Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » “Bí mật” trong hệ thống đường sắt cao tốc xuyên ASEAN

Nhân sự kiện Trung Quốc xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc nối các tỉnh của nước này với khu vực ASEAN, tạp chí Economist đã đăng bài bình luận về tham vọng thực sự của “Gấu trúc”.

Với tốc độ phát triển kinh tế ngày càng nhanh, Trung Quốc rất mong muốn đẩy mạnh hệ thống đường sắt nối liền giữa các tỉnh của nước này với khu vực ASEAN. Lâu nay, quá trình vận chuyển hàng hóa giữa các nước ASEAN và Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào tàu thuyền. Song với dự án đường sắt xuyên ASEAN, Bắc Kinh đang hy vọng vào nhiều điều lớn lao.

Đường săt

Ảnh minh họa (IE)

Theo Economist, tham vọng của Trung Quốc không dừng lại ở biên giới nước này, mà họ còn muốn kéo dài tuyến đường sắt đi qua các nước Đông Nam Á. Ngay từ thập niên 90, Trung Quốc đã mơ đến một tuyến đường xe lửa nối liền Singapore với Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam. Mạng lưới tàu hỏa trong khu vực lâu nay vốn cũ kỹ, chắp vá và thiếu đầu tư, hầu hết hàng hóa luân chuyển được chuyên chở bằng tàu hàng hay tàu thủy và tiêu tốn khá nhiều xăng dầu. Chính vì vậy, một tuyến đường sắt xuyên suốt có thể là giải pháp hữu dụng.

Không chỉ dừng lại ở mặt thúc đẩy hợp tác kinh tế, địa chính trị chính là mục tiêu lớn mà Bắc Kinh muốn hướng đến ở ASEAN, khu vực có nhiều nước là đồng minh của Mỹ. Lâu nay, giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có những chuyến tàu vận chuyển hàng qua lại và với sự mở rộng hệ thống đường sắt ra cả khu ASEAN, Trung Quốc muốn lôi kéo các nước láng giềng vào vòng ảnh hưởng kinh tế của mình.

Tuyến tàu hỏa mới sẽ mở ra một con đường vòng phía Đông đến Đông Nam Á, đi qua Campuchia và Thái Lan. Cả hai nước đều thuộc Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, một nhóm nước được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hỗ trợ, trong đó có Việt Nam, Trung Quốc, Lào và Myanmar.

Theo ADB, cần 1,1 tỷ USD để xây dựng các tuyến còn thiếu dọc theo con đường này, giúp kết nối các nước trong khu vực lại với nhau với chi phí rẻ nhất. Thêm vào đó là khoảng 7 tỷ USD để nâng cấp các tuyến hiện có và các đầu máy.

Vào năm 2014, khi được đưa vào hoạt động, con đường này sẽ vận chuyển khoảng 7 triệu tấn hàng hóa từ các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng, và khối lượng này sẽ tăng lên 26 triệu tấn vào năm 2025. Các nước thuộc Tiểu vùng sông Mekong đã ủng hộ kế hoạch trên. Nhờ vậy, Bắc Kinh sẽ có được lợi ích to lớn khi tuyến đường sắt tốc hành xuyên Đông Nam Á được hình thành.

Theo Trà My(tổng hợp)

bee

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc