Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow, Tiêu Điểm » Cúi lạy Trung Quốc, Singapore dùng luật pháp để trấn áp tự do ngôn luận

Ông Chua Eng Chwee, 71 tuổi, đã đi đến một địa điểm du lịch hàng ngày trong 10 năm qua để nâng cao nhận thức về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. (Huang Siyuan/The Epoch Times)

Cuộc đàn áp đẫm máu nhắm vào môn tập luyện tinh thần Pháp Luân Công ở Trung Quốc được ghi chép lại đầy đủ, nhưng cuộc đàn áp của Singapore thì ít được biết đến hơn.

>> Luật pháp thất thường của Singapore được dùng để nhắm vào một người tập thiền

Nhiều lần trong 9 năm qua, Singapore đã nhắm vào các học viên Pháp Luân Công ôn hòa và bắt giữ họ theo các luật được sử dụng để bóp nghẹt tự do ngôn luận.

Hôm thứ 3, học viên Pháp Luân Công có tên là Chua Eng Chwee, 71 tuổi, đã bị phạt 6.000 đô-la Singapore (4.654 USD) và bị kết án 6 tuần tù giam bởi một tòa án sơ thẩm sau khi trước đó bị kết án 4 tội danh phá hoại và vi phạm Luật Trật tự Công cộng mới của Singapore.

Ông Chua đã bị bắt vì trưng bày một số áp phích tại Esplanade ở Singapore và vì không rời Esplanade ngay lập tức khi cảnh sát ra lệnh cho ông phải rời đi.

Theo các nhân chứng của vụ truy tố này, việc trưng bày các áp phích không làm tổn hại chút nào đến tài sản. Lúc đó ông Chua bị bắt theo Luật Trật tự Công cộng, một luật mới chỉ được ban hành có 3 ngày trước đó; ông Chua hoàn toàn không biết chút gì về luật mới này.

Bà Terri Marsh, giám đốc chấp hành của Quỹ Luật Nhân quyền có trụ sở tại Washington, nói “luật này rõ ràng là không công bằng, và nó đang được sử dụng hoặc áp dụng một cách tùy tiện, theo một cách cướp đi các quyền và tự do căn bản của con người.”

Ông đã bất ngờ bị bỏ tù sau khi từ chối trả 15.000 đô-la bảo lãnh do tòa án áp đặt tại một phiên xét xử để kết án sau khi quan tòa biết rằng đơn xin kháng án đã được trình.

Vẫn chưa rõ khi nào thì đơn xin kháng án, được trình hôm 19 tháng 11, sẽ được xét xử, hay khi nào thì ông Chua sẽ được thả.

Pháp Luân Công, một môn tập luyện để tự cải thiện bản thân có trọng tâm là các bài giảng về Chân, Thiện và Nhẫn, đã bị cấm ở Trung Quốc từ năm 1999, và kể từ đó chính sách của chính quyền là “nhổ tận gốc” môn tập này.

Một bản báo cáo năm 2010 của tổ chức Ân xá Quốc tế về Trung Quốc nói, “Chiến dịch của chính quyền nhằm vào Pháp Luân Công đã tăng cường, với việc bắt giữ trên diện rộng, các phiên xét xử bất công dẫn đến các bản án dài ngày, các trường hợp biến mất bị bắt buộc, và những cái chết trong khi bị giam giữ sau khi bị tra tấn và ngược đãi.”

Những học viên Pháp Luân Công có liên quan trong trường hợp của ông Chua nói rằng chính phủ Singapore đang cố gắng làm hài lòng chính quyền Trung Quốc bằng cách trừng phạt những học viên Pháp Luân Công mà nói với mọi người về cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Trong một tuyên bố được đọc trong phiên xét xử ông hồi đầu tháng này, ông Chua đã nhắc nhở tòa rằng “luật này không nên được sử dụng như một công cụ để hỗ trợ ảnh hưởng hoặc lợi ích chính trị.”

Các nhà chức trách có thể dùng Luật Trật tự Công cộng để bịt miệng việc trưng bày bất cứ thông điệp nào “liên quan đến động cơ” mà họ chọn. Một người vi phạm có thể nhận được lệnh rời đi bất cứ lúc nào và phải rời đi khỏi một khu vực trong 24 giờ. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã gọi luật này là hà khắc trong Báo cáo Toàn cầu 2010 của mình.

Luật Trật tự Công cộng được ban hành ngay trước Hội nghị Thượng đỉnh APEC ở Singapore hồi tháng 10 năm ngoái.

Ông Chua một trong những người đầu tiên ở nước này bị buộc tội theo luật mới đó, theo luật sư của ông Chua, Chia Ti Lik. Các học viên Pháp Luân Công là nhóm người bị nhắm vào nhiều nhất theo luật này, ông nói.

Ông Chua đã đi đến đường hầm Esplanade, một đoạn đường đi bộ mà các khách du lịch thường đi qua trên đường đến các tòa nhà văn hóa và văn minh ở gần đó, trong 10 năm qua.

Khi ông đi đến đó, ông ngồi thiền và trưng bày các tấm áp phích nêu bật các sự thật về cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Ông Chua đã không làm bất cứ điều gì khác với thường lệ hôm 14 tháng 10 khi ông bị bắt theo Luật Trật tự Công cộng.

Điều khác thường hôm đó là người lãnh đạo Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và một phái đoàn lớn của Trung Quốc đến thành phố này để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC.

Một học viên Pháp Luân Công khác, bà Ng Chye Huay, cũng đã bị bắt vào cùng thời gian đó với các cáo buộc “quấy rối” vì trưng bày một cách ôn hòa một biểu ngữ nói, “Hãy chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công” ở trước Đại sứ quán Trung Quốc.

Năm học viên Pháp Luân Công khác cũng bị cáo buộc tội “phá hoại” liên quan đến việc thực hiện một cách ôn hòa quyền tự do ngôn luận của mình cũng vào khoảng cùng thời gian đó.

“Dựa trên các sự việc trước kia, có thể là một số người nào đó trong một tổ chức ở Singapore có vẻ như muốn làm hài lòng Đảng Cộng sản Trung Quốc liên quan đến việc đàn áp Pháp Luân Công,” ông Chia nói trong một cuộc phỏng vấn với Thời báo Đại Kỷ nguyên (The Epoch Times).

Andrea Hayley

(Theo The Epoch Times)

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc