Home » Thế giới » Đại suy thoái 2: Thực hay ảo?
Rủi ro về một cuộc Đại suy thoái kinh tế Mỹ lần 2 là có thực, tuy nhiên, các nguy cơ có thể đã bị thổi phồng quá mức để các ngân hàng Mỹ nhận được cứu trợ.

Truyền thông góp phần thổi phồng nguy cơ suy thoái

Nhà kinh tế Dean Baker, Giám đốc trung tâm nghiên cứu chính sách và kinh tế CEPR, gần đây đã nói rằng, “Second Great Depression” (Đại suy thoái 2), cụm từ mà nhiều người tin rằng kinh tế Mỹ sẽ bước vào nếu như Chính phủ Mỹ không hành động quyết liệt từ giữa năm 2008, thực chất chỉ là sự tưởng tượng (fiction) của phố Wall nhằm được cứu trợ.

Theo Baker, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) có thể đã giải quyết được tất cả các vấn đề nghiêm trọng xảy ra tại thời điểm đó, và nếu cho phép nhiều ngân hàng lớn của Mỹ sụp đổ, có thể những khoản cứu trợ (bailout) cho các thiệt hại tài chính đó đã có hữu ích đối với một số đối tượng khác.

Hai năm về trước, nhiều nhân vật cấp cao tại FED, Bộ Tài chính Mỹ và các ngân hàng phố Wall đã đưa ra lời cảnh báo rằng, kinh tế Mỹ và thế giới sắp kết thúc. Sự lo lắng này được thảo luận và lan truyền, cùng với sự trợ giúp tích cực từ các hãng truyền thông danh tiếng (như NPR, Washington Post, Wall Street Journal…).

Kết quả là các ngân hàng đã được “phê duyệt” khoản cứu trợ (TARP) trị giá 700 tỷ USD. Khoản tiền này, cùng với các khoản vay lớn và bảo lãnh tài chính khác từ FED và cơ quan chính phủ khác đã cho phép các ngân hàng sống sót khỏi khủng hoảng mà được cho là do chính họ tạo ra.

Với sự giúp đỡ nhiệt tình đó, các ngân hàng lớn ngày càng lớn hơn và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn trước. Các nhân vật nhiệt tình bao gồm cựu Bộ trưởng Tài chính Henry Paulson, Chủ tịch FED Ben Beranke và tân Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner.

Đây là một tuyên bố gây sốc của Baker (người của Đảng Tự do) được tờ Huffington Post của đảng Tự do đăng tải.

Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng, điểm đáng chú ý nhất trong tuyên bố của Baker chính là ông chưa một lần nói tới sự cứu trợ này đã xảy ra như thế nào trước kỳ bầu cử tổng thống Mỹ năm đó và cũng không đề cập tới ông Barack Obama, người không chỉ thổi phồng nguy cơ sụp đổ đó để giành được ghế tổng thống tại Nhà trắng, mà chỉ liên tục nhắc về nỗ lực xóa bỏ sự lo lắng “Đại suy thoái 2” của mình.

Theo Baker, vấn đề chính là nền kinh tế Mỹ sẽ sụp đổ nếu Quốc hội không cứu trợ khẩn cấp các ngân hàng. Họ đã chuẩn bị tất cả mọi thứ để giúp đỡ ngân hàng cần sự giúp đỡ. Chủ tịch FED có thể đã “dính líu” trong một sự bịa đặt lớn nhất khi ông nói với Quốc hội Mỹ là thị trường giao dịch giấy tờ có giá (commercial paper market) đã bị đóng cửa.

Độc giả cũng có thể nhận thấy rằng, Baker đã không cho họ biết là vài ngân hàng lớn như Wells Fargo đã không muốn nhận sự giúp đỡ của chính phủ và thực tế là bị buộc phải nhận cứu trợ. Tình trạng này tiếp diễn nhiều tháng sau khi các ngân hàng khác bị buộc phải chấp nhận cứu trợ cho dù họ có muốn hay không.

Thực tế, FED có đủ khả năng giữ nền kinh tế ổn định thông qua duy trì hệ thống thanh toán cho dù các ngân hàng có sụp đổ dây chuyền. Trong cuộc khủng hoảng tại Mỹ La tinh thập niên 80, FED đã có kế hoạch khẩn cấp để đối phó với tình trạng vỡ nợ dây chuyền khi đó.

Vào thời điểm Lehman sụp đổ, các thị trường tài chính đã bị căng thẳng khoảng 1 năm khi trước đó 6 tháng, đã có một ngân hàng lớn sụp đổ. Khi Lehman tuyên bố phá sản ngày 15/9/2008 và các thị trường tài chính nổ tung, các chiến dịch tranh cử của Obama bắt đầu vẽ ra một bức tranh kinh tế khủng khiếp những năm 1950.

Tất cả người Mỹ dường như sẽ mất việc làm mãi mãi và trong túi không tiền nếu như chính phủ không cứu các ngân hàng và các công ty môi giới chứng khoán đang đối mặt với sụp đổ, và quốc gia thì đối mặt với muôn vàn khó khăn. Bây giờ, khi thế giới không kết thúc như một số dự báo, đây chính là cơ hội để các đối thủ kết luận là Wall Street đã dựng chuyện để được cứu trợ.

Theo Baker, nỗi ám ảnh “Đại suy thoái 2” có lẽ là một câu chuyện được phát minh bởi các ngân hàng đã vận động để được cứu trợ. Nếu không được cứu trợ, rất nhiều ngân hàng lớn đã biến mất. Điều này sẽ làm mất tài sản của cổ đông, các nhà cấp tín dụng… Rõ ràng, nếu không cứu, phần còn lại của xã hội Mỹ sẽ được hưởng khoản này.

Thực tế rằng, không chỉ đảng Dân chủ và báo chí mà ứng cử viên McCain và phần lớn đảng viên đảng Cộng hòa cũng cảnh báo nguy cơ suy thoái lần 2. Tuy nhiên, báo chí và đảng Dân chủ hiểu rõ rằng, sự cảnh báo nguy cơ đó là không có lợi cho McCain và đảng Cộng hòa bởi vì Bush và đảng cầm quyền của ông bị cho là có lỗi.

Các nhà quan sát cũng đưa ra nhận xét rằng, liệu có yếu tố chính trị nào trong lời tuyên bố này không khi Baker là người của đảng Tự do cánh tả (đang không cầm quyền) lại viết một bài báo kinh tế trên chính ấn phẩm của đảng mình?

Được biết là trước vụ Lehman sụp đổ và sự hoảng loạn xảy ra, ứng cử viên John McCain và Sarah Palin thực tế đang dẫn (theo điều tra) trên cuộc đua vào Nhà trắng. Cuộc khủng hoảng đã diễn ra khi George W. Bush, đảng cầm quyền Cộng hòa và báo chí đã góp phần làm người Mỹ đang hoảng sợ tin rằng giải pháp chính là đảng Dân chủ và Obama.

Cuối cùng, với những gì đã và đang diễn ra, có thể phải mất nhiều năm để xác định được mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng vừa qua, và hành động nào là đúng hay chỉ là sự pha trộn giữa thổi phồng và thủ đoạn chính trị?

Theo ĐTCK

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc