chứng cho công nghệ nấu chảy sớm nhất mà người ta đã biết tới “chỉ có” trong vòng 6.000 năm trở lại đây. Dù là con số nào, thì nó cũng đã làm đảo lộn tất cả những quan niệm hiện nay về thế giới cổ xưa.

Khối lượng quặng đã được khai thác chính xác là bao nhiêu có lẽ không ai xác định được. Nhưng người ta biết rằng khoảng năm 3.200 năm trước, mọi hoạt động khai thác mỏ đã bị ngưng lại. Vào khoảng năm 1000 hoạt động khai thác mỏ lại bắt đầu và kéo dài cho tới năm 1320. Trong khoảng thời gian này, trung bình 2.000 tấn quặng được khai thác mỗi năm.

Đồng được khai thác 5.000 năm trước bằng công nghệ khá cao. Hàng ngàn thợ đã được tổ chức quy củ để làm việc một cách hiệu quả với những công cụ có thể dịch chuyển những khối quặng nặng tới 3 tấn một lần. Họ còn có thể khai thác ở độ sâu tới 20m mà không gặp trở ngại kỹ thuật nào cả. Kiến thức đó bắt nguồn từ đâu? Bắc Mỹ không có dấu vết nào của một nền văn hóa như thế.


Một số trong những dụng cụ khai thác quặng tìm thấy tại các mỏ đồng tiền sử này

Mặc dù số đồng khai thác được là rất lớn, nhưng ở trên đảo và các khu vực lân cận người ta không tìm thấy dấu vết nào của các xưởng đúc đồng cả. Quan trọng hơn nữa, vào năm 1922, William A. Ferguson đã khám phá ra di tích của một bến cảng ở bờ Bắc của đảo Royale. Những con tàu có thể vận tải hàng hóa, nhờ sự trợ giúp của một cầu tàu dài 500m. Điều này cho thấy rằng loại tàu neo đậu ở đây phải là những con tàu lớn, và có nhiều con tàu như thế. Cách giải thích hợp lý nhất cho sự kiện này là: người ta đã sử dụng bến cảng này để làm điểm lấy đồng chở đi các khu vực xa xôi khác. Sự hiện diện của bến cảng này cũng chứng tỏ rằng những người làm việc ở các mỏ này không phải là cư dân địa phương, bởi vì người da đỏ bản địa chỉ sử dụng những con thuyền nhỏ mà thôi.

Một bằng chứng cụ thể nữa là vào năm 1660, một nhà truyền giáo tên là Allouez, đã bôn ba khắp nơi trong khu vực và vấp phải một bức tượng đồng cao khoảng 30cm, mô tả một người đàn ông có râu ria – trong khi người thổ dân châu Mỹ bản địa thì không có râu.

Làm thế nào những thợ mỏ 7.300 năm trước biết khối đá nào là quặng đồng để khai thác? Thời điểm 6.000 năm trước nhiều nền văn minh lớn còn chưa xuất hiện hoặc chỉ mới xuất hiện, vậy mà lại có một dân tộc bí ẩn đã khai thác được quặng đồng. Ai đã khai thác đồng với số lượng lớn như thế, và thậm chí họ còn buôn bán đồng vượt đại dương, trên những con tàu lớn?

Có lẽ lịch sử của nhân loại cần phải được viết lại toàn bộ. Lịch sử loài người ngày càng trở nên bí ẩn, ngày càng có nhiều khám phá khảo cổ học mới cho thấy nguồn gốc của loài người không đơn giản như chúng ta vẫn tưởng.

Bài viết này là một vài nội dung trong cuốn sách:

Michigan Copper The Untold Story

Đồng đỏ ở Michigan – Câu chuyện chưa được kể

Của tác giả Fred Rydholm

(Michigan Copper The Untold Story)

Cuốn sách bìa cứng, 555 trang, với hơn 500 hình ảnh minh họa. Bản quyền của TopWater Productions, bán với giá 49,95USD.

Minh Trí (Theo tin180.com)

Chuyên đề: , ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc