Home » Chia sẻ, Cuộc sống số » Virus máy tính tấn công thiết bị y tế
Tiến sĩ Mark Gasson, trường Đại học Reading (Anh) là người đầu tiên phát hiện ra virus máy tính nhiễm vào những con chip y tế, phá hoại sức khoẻ của các bệnh nhân điều trị bằng những phương phá sinh điện tử hiện đại.

Người ta đã tìm thấy virus máy tính nhiễm vào các con chip trong thiết bị điện tử y tế. Ảnh minh họa.

Tiến sĩ Gasson đã cấy vào dưới da cánh tay mình một con chip (loại linh kiện đã từng được cấy ghép cho các con vật hoang dã để nghiên cứu, bảo vệ chúng hoặc dùng để quản lý các vật nuôi cũng như dùng trong các hệ thống bảo mật) . Sau đó, nhà nghiên cứu đã cho con chip này nhiễm virus để thử xem nó ảnh hưởng như thế nào đến các thiết bị sinh điện tử dùng để cấy ghép cho các bệnh nhân. Kết quả đầu tiên là con chip “sống” này cho phép ông thông qua hệ thống bảo mật đã khởi động được chiếc điện thoại di động.

Nhưng nhà nghiên cứu lưu ý rằng nếu sau khi đã bị nhiễm virus, con chip được cấy vào chiếc máy tính, mà phần mềm của nó có khả năng tương tác và “mở” được các thiết bị khác tương tự thì nó sẽ phá huỷ hoạt động của những thiết bị này. Virus của Gasson chỉ là một vài dòng văn bản và chẳng gây ra thiệt hại gì nghiêm trọng song làm tổn thương hệ thống bảo vệ điện tử và rối loạn các thiết bị cấy ghép lên cơ thể bệnh nhân.

Nhà khoa học nhấn mạnh rằng những con chip cấy dưới da có thể kết nối với mạng, và chính người đó trở thành kẻ mang virus phá hoại bất cứ chương trình nào. Bởi vậy, nghiên cứu này có tính cảnh bảo quan trọng đối với y học hiện đại vì hướng điều trị bệnh bằng thiết bị điện tử đang phát triển mạnh.

Lúc này con người đã trở thành trở thành kẻ lan truyền những mã vô cùng nguy hiểm gây lây nhiễm virus làm rối loạn hoạt động của các chip y tế cấy vào cơ thể người bệnh (ví dụ các ốc tai điện tử mang lại thính giác cho người điếc, chip điều chỉnh nhịp tim cho những người đau tim và nhiều thiết bị thử nghiệm khác chưa công bố và bán rộng rãi…).

Theo Tiến sĩ Gasson trước mắt những con virus máy tính có thể rất nguy hiểm cho các bệnh nhân phải dùng máy kích thích tim (cardiostimulator), cho nên ngay từ bây giờ phải tính đến chuyện tương tự khi chúng chưa xảy ra.

Vấn đề an toàn cho các thiết bị cấy ghép phải được lưu ý đặc biệt và phải có mật khẩu riêng cho từng thiết bị.. Khi thiết bị hoặc con chip nơi bệnh nhân đã vì virus mà bị loạn nhịp, cấn phải biết mật khẩu để kịp thời cấp cứu (khử virus) nên cần thiết phải xăm ngay trên da họ.

Gasson cho rằng các thí nghiệm do ông tiến hành mới chỉ chứng minh được về mặt nguyên lý. Trong tương lai khi các thiết bị sinh điện tử phức tạp hơn phải hình dung ra được các kịch bản phá hoại của virus gây ra. Ông nói: “Những cải tiến công nghệ luôn có mặt trái của chúng là đi kèm với những nguy cơ mới. Sự phát triển của ĐTDĐ mang lại rất nhiều tiện ích cho cuộc sống nhưng cũng khiến chúng ta phải đối mặt với những hiểm họa của vấn đề an toàn và nhiễm virus đối với các thiết bị sinh điện tử điều trị bệnh”.

Bình luận về công bố này, giáo sư Rafael Capurro chuyên gia về đạo đức sinh học Đức nói: “Việc dùng các thiết bị vi sinh học cấy và đeo trên người sẽ rất phát triển. Ví dụ ở trường hợp bạn rơi vào hôn mê phải đi cấp cứu, chiếc vòng đeo tay hay một con chip cấy trên cơ thể bạn có thể kể lại với bác sĩ mọi dữ liệu về sức khoẻ của bạn, giúp vào việc điều trị kịp thời. Thế nhưng mặt khác nó cũng có thể bị trở thành kẻ địch phá hoại từ bên trong cơ thể bạn, do một sự vô tình của ai đó khiến nó bị nhiễm virus máy tính”.

Theo maivoo


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc