Home » Thế giới » Trung Quốc rải tiền để gom nhân tài

Khi nguồn kinh phí công cho khoa học và công nghệ co lại, nó không thể giúp cho những người muốn trở thành nhà khoa học ở Mỹ có thể thực sự trở thành nhà khoa học. Vì vậy, khi một người bạn của tôi, người vừa nhận được bằng tiến sĩ sinh học phân tử, yêu cầu tôi cho cô ấy một vài lời khuyên nghề nghiệp, câu trả lời thật dễ dàng. “Tới Trung Quốc!”, tôi trả lời.

Shi Yigong đã thôi làm việc ở ĐH Princeton (Mỹ) và trở thành Trưởng khoa Khoa học cuộc sống tại trường ĐH Thanh Hoa ở Bắc Kinh.


Kinh phí cho khoa học ở Mỹ “rớt thảm”

Hai mươi năm trước, hầu hết những người tốt nghiệp tiến sĩ ngành khoa học phân tử tại Hoa Kỳ đã bắt đầu sự nghiệp bằng cách khởi động các phòng thí nghiệm riêng của họ tại các trường đại học trên cả nước. Những phòng thí nghiệm này đảm nhiệm vai trò đổi mới và giữ cho Hoa Kỳ tính cạnh tranh trên toàn cầu.

Tuy nhiên, ngày nay, chỉ một số ít các bạn bè của tôi sẽ vận hành phòng thí nghiệm riêng của họ, mặc dù rất nhiều người muốn thế. Một số chọn đi vào các ngành công nghiệp, hoặc làm tư vấn, hoặc theo ngành luật. Những người khác rời bỏ khoa học hoàn toàn.

Việc đi nước ngoài rất phổ biến trong giới khoa học Mỹ. Trước kia, thông thường, các nhà khoa học đến Châu Âu bởi chuyên môn và nguồn kinh phí tốt hơn. Sau đó, thời kỳ chiến tranh lạnh đến, nó thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách của Mỹ phải hành động, và đưa đến những kết quả tuyệt vời. Tiền đầu tư của chính phủ vào khoa học và công nghệ đã cách mạng hóa mọi thứ, từ thuốc men cho đến bộ vi xử lý.

Theo Alan Leshner, giám đốc điều hành của Hiệp hội vì sự tiến bộ của khoa học Mỹ, hơn 50% tăng trưởng kinh tế Mỹ kể từ Thế chiến II đã đến từ khoa học và công nghệ. Nhưng ngày nay, nhiều nhà khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học trẻ, đang phải đối mặt với một tình hình ngân sách tài trợ thê thảm.

Tiến sĩ Francis Collins, Giám đốc Viện Y tế quốc gia, nói với các thượng nghị sĩ trong tháng này rằng cứ với mỗi 6 đơn xin ngân sách tài trợ lớn của cơ quan này thì “5 phải đi ăn xin.” Việc kinh phí nghiên cứu rót xuống quá chặt chẽ buộc lực lượng các nhà khoa học Mỹ phải tìm kiếm công ăn việc làm ở các nước khác? Nếu vậy, họ sẽ không hề thiếu những lời mời.

Các nhà khoa học Mỹ chạy đi đâu?

Cảnh quan khoa học toàn cầu hiện nay hoàn toàn khác so với những gì xảy ra khi tôi bắt đầu đi học sau đại học 10 năm trước đây. Cơ hội cho khoa học tiên tiến đang nảy nở ở nhiều nước. Trung Quốc nổi bật nhất, nhưng đồng thời cũng có rất nhiều nước khác. Ấn Độ, Brazil và Singapore đã xây dựng các viện nghiên cứu đẳng cấp thế giới. Ả Rập Saudi rất xông xáo trong việc tuyển dụng các nhà nghiên cứu mới cho Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Vua Abdullah của mình.

Với một khoản tiền gây sửng sốt là 10 tỷ USD – lớn hơn điều mà MIT có thể làm, các nhà khoa học Mỹ không còn phải chịu đựng mùa đông bất tận của Boston. Không chịu thua kém, Abu Dhabi đã mở Viện Khoa học và Công nghệ Masdar trong năm 2009. Những lực lượng mới nổi luôn khao khát các nhà khoa học giỏi. Vì vậy, họ đang cố gắng để câu trộm chúng ta.

Tôi đã dành gần hai năm làm nghiên cứu sinh học phân tử tại Trung Quốc. Tôi đã làm việc tại Phòng thí nghiệm Quốc gia về Kỹ thuật sinh vật nông nghiệp tại Đại học Bắc Kinh ở Bắc Kinh. Người Trung Quốc đang rất nghiêm túc với khoa học. Các khoản chi tiêu của chính phủ cho nghiên cứu và phát triển khoa học đã tăng 20% mỗi năm trong thập kỷ qua.

Ngay cả trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008 – 2009, Trung Quốc vẫn tiếp tục đặt cược lớn cho khoa học và công nghệ. Trung Quốc hiện nay đang dành 100 tỷ USD hàng năm về nghiên cứu và phát triển. Hiệp hội Hoàng gia, Học viện Khoa học Quốc gia của Anh, ước tính tới năm 2013, các nhà khoa học Trung Quốc sẽ là tác giả của nhiều bài viết trong các tạp chí khoa học quốc tế hơn so với các nhà khoa học Mỹ.

Các phòng thí nghiệm của Trung Quốc đang là những nơi thu hút các nhà khoa học Trung Quốc được đào tạo ở phương Đông và phương Tây. Môi trường làm việc cần cù và sáng tạo sẽ tạo ra những bước đột phá lớn. Các trường ĐH Trung Quốc rất tích cực tuyển dụng các nhà khoa học nước ngoài.

Nguồn kinh phí ban đầu có thể rất rộng rãi và trong một số trường hợp có thể so sánh với những gì một giảng viên trẻ nhận được ở đất nước này. Trong tương lai, Trung Quốc có thể là một lựa chọn tốt hơn cho các nhà khoa học Mỹ tuyệt vọng tìm nguồn tài trợ cho nghiên cứu của họ.

Điều đó có ý nghĩa như thế nào với Hoa Kỳ, nếu chúng ta mất đi một số tài năng khoa học? Sự lỏng lẻo không khôn khéo của Mỹ có thể là chất xúc tác còn thiếu đối với một nước như Trung Quốc để đi tắt đón đầu công nghệ Mỹ trong khoa học không gian hoặc trong việc phát triển các loại vũ khí mới.

Thành công về kinh tế và an ninh của chúng ta phụ thuộc vào các tài năng nước ngoài như Albert Einstein, Edward Teller (người phát triển bom hydro), và Werner von Braun (người dẫn đầu sự phát triển của tên lửa Saturn V tăng cường đã giúp Hoa Kỳ giành chiến thắng trong cuộc đua tới mặt trăng). Liệu chúng ta còn có thể cạnh tranh nếu họ đã quyết định làm việc ở Nga hay Trung Quốc, thay vì làm việc cho nước Mỹ?

Các nhà khoa học tài năng ở nước này thường rơi thông qua các vết nứt, vì họ không thể nhận được tài trợ. Các cơ quan ngập lụt trong đơn xin tài trợ và thường phải từ chối đến khoảng 90% các đề nghị mà họ nhận được. Thật không may, tình hình có thể trở nên xấu hơn khi việc cắt giảm ngân sách hạn chế các nguồn lực sẵn có để nghiên cứu. Vì vậy, tôi đã bắt đầu khuyến khích bạn bè của tôi suy nghĩ một cách sáng tạo hơn về nghề nghiệp của họ. “Tới Trung Quốc!”, tôi nói với họ. Hoặc Singapore hoặc Brazil hoặc Trung Đông. Nếu Hoa Kỳ không thể tài trợ cho tài năng khoa học của mình, hãy tìm thấy một quốc gia đó có thể.

(Bài viết của Matthew Stremlau, tốt nghiệp trường Haverford và đại học Harvard, là một thành viên sau tiến sĩ tại Viện Broad – liên kết với Đại học Harvard và MIT.)

  • Thu Vân(Theo Washingtonpost)
  • vietnamnet
Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc