Home » Danh nhân, Văn hóa » Vương An Sử dùng mẹo ứng phó với nạn đói

Năm 1047 triều Bắc Tống, mưa như trút nước ở 127 huyện miền Hoa Nam. Thời tiết khắc nghiệt, mùa màng thất bát. Thiên tai khiến giá gạo tăng cao, một đấu gạo đang từ 400 đồng mà lên đến 1.500 đồng. Dân chúng phải vật lộn với một trong những đại nạn dữ dội nhất để sống sót.

Vương An Sử.

Quan lại ở miền Hoa Nam ai ai cũng xin Triều đình tiếp tế lương thực. Mặt khác họ ra lệnh hạ giá gạo và lương thực xuống, đồng thời trừng phạt những ai tích trữ hàng hóa rồi sau đó đẩy giá lên cao.

Vương An Sử, một Tể tướng nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, lúc ấy mới 26 tuổi. Ông là Tri huyện tại huyện Kim, ngày nay là thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang. Vương Tri huyện đã liều lĩnh dùng một mẹo. Ông không những không hạ thấp giá gạo ngoài chợ, mà thay vào đó còn lệnh cho những người bán gạo cố định ở một giá rất cao là 3.000 đồng một đấu gạo.

Dân chúng khắp nơi trong huyện thầm rủa chính sách của Vương An Sử. Nhiều người phải húp cháo qua ngày. Nhưng những người bán gạo thì rất biết ơn chính sách này. Họ bắt đầu qua lại thân thiết với Vương An Sử và biếu ông rất nhiều tiền, quà. Vương An Sử nhận tất cả những món quà biếu xén này. Ông lệnh cho người dưới ghi vào sổ tất cả những thứ đồ đó và cất chúng vào kho. Thậm chí ông còn nhắc những thương gia mới đến hãy biếu quà bằng vàng và bạc.

Đến tháng Ba, lúc này tại những huyện bị thiên tai tàn phá ở Hoa Nam, gạo còn lại chẳng là bao. Giá chợ đen đã lên tới 5.000 đồng một đấu mà cũng chẳng còn gạo ngoài chợ để mua. Nhiều người phải rời bỏ quê hương, tha phương cầu thực. Ngược lại, ở những huyện do Vương An Sử cai quản, lương thực vẫn rất dồi dào. Dân chúng những nơi đó sống trong cảnh an định, vì những người buôn gạo đã đem bán rất nhiều gạo cho huyện Kim khi nghe nói rằng giá gạo ở đây rất cao. Bằng cách này, họ đã kiếm lời lớn.

Dân chúng ở huyện Kim đã phải dùng tiền tiết kiệm trong nhiều năm để mua gạo với giá cao hơn. Nhưng họ đã sống sót. Vương An Sử sau đó đã phân phát tiền và vàng mà ông nhận được từ những người buôn gạo cho những người không có tiền mua lương thực. Nhờ đó, dân chúng đã sống sót qua nạn đói.

Sau đó, lương thực được tích trữ ngày càng nhiều tại huyện Kim và vượt quá nhu cầu mua gạo. Những người buôn gạo không thể giữ gạo lại nữa và phải bán ra với giá thấp. Vì vậy giá cả dần dần trở về mức bình thường. So với những huyện khác, người ta gọi huyện Kim là một “thiên đường”.

(Theo Secret China)


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc