Home » Thế giới » Chiến dịch trừng phạt các nhà khoa học tham nhũng ở TQ
Các nhà khoa học thường thể hiện một hình ảnh cẩn thận, miệt mài, và luôn tập trung nghiên cứu. Nhưng ở Trung Quốc, một số trong đó lại bận tâm với nhiều vấn đề khác, như: lấy hàng triệu đô từ những người nộp thuế, đưa ra số liệu chi phí nghiên cứu giả, hay sử dụng tài khoản chi phí chính thức từ dự án cho các thành viên trong gia đình.
Một nhà nghiên cứu đang làm việc tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Vũ Hán về Quang điện tại trung tâm tỉnh Hồ Bắc , ngày  9 tháng Sáu 2011. Một thực trạng phổ biến ở Trung Quốc là nạn tham nhũng đối với tài trợ nghiên cứu khoa học, dẫn đến một loạt các vụ bắt giữ gần đây (STR/AFP/Getty Images)

Một nhà nghiên cứu đang làm việc tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Vũ Hán về Quang điện tại trung tâm tỉnh Hồ Bắc , ngày 9 tháng Sáu 2011. Một thực trạng phổ biến ở Trung Quốc là nạn tham nhũng đối với tài trợ nghiên cứu khoa học, dẫn đến một loạt các vụ bắt giữ gần đây (STR/AFP/Getty Images)

Rất nhiều những cán bộ khoa học hàng đầu trong bộ máy nghiên cứu chính thức và bán chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bị phạt do những hành vi vi phạm gần đây. Đã có ít nhất 50 cán bộ khoa học và kỹ thuật ở tỉnh Quảng Đông bị sa thải, chi tiết những vi phạm của họ hiện đang lan tràn trên báo chí. 

Các Trường Hợp Vi Phạm

Một ví dụ là trường hợp của Vương Khắc Vĩ (Wang Kewei), phó giám đốc Trung tâm Mạng Khoa học và Công nghệ Châu Á Thái Bình Dương có trụ sở tại Singapore. Hiện Wang đang bị điều tra vì “vi phạm luật pháp nghiêm trọng” – theo Ủy ban Trung ương về Kiểm tra Kỷ luật, một cơ quan chống tham nhũng của Đảng.

Lý Tánh Hoa (Li Xinghua), giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Đông, cũng bị điều tra hồi tháng Bảy năm ngoái và đã bị trục xuất khỏi ĐCS từ tháng Giêng. 

Chi tiết của hoạt động phi pháp này chưa được công bố, nhưng những báo cáo từ Trung Quốc cho biết nó có khả năng liên quan đến tham ô quỹ tài trợ nghiên cứu – một thực tế phổ biến tại Trung Quốc ngày nay.

Thêm vào đó còn là việc hối lộ:Trương Thạch ( Zhang Shi), giám đốc một bộ phận nghiên cứu ở tỉnh Quảng Đông đã bị phạt do nhận hối lộ 680.000 Nhân Dân Tệ (khoảng hơn 2.3 tỷ VNĐ) từ hai giáo sư và năm doanh nghiệp. Đổi lại, Zhang cấp tài trợ cho nghiên cứu của họ.

Quan Hệ Đi Đầu

Nạn tham nhũng thường diễn ra như sau: Cán bộ nhận tài trợ, sau đó họ đơn giản là sử dụng số tiền đó cho các mục đích cá nhân (cho các thành viên trong gia đình); một cách khác, họ có thể tạo ra các hóa đơn giả, rồi được Chính phủ bồi hoàn cho các chi tiêu phi dự án; hoặc họ cũng có thể mua các thiết bị khoa học đắt tiền, trả giá cao hơn thực tế, và rồi nhận một khoản giảm giá từ công ty bán thiết bị đó. Các cán bộ khoa học này bỏ túi khoản tiền giảm giá đó. 

Các báo cáo kiểm toán hàng năm cho thấy đang lan tràn loại tham nhũng này, theo Tân Hoa Xã cho biết. 

“Có mối quan hệ tốt với các quan chức và những chuyên gia được họ nâng đỡ là quan trọng hơn nhiều so với việc làm tốt nghiên cứu”, hai nhà khoa học là Rao Yi và Shi Yigong đã viết như vậy trong một bài báo trên tạp chí “Khoa học” ở Trung Quốc năm 2010. Giới truyền thông Trung Quốc gọi đó là một “bí mật mở”.

Thực tế, chỉ có 40% số tiền tài trợ cho nghiên cứu khoa học là thực sự được sử dụng cho nghiên cứu, theo Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Trung Quốc (CAST). Phần còn lại là dành cho các “chi phí” phi dự án, mà một số trong đó là nguồn chi không minh bạch. 

Thiếu sự giám sát, thiếu sự minh bạch, và tính chính trị của hoạt động tài trợ khoa học – tất cả đều là một phần nguyên nhân gây ra vấn đề này. 

Đầu Vào Cao, Đầu Ra Thấp

Trung Quốc đã tăng cường tài trợ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển từ 12-20% hàng năm trong suốt 20 năm qua, theo Dự báo Tài trợ R&D Toàn cầu được công bố bởi Battelle, một tổ chức nghiên cứu. Trung Quốc đã tiêu tốn 258 tỷ Mỹ kim năm ngoái cho hoạt động này, đứng thứ hai chỉ sau Hoa Kỳ.

Nhưng kết quả mà Trung Quốc nhận được từ khoản đầu tư này chỉ là một nỗi thất vọng lớn, theo lời các nhà khoa học.

Ví dụ, một giáo sư tại trường Khoa học Đời sống thuộc ĐH Tôn Dật Tiên, ông Yang Zhongyi, nói: “Đôi khi một thiết bị có chi phí vài triệu NDT lại bị bỏ mặc không dùng đến trong hàng năm trời cho đến lúc nó gần như hỏng hẳn. Sau đó, trường đại học chỉ đơn giản là mang cho các công ty, họ gọi đó là “hợp tác với các doanh nghiệp”.

Trong những trường hợp khác, Yang nói, tất cả các khoản tài trợ cho nghiên cứu chỉ có ít giá trị lý thuyết hay giá trị thực tiễn.

Lu Chen

Theo vietdaikynguyen


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc