Home » Thế giới » Khủng hoảng ở biên giới Libya-Tunisia
Trước làn sóng người tị nạn nước ngoài đang ồ ạt đổ về biên giới Libya-Tunisa, Liên Hợp Quốc đã lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng góp sức chia sẻ trách nhiệm sơ tán hàng chục ngàn người đang kẹt lại nơi đây.

[title]

Cuộc bạo động ở Libya đã khiến cho hàng chục ngàn lao động nước ngoài phải tháo chạy đến khu vực biên giới Libya-Tunisia. (ABC)


Khủng hoảng nơi biên giới

Làn sóng các lao động nước ngoài đang náo loạn tìm cách tháo chạy khỏi Libya và hướng đến biên giới giữa Libya và Tunisia đã gây nên một cuộc khủng hoảng lớn cho khu vực này.

Các quan chức Tunisian cho biết trong tuần qua ít nhất 80.000 người tị nạn đã đổ về biên giới Tunisia.

Ông Hovig Etyemezian thuộc tổ chức Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người Tị nạn (UNHCR) cho biết mặc dù chưa có những thông tin chính xác về số lượng người nước ngoài đang trên đường đến biên giới Tunisia nhưng chắc chắn nó sẽ còn tiếp tục tăng cao.

Các nhân viên canh giữ cửa khẩu đã buộc phải bắn chỉ thiên nhằm ngăn chặn làn sóng người tị nạn đang tìm cách vượt qua biên giới để sang Tunisia nhưng cuối cùng, họ đành phải nhân nhượng và mở cổng để cho một nhóm nhỏ chạy qua. Những người khác thì tìm cách ném túi xách của họ sang phía bên kia cánh cổng và cố gắng để trèo qua. Điều này khiến cho các nhân viên cửa khẩu phải sử dụng tới dùi cui cũng như tiếp tục bắn chỉ thiên sau đó để cảnh cáo.

Một phóng viên đã tận mắt chứng kiến ít nhất ba người bị ngất xỉu vì chen lấn, xô đẩy và được các nhân viên y tế của tổ chức Trăng Lưỡi liềm Đỏ khiêng ra khỏi đám đông.

Trước tình hình khủng hoảng ở biên giới vẫn đang tiếp diễn, ông Hovig Etyemezian nhận định: “Giải pháp duy nhất trong tình thế hiện nay là huy động thêm nhiều tàu, thuyền cũng như máy bay quân sự để sơ tán người tị nạn”.

Trong bài phát biểu mới đây nhất trên kênh truyền hình quốc gia tại thủ đô Tripoli, Đại tá Muammar Gaddafi đã thề sẽ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng đồng thời lên tiếng cảnh báo rằng hàng hàng người sẽ thiệt mạng nếu phương Tây can thiệp vào nội bộ Libya.

Tuy nhiên, các lực lượng đối lập tại Libya cho biết họ đã đánh bại các cuộc tấn công của quân đội chính phủ nhằm nắm quyền kiểm soát thành phố Brega, cách Benghazi 200 km về phía Nam.

Tại Benghazi, hàng trăm người nổi dậy cũng đã cầm chắc tay súng và tiến về phía Nam để tham gia vào cuộc chiến.

Cộng đồng thế giới vào cuộc

Tổng thư kí Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon hiện đang chịu nhiều sức ép từ các quốc gia Châu Á lên tiếng yêu cầu Liên Hợp Quốc phải có biện pháp giúp đỡ công dân nước họ trong cuộc bạo loạn.

Theo các con số ước tính, hiện còn khoảng 25 ngàn người Thái Lan, hơn 50 ngàn người Bangladesh, 18 ngàn người Ấn Độ và hàng ngàn người từ Trung Quốc, Nepal, Việt Nam vẫn đang bị kẹt lại Libya.

Vào ngày 2/3 vừa qua, ông Ban Ki-moon đã lên tiếng kêu gọi cần thực thi các biện pháp khẩn cấp để giải quyết tình trạng hiện nay đồng thời ông cho hay Liên Hợp Quốc đã loại Libya ra khỏi Hội đồng Nhân quyền của tổ chức này.

Ông cho biết trong những ngày tới, Liên Hợp Quốc sẽ triển khai các biện pháp nhằm giúp đỡ người tị nạn ở những khu vực phía Đông và Tây của Libya.

UNHCR cũng đã yêu cầu các quốc gia phương Tây cùng phối hợp hành động để giải quyết cuộc khủng hoảng đang ngày trầm trọng ở biên giới Libya-Tunisia. Hiện UNHCR có khoảng 1500 căn lều ở khu vực này với mục đích ban đầu nhằm cung cấp nơi nương náu cho 15.000 người tị nạn. Tuy nhiên, các lều này đã trở nên quá tải vì mỗi ngày có thêm tới 15.000 người ồ ạt đổ tới khu vực biên giới.

Do đó, hàng ngàn người buộc phải qua đêm trong cảnh ‘màn trời chiếu đất’ và thời tiết lạnh giá để chờ đợi được di tản. Bên cạnh đó, theo ông Hovig Etyemezian, nước và các thiết bị vệ sinh cá nhân cho họ đang là một vấn đề hết sức nan giải hiện nay.

Theo thông tin mới nhất, một máy bay của Pháp và Anh hiện đang trên đường đi đến Tunisian để trợ giúp.

Người dân Philippines bị bỏ rơi

Ông Jan Montaona, điều phối viên khu vực Trung Đông của tổ chức Migrante có trụ sở tại Ả Rập Xê-út lên tiếng xác nhận hiện có khoảng 26 ngàn người Philipines ở Libya thay vì con số 13 ngàn người như chính phủ nước này đưa ra. Tuy nhiên, tất cả đã bị chính phủ Philippines bỏ rơi.

“Mặc dù đã lên tiếng hứa hẹn sẽ giúp đỡ để đưa công dân nước mình trở về nước an toàn nhưng chính quyền Philippines rất vô trách nhiệm trong vấn đề này”, ông Jan Montaona nói trong sự bức xúc.

Anh Deo Espinola, một trong số 600 lao động xuất khẩu của công ty Daewoo, Hàn Quốc, là người rất may mắn vì được công ty tổ chức di tản khỏi Mesivta – khu vực giáp ranh giữa Benghazi – Tripoli, và quá cảnh tại Hy Lạp rồi sau đó bay về thủ đô Manila, Philippines.

Trong hợp đồng lao động giữa người lao động Philippines và các công ty đa quốc gia hoạt động ở đất nước này đều có điều khoản quy định chủ lao động phải có trách nhiệm sơ tán người lao động trong trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay phần lớn các công ty đều ‘lờ’ đi điều khoản này.

Deo Espinola đã khẩn khoản lên tiếng kêu gọi chính phủ Philipines ra tay giúp đỡ 400 công dân nước này mà anh biết hiện đang trong tình trạng bơ vơ nơi đất khách để họ có thể mau chóng rời khỏi Libya.

Theo bayvut

Chuyên đề: , ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc